7. Bố cục luận văn
3.2.1. Kinh nghiệm chọn con dâu, con rể
Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy có 233 câu trong tổng số 1397 câu tục ngữ mang tính hàm nghĩa, chiếm tỉ lệ 16.6%, bàn về kinh nghiệm chọn con dâu, con rể của ngƣời Tày.
Tìm hiểu kinh nghiệm của ngƣời Tày về việc chọn con dâu, con rể (chủ yếu là con dâu) qua tục ngữ, có thể thấy đƣợc một nét văn hoá mang đậm bản sắc tộc ngƣời Tày.
Theo thông lệ xƣa thì thanh niên, nam nữ Tày - Nùng vẫn đƣợc tự do tìm hiểu và thổ lộ tình cảm với nhau, nhƣng hôn nhân do cha mẹ sắp đặt và đây vẫn là hình thức hôn nhân chủ đạo. Ngƣời Tày gọi kiểu kết hôn này là: "Tặt tẩƣ nẳng tỉ" (Đặt đâu ngồi đó), hay "Lủc nhình lẻ khai, lủc chài lẻ rự" (Con gái thì bán,
con trai thì mua). Vì thế, các bậc cha mẹ ngƣời Tày - Nùng thƣờng tìm vợ, tìm
chồng cho con cái, những tiêu chí để chọn con dâu, con rể của họ cũng rất cụ thể.
Nòi giống là tiêu chí đƣợc cha mẹ Tày đƣa lên hàng đầu: - Chiêm khẩu chiêm vàng, chiêm nàng chiêm mẻ
(Xem lúa xem rạ, xem dâu xem mẹ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67
(Xem con xem mẹ đẻ, mua trâu tìm trâu mẹ)
Với ngƣời Tày, tìm con dâu nhƣng không nhìn cô dâu mà nhìn ngƣời mẹ của cô dâu, nếu ngƣời mẹ đó có sức khoẻ tốt, hiền lành thì cô gái đó mới mạnh khoẻ, có thể sinh đẻ nhiều con cái và biết làm ruộng, ví nhƣ việc tìm mua trâu, phải xem trâu mẹ mới mua trâu con.
Ngƣời Tày xƣa thƣờng cƣ trú rải rác, mỗi bản chỉ có 15 đến 20 nóc nhà, tên bản, tên làng đặt theo tên của núi đồi, sông suối. Thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, ốm đau chỉ tìm thuốc có trên núi rừng, hoặc mời thầy cũng đến cúng, tế....cho nên cuộc sống của con ngƣời không đƣợc bảo đảm nhất là việc sinh đẻ của ngƣời phụ nữ. Vì vậy, trong quan niệm của ngƣời Tày, tiêu chí về sức khoẻ và nòi giống là rất quan trọng. Nhƣng có thể thấy, ngoài yếu tố là khoa học về gen di truyền thì yếu tố giáo dục là quan trọng, nhân cách của ngƣời mẹ là hình ảnh phản chiếu rõ ràng trong việc giáo dục con cái. Tục ngữ Việt cũng nhận thức: "Con hư tại mẹ"; "Mẹ nào con nấy". Giá trị phía sau những câu tục ngữ này là bài học kinh nghiệm của các bậc cha mẹ đối với việc giáo dục con cái. Bên cạnh yếu tố về nòi giống, thì sự cần cù, chịu khó trong lao động, sản xuất là tiêu chí cần thiết, tục ngữ Tày có nhiều câu đề cập đến yếu tố này:
- Đăm nà kho éc vài, sống hẩƣ đai bố rẳp
(Cấy lúa (như) ách vai trâu, cho không chẳng rước)
- Đăm nà nặn bặng pƣn, tỏi thâng slam pác ngần gụng rẳp
(Cấy lúa thẳng như mũi tên, đòi ba trăm lạng bạc cũng đón)
Ngƣời nông dân miền núi, công việc chủ yếu là làm ruộng, rẫy, việc cấy lúa thẳng hàng là biểu hiện của đức tính chăm chỉ, cái nết cần cù, yêu lao động. Đó là chuẩn mực cần thiết để làm nên giá trị của con ngƣời.
