Tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 54 - 56)

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập

3.6.Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau.

Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị tương đối giữa các ngoại tệ và từ đó có tác động như một công cụ cạnh tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế. Một nền kinh tế càng mở rộng ra bên ngoài thì vai trò của đồng tiền nước đó, sức mua của nó so với các đồng tiền khác trong quan hệ kinh tế quốc tế càng lớn.

Khi tỷ giá hối đoái tăng, có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ, điều này gây bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu. Vì tỷ giá hối đoái tăng, cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh hơn và hấp dẫn hơn trên thị trường quốc tế. Điều này tạo cơ hội cho các công ty giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh khác có mức giá cao hơn. Ngược lại, tỷ giá hối đoái giảm xuống có tác động hạn chế xuất khẩu. Ta có thể thấy tác động cụ thể của tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất khẩu như sau:

Tại Việt Nam, giá EUR tăng nhanh trong những năm gần đây, gia EUR/VND đã tăng gần 35%, về lý thuyết khi VND mất giá so với EUR thì việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường này sẽ có lợi và được đẩy mạnh. Song thực tế những năm gần đây, tốc độ tăng xuất khẩu sang EU bị chững lại. Ngoài các nguyên nhân về khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn thấp, giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới tăng cao…thì các yếu tố quan trọng như hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là sản phẩm thô, chất lượng chưa tốt. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu cũng phần nào lấn át xuất khẩu, làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trái ngược với sự gia tăng của đồng EUR thì đồng USD tiếp tục mất giá, trong những năm gần đây, đồng đô la liên tục bị mất giá, tính đến ngày 16/03/2008 thì 1 USD đổi được 15860 VND, đồng USD giảm giá khiến tỷ giá VND/USD lên cao nhất trong năm nay. Không những vậy, việc các Ngân hàng hạn chế thu mua đồng đô la cũng khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản “sống dở, chết dở”. Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản muốn bán USD để phòng ngừa xuống giá nhưng không có ai mua. Thêm vào đó, sự khan hiếm tiền đồng, lãi xuất cao, vốn vay tín dụng đang lên quá cao với mức 14%/năm, trong tháng 3 năm 2008 có doanh nghiệp phải chấp nhận mức lãi 16%/năm, thậm chí có doanh nghiệp xuất khẩu còn vay tín dụng qua đêm với mức lãi 4%/tháng…điều này khiến cho việc vay vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh không có lãi, có khi còn bị thua lỗ. Các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn bị dồn nén từ nhiều phía, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài thì mục tiêu xuất khẩu năm 2007 có khả năng bị ảnh hưởng.

Để giảm bớt được rủi ro về tỷ giá và thiệt hại, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản nên tỉnh táo và làm tốt công tác dự báo về xu hướng của thị trường thì có thể chuyển đổi sang lãi suất thả nổi, 6 tháng định giá lại một lần thay vì chốt một mức lãi xuất cho suốt thời gian.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 54 - 56)