Cầu hàng nông sản

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 41 - 44)

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập

3.4.Cầu hàng nông sản

Cầu hàng nông sản là lượng hàng nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời điểm nhất định.

Khi nói đến cầu hàng nông sản, chúng ta phải phân biệt giữa cầu hàng nông sản cho người tiêu dùng cuối cùng và cầu trung gian.

Những người tiêu dùng cuối cùng sẽ cầu một lượng hàng nông sản tương ứng với phần thu nhập dành cho hàng hoá đó. Cầu nông sản của người tiêu dùng cuối cùng phụ thuộc vào giá cả bản thân hàng nông sản, giá hàng nông sản liên quan, tình hình phân phối thu nhập và mức thu nhập của các nhóm dân cư, thị hiếu và tập quán tiêu dùng, kỳ vọng của người mua…

Những người tiêu dùng trung gian sẽ cần một lượng hàng nhất định dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật và quy mô sản xuất của họ. Vì vậy, khi giá hàng nông sản giảm thì người tiêu dùng trung gian cũng không mua nhiều hơn, còn nếu giá tăng thì họ có thể tìm mặt hàng khác thay thế, thậm chí giảm quy mô sản xuất hoặc chuyển hướng sản xuất.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, người lao động có công ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp giảm, thu nhập của người dân được

cải thiện, đời sống người dân ngày càng được nâng cao…nhu cầu chi cho tiêu dùng tăng mạnh, và với sự gia tăng dân số thế giới, nhu cầu về hàng nông sản tăng cao. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2.5 tỷ người vào năm 2020, trong đó riêng Châu á là 1.5 tỷ. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm lương thực, thực phẩm trong đó có mặt hàng nông sản. Cụ thể như:

Nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới ở mức cao: Đó là nhận định của ông Nesto Osorio - Giám đốc điều hành của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) tại hội thảo dự báo thị trường, chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà phê năm 2008 do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn tổ chức ngày 26/3 tại Hà Nội.

Theo nhận định của ICO, xu hướng tiêu dùng cà phê trên thế giới đang ngày càng tăng. Theo đó, giá cà phê của thế giới đã tăng cao trong vòng 4 tháng qua và xu hướng sẽ vẫn ổn định ở mức cao. Sự biến động của giá cà phê xuất khẩu trong mấy tuần gần đây chỉ là do ảnh hưởng của sự xuống giá của đồng USD. Do đó, vấn đề cơ bản đối với các nước sản xuất cà phê vẫn là đối phó với tình hình sản xuất trong bối cảnh các vật tư "đầu vào" của sản xuất đang tăng mạnh.

Nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới đang tăng cao và gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có giá:

Lần đầu tiên, giá gạo VN xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại, từ 5% tấm, 10%, 15% đến 20% tấm, và mới đây, gạo loại 25% tấm của VN đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn. Giá trúng thầu rất cao 350 USD/tấn, so với Thái Lan là 342 USD/tấn.

Năm 2008, nắm chắc hợp đồng xuất khẩu 4 triệu tấn, “Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đã ngang với giá gạo Thái Lan”. Đó là thông tin mà ông Trương Thanh Phong, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2007 - 2008 các tỉnh phía Nam vừa diễn ra vào cuối tháng 9 ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đến cuối tháng 9, cả nước xuất khẩu được 3.7 triệu tấn, còn 800000 tấn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt bình quân 293 USD/tấn, tăng 42 USD/tấn so với năm 2006. Điều đáng nói, lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại, từ 5% tấm, 10%, 15% đến 20% tấm, và mới đây, gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8USD/tấn. Giá trúng thầu rất cao 350 USD/tấn, so với Thái Lan là 342 USD/tấn. Trong đợt khảo sát của đoàn liên bộ vừa qua, giá thành cao nhất một kg lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là 1600 đồng, bình quân khoảng 1300 đồng đến 1400 đồng/kg. Vì vậy, có thể nói, dù giá vật tư có tăng, nhưng với giá lúa gạo hiện nay, bà con nông dân đều có lời. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay bà con nông dân trồng lúa các tỉnh phía Nam đều được mùa, sản lượng đạt khoảng 20.6 triệu tấn (cả nước khoảng 36 triệu tấn), tăng hơn năm trước 700000 tấn lúa. Với giá bình quân 3000 đồng/kg lúa, bà con nông dân tăng thu thêm 2100 tỷ đồng.

Đúng là ngay từ đầu năm đã dự báo nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng, lên khoảng 27.2 triệu tấn, nhưng đến tháng 7 - 2007, do có sự đột biến, nhu cầu tăng lên hơn 30 triệu tấn. Năm nay, Ấn Độ phải giảm tiến độ xuất khẩu gạo và nhập khẩu thêm lúa mì để bù đắp lượng gạo thiếu hụt. Indonesia trước đây không nhập gạo, năm nay cũng phải nhập khẩu hơn 1.3 triệu tấn, góp phần làm biến động thị trường gạo trên thế giới. Đến tháng 7 các Doanh Nghiệp đã ký xong hợp đồng xuất khẩu 4.5 triệu tấn như hướng dẫn của Chính phủ. Hiện nay nhu cầu gạo trên thế giới còn rất lớn mà những nước xuất khẩu gạo lại bán ra rất ít, kể cả Thái Lan, nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Do nhu cầu tăng mạnh, nên có thể nói, loại gạo nào cũng bán được trong giai đoạn hiện nay, ngay cả gạo IR 50404, giống cho năng suất cao, nhưng chất lượng bình thường, cũng có khách hàng yêu cầu ký hợp đồng xuất khẩu.

Có thể nói, hiện nay các mặt hàng nông sản đang lên ngôi. Việc sản xuất lúa mì năm nay ở các nước trên thế giới gặp khó khăn, nên sản lượng giảm rất mạnh, đặc biệt nước sản xuất lúa mì lớn là Úc, khoảng 24 triệu tấn/năm, nhưng năm 2007 chỉ thu hoạch khoảng 9 triệu tấn. Ngay cả vụ lúa mì mới (năm 2008) của Úc cũng thu hoạch ở khoảng 12 - 13 triệu tấn và vẫn tiếp tục giảm. Những tác động này cũng góp

phần làm cho cung cầu gạo trên thị trường thế giới biến động lớn. Do đó, giá gạo xuất khẩu nói riêng (kể cả mặt hàng cám), lúa mì, cả giá nhiều mặt hàng nông sản khác sẽ còn đứng ở mức cao trong một hai, năm tới.

Năm 2008, tình hình xuất khẩu sẽ rất tốt, thị trường vững vàng, ngay cả những nước trong khu vực như Indoneisa, Philippines và cả Malaysia cũng nhập khẩu với lượng gạo tăng thêm. Có thể nói, hiện nay chúng ta nắm chắc trong tay hợp đồng xuất khẩu 4 triệu tấn gạo cho năm 2008, vì vậy giá bán sẽ được khống chế ở mức cao, vì vậy, nông dân không lo ngại tình trạng rớt giá gạo khi thu hoạch đại trà trong lúc giá vật tư tăng cao. Vấn đề là làm sao tăng năng suất để tăng sản lượng lúa gạo trong năm 2008 lên cao hơn nữa. Điều lưu ý, hiện nay thị trường đang