Tƣơng tự, tục ngữ Tày cũng có câu:
- Giá au khƣơi nòn soai vậu lản, giá au lùa oóc tổng ngòi bân
(Chớ lấy rể ngủ trưa người dị nghị, chớ lấy dâu làm đồng (hay) ngắm trời)
Cha mẹ Tày cũng thƣờng dạy con rằng:
- Báo dạnxa mìa rạng, sao dạn khó hất lùa
(Trai lười tìm vợ thừa, con gái biếng khó làm dâu) - Saodạn công là lƣa, pya bố cƣa lẻ nẩu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68
(Gái lười thì ế chồng, cá không muối thì ươn)
Khi tìm con dâu, các bà mẹ thƣờng tìm ở các phiên chợ, ngày hội, hay qua lời giới thiệu của ngƣời quen, nhƣng tháng chạp là thời gian đặc biệt nhất, để họ tìm con dâu, tục ngữ Tày có câu:
- Chiêm sao chiêm bƣơn lảp, chiêm báo chiêm gảp phƣa
(Tìm dâu tìm tháng chạp, chọn rể xem đường bừa)
Tại sao chọn con dâu lại chọn xem vào tháng chạp mà không phải là tháng khác trong năm? Bởi vì, tháng chạp ở miền núi rất lạnh, khi ra chợ các cô gái Tày thƣờng mặc nhiều áo, ngƣời Tày cho rằng, cô gái mặc nhiều áo mới, áo đẹp, áo lành lặn là ngƣời chăm chỉ thêu dệt, có nghĩa là sẽ biết lo toan, vun vén cho gia đình, có đƣợc cô gái đó về làm dâu thì cửa nhà mới êm ấm.
Ngƣời Tày cũng có quan niệm giống với ngƣời Việt: "Nhìn mặt bắt hình dong", hay "Lời nói ngọt lọt đến xương", nên dáng vẻ bên ngoài và giọng nói cũng là tiêu chí họ quan tâm, tục ngữ Tày có câu:
- Chiêm nàng tỉnh gẳm vả, ngòi mạ mủng moóc mƣơi
(Chọn dâu nghe lời nói, xem thời tiết thì nhìn móc sương)
- Vìn bố au mạy tảng, mìa bố au toọng pảng thua bông
(Củi không lấy cây tảng, vợ không lấy đầu bù tóc rối)
Về giọng nói, ngƣời Tày tin rằng với giọng nói nhẹ nhàng, lời nói lễ phép, cởi mở, dịu dàng, đó là cô gái nết na, có đạo đức, có giáo dục.
Về dáng vẻ, thƣờng ngƣời Tày thích những cô gái "Cao nả kha mẳng" (Bắp đùi
to, bắp chân mập). Đây là cách đánh giá vẻ đẹp về hình thức rất riêng của ngƣời
Tày, to khoẻ song phải gọn gàng sạch sẽ. Ngƣời "Toọng pảng thua bông" (Đầu
bù tóc rối) là ngƣời lƣời nhác, luộm thuộm, không biết vun vén cửa nhà, không
biết chăm sóc con cái.
Nhìn chung, ngƣời phụ nữ trong quan niệm truyền thống, chịu ảnh hƣởng của Nho giáo phải có đủ tam tòng, tứ đức, trong quan niệm của ngƣời Tày cũng đề cao tứ đức nhƣng với những chuẩn mực của công, dung, ngôn, hạnh rất riêng, rất cụ thể. Còn ngƣời phụ nữ ngày nay, dù không phải chịu những ràng buộc khắt khe nhƣ trƣớc đây, nhƣng sự đảm đang, quản trị vuông tròn, trong ngoài là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69 cần có. Mỗi ngƣời có một vị trí, một chỗ đứng và việc làm mà không ai thay thế đƣợc. Ngƣời phụ nữ cũng vậy.
3.2.2. Quan niệm của ngƣời Tày về các mối quan hệ trong gia đình
Thống kê các đơn vị tục ngữ về các mối quan hệ trong gia đình, có tất cả 249 câu, bằng 17.8 % tổng số câu tục ngữ mang tính hàm nghĩa. Trong đó, chiếm số lƣợng cao nhất là số câu nói về quan hệ vợ chồng, gồm 83 câu trong tổng số 249 câu, bằng 33.3 %; có 67 câu chiếm 26.9% nói về quan hệ cha mẹ và con, tiếp đến là anh chị em 30 câu (12.0 %), dâu rể 29 câu (11.6 %), còn lại là các mối quan hệ khác nhƣ: thông gia, nội ngoại, chú gì... (40câu, chiếm 16 %). Nhìn qua số lƣợng, có thể nhận thấy trong gia đình ngƣời Tày, quan hệ vợ chồng đƣợc quan tâm nhất, tiếp đến là quan hệ cha mẹ con, anh chị em, dâu rể.
* Quan hệ vợ chồng
Ngƣời Tày xƣa nhìn nhận quan hệ vợ chồng ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó họ đặc biệt quan tâm đến quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng và giữa chồng và vợ, có thể rút ra những kiểu ứng xử nhƣ sau:
Vợ chồng phải biết nhƣờng nhịn nhau: - Phua khân lìa tó khân
Pát khẩu giân bố nhằng
(Chồng căng vợ cũng căng
Bát cơm nguội không còn)
- Mìa slính phua nhặn lồng sắc ỷ Phua slính lìa đẳc ỷ pây
(Vợ giận, chồng nhịn đi một tí
Chồng giận, vợ lẳng lặng tránh xa)
Hay:
- Mìa đá phua bấu dăng sắc ỷ Phua đá mìa đắc ỷ hất công
(Vợ mắng chồng không nói năng gì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70 Nếu có cáu giận cũng không nên cãi nhau trƣớc những ngƣời có mặt trong gia đình.
- Lùng áo tò đá lẩu phắc phầy Phua mìa tò đá chuầy khẩu sluổm
(Chú bác mắng nhau, rượu cắm trên lửa
Vợ chồng mắng nhau, rủ nhau vào buồng)
Lúc ở nhà hay đi làm đồng:
Mà rƣờn bấu đá phua, oóc nà bấu đá mẻ
(Về nhà không nhiếc chồng, ra đồng không quát vợ) Phải cam chịu:
- Mẻ nhình cần dạn lẩu, mì cần pậu quá cừn
(Vợ được chồng nghiện rượu, có người bạn suốt đêm) Phải chung thuỷ, gắn bó trọn đời:
- Phua mìa ngải tả, tồng khoả bố ngải lùm
(Chồng vợ không dễ gì bỏ nhau, kết thân không dễ quên nhau) Phê phán hiện tƣợng lấy nhiều chồng, nhiều vợ:
- Tối phua tối lìa là roá, tối sửa tối khoá nhẳng đây
(Thay chồng thay vợ là bỏ đi, thay quần áo mới tốt)
- Mẻ toỏc lẩƣ lửa chin, lai mẻ nặm làng tin tố bốc
(Một vợ thừa uống rượu, nhiều vợ nước máng rửa chân không có)
Giá trị, phẩm chất của ngƣời vợ đƣợc quy định bởi ngƣời chồng: - Bố mì lủc la slua, bố mì phua la sẻn
(Không có con thì thua, không có chồng thì hèn)
Vợ chồng gắn bó trong sự tƣơng hợp, hỗ trợ lẫn nhau cả tinh thần lẫn vật chất: -
Mìa quai phua sloóc tàng lủng nả, phua quai mìa thong thả hết chin
(Vợ khôn chồng ra đường rạng mặt, chồng khôn vợ thong thả làm ăn)
- Phua chạn lẻ hẩƣ thai giác, mìa chạn phua nủng khát pậu khua
(Chồng lười là để vợ chết đói, vợ lười chồng mặc rách người cười)
Vợ chồng gắn bó tạo nên sức mạnh:
- Phua mìa đồng ý căn, hất mòn răng cụng ngải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71 - Phua mìa thủ thục căn, vắt nặm pế mì vằng nhằng bốc
(Vợ chồng ăn ý nhau, tát nước biển đông còn cạn)
- Phua mìa chin dú chắc tắm slung, lƣờn lảng têm cúa slổng hôn dùng
(Chồng vợ biết ăn ở, con cháu vui, nhà cửa đầy)
Nhìn chung, ngƣời Tày xƣa đã nhìn ra sự tất yếu của việc gắn bó vợ chồng, đã có chồng thì phải có vợ, chính sự gắn bó ấy đã làm cho cuộc sống tồn tại, cân bằng và phát triển. Để quan hệ vợ chồng gắn bó, tục ngữ Tày cũng đã chỉ ra mối quan hệ tƣơng hỗ giữa hai vợ chồng, phẩm chất hành động của ngƣời này bao giờ cũng tác động sang ngƣời kia. Tục ngữ Tày hƣớng con ngƣời vào việc ứng xử giữa hai vợ chồng, trong đó sự khéo léo, nhƣờng nhịn, cam chịu, hi sinh là ở ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ.
* Quan hệ giữa cha mẹ với con
Số câu tục ngữ nói về quan hệ cha mẹ với con là 67 câu, chiếm 36.9% trong tổng số câu nói về quan hệ gia đình, đặt trong quan hệ hai chiều, giữa cha mẹ với con và ngƣợc lại. Đây là mối quan hệ ruột thịt gần gũi nhất trong mỗi gia đình, tục ngữ Tày cũng đề cập đến mối quan hệ này rất phong phú, đa diện:
Về quan hệ giữa cha mẹ với con
Để nói về nỗi cực nhọc, hi sinh của ngƣời mẹ vì con: - Và tua lủc phú mạy, đảy tua lủc đảy pẻng ngần
(Mang thai con ( như mang) quan tài, được đứa con được nén bạc)
Nuôi và dạy con cái là nhiệm vụ của tất cả các bậc làm cha làm mẹ, khi chúng còn nhỏ, cách nuôi con, chăm con... đều đƣợc đề cập rất chi tiết:
- Pỏn lủc pỏn ám eng, peng lủc slon cằm ón
(Bón con từng miếng nhỏ, thương con dạy lời nhẹ nhàng)
- Tỉ răm mẻ sẩƣ, tỉ khẩƣ lủc nòn
(Chỗ ướt mẹ sửa sang lại, chỗ khô để con nằm)
Dạy con nên ngƣời phải dạy khi chúng còn nhỏ dại: - Phấc vài nửa ón múp, son lủc lúc nhằng eng
(Vực trâu khi còn nhỏ, dạy con lúc còn thơ bé)
bởi vì:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72
(Trâu quá lứa khó vực, con ngang ngực khó dạy)
Cách dạy con và yêu con của ngƣời Tày:
- Điếp lủc điếp bƣởng lăng, chằng lủc chằng bƣởng nả
(Yêu con yêu sau lưng, mắng con mắng trước mặt)
Có lúc cũng bất công với con:
- Liệng slíp tua lủc pái cha, bấu nhẳn liệng lủc ô oa
(Nuôi mười đứa con phá gia, không chịu nuôi đứa con khờ dại)
Nhƣng dù thế nào đi nữa thì để nuôi dạy đứa con trƣởng thành là điều rất khó nhọc: - Liệng tua lủc nàn ằn, pắt tua hân nàn đảy
(Nuôi đứa con khó lắm, bắt con cáo khó được)
Cha mẹ luôn là chỗ dựa cho con:
- Pỏ thai lủc nẳng táng, mẻ thai lủc pây khẳp pản mƣờng
(Bố chết con ngồi cửa sổ, mẹ chết con lang thang khắp bản mường)
- Pỏ thai vài khát tẩn
(Bố chết (như) trâu mất dây buộc)
Nhìn chung công lao và vai trò quan trọng của cha mẹ với con cái đã đƣợc đúc kết trong tục ngữ của rất nhiều dân tộc với nhiều hình ảnh so sánh, ví von rất cảm động, ấn tƣợng. Tục ngữ Tày cũng có câu:
- Rầƣ án đảy bâƣ mạy chang đông, rầƣ án đảy ăn công vỏ mẻ
(Nào ai đếm lá cây trong rừng, nào ai đếm được công lao dưỡng dục của
cha mẹ)
Các câu tục ngữ trên đã phản ánh khá đầy đủ quá trình từ khi mang thai, đến lúc đẻ con, nuôi con khôn lớn và cách ứng xử với con của ngƣời Tày
Về quan hệ con cái đối với cha mẹ, tục ngữ Tày đề cập chủ yếu về các hiện tƣợng đƣợc coi là "sự đời" trong xã hội, đƣợc chiêm nghiệm nhƣ một triết lí:
- Vỏ mẻ điếp lủc nắc đâu gò, lủc điếp vỏ mẻ lặm vò là giá
(Bố mẹ thương con chất nặng lòng, con yêu cha mẹ khuất núi là thôi)
- Vỏ mẻ liệng lủc công phya đán, lủc liệng vỏ mẻ lủc án tấng vằn
(Bố mẹ nuôi con công vách đá, con nuôi cha mẹ con đếm từng ngày)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73
(Cha mẹ nuôi mười con nên người, mười con nuôi cha mẹ không được)
Về quan điểm này, ngƣời Việt cũng có những câu tƣơng tự: "Sự đời nước mắt
chảy xuôi", hay "Một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi nổi
một mẹ". Sự thật trong xã hội xƣa và nay, còn có một bộ phận nhỏ con cái đối
xử tệ bạc thậm chí là tàn nhẫn với ngƣời đã sinh ra chính mình. Đó chính là loại con bất hiếu.
Vì thế, tục ngữ Tày khuyên:
- Kính vỏ mẻ đảy kin, kính pân kình đin đảy dú
(Kính bố mẹ được ăn, kính trời đất được ở)
Qua khảo sát thực tế, cho thấy hầu hết các gia đình ngƣời Tày hiếm thấy hiện tƣợng con cái ngƣợc đãi, cha mẹ, nhƣng trong tục ngữ dân tộc Tày ít thấy ca ngợi về sự hiếu thảo đó, mà đa phần nói về cách ứng xử chƣa tốt giữa con cái với cha mẹ. Có lẽ tục ngữ Tày quan tâm nhiều đến việc răn dạy con ngƣời trong bổn phận làm con phải luôn hiếu thuận với cha mẹ.
* Quan hệ anh chị em ruột
Khảo sát các câu tục ngữ Tày, cho thấy có 30 câu nói về quan hệ anh chị em, chiếm 12.0% số câu tục ngữ thuộc đối tƣợng đang khảo sát. Về quan hệ này, tục ngữ Việt có câu: "Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài
đá nhau". Tục ngữ Tày cũng có khá nhiều câu về tình anh em máu mủ ruột rà.
Anh (chị) em là quan hệ gắn bó máu thịt: - Pỉ noọng slai đƣa cắt cần tỏn
(Anh em cuống rốn chia đôi)
- Vỉ noọng bặng khen kha đúc nựa Phua mìa tồng bâu sửa già đang
(Anh em như chân tay, xương thịt
Vợ chồng như áo cởi ra)
- Vỉ tem toọng, noọng tem slẩy
(Anh gần bụng, em gần dạ)
Cho nên phải anh em phải luôn hoà thuận, thƣơng yêu đùm bọc nhau: - Vỉ noọng tò điểp vỏ mẻ vằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74
Vỉ noọng tò dằng gần ké hí
(Anh em yêu thương nhau bố mẹ vui Anh em lườm nguýt nhau người già lo)
- Van bố quá nựa pết Siết bố quá pả nả
(Ngọt không gì bằng thịt vịt
Yêu thương nhau chị em gái)
Ứng xử nên độ lƣợng: - Hất pỉ lí ăn hua
(Làm anh chị phải cao hơn cái đầu)
Đừng để vật chất chi phối:
- Pỉ noọng cheng nà, mu ma chèn đúc
(Anh em tranh nhau ruộng nương, chó lợn tranh dành xương)
Vì:
- Vỉ noọng tò tem, ngần dèn vần chút
(Anh em dựa nhau, tiền bạc thành nhạt nhẽo)
Qua những câu tục ngữ trên, cho thấy tục ngữ Tày đã khẳng định sự gắn bó máu thịt giữa anh em, chị em, đây là thứ tình cảm gắn bó, thiêng liêng nhất. Ngƣời Tày khuyên chúng ta, để giữ tình máu mủ, thì trong cuộc sống quan trọng nhất là phải hoà thuận, nhƣờng nhịn nhau, ứng xử nên độ lƣợng, bao dung, phải biết dựa vào nhau, đừng để vật chất chi phối, làm biến dạng quan hệ đƣợc coi là gắn bó nhất này.
* Quan hệ dâu, rể với gia đình
Khảo sát các câu tục ngữ Tày, cho thấy có 29 câu nói về quan hệ gia đình, chiếm 11.6% số câu tục ngữ thuộc đối tƣợng đang khảo sát. Quan hệ đƣợc nói đến nhiều hơn là quan hệ của con dâu với gia đình, nhất là với mẹ chồng, và đa phần lên án phê phán những hành vi, ứng xử chƣa tốt trong mối quan hệ này.
Mâu thuẫn giữa mẹ chồng với con dâu là phổ biến: - Lùa đá giả, nặm bá lồng thua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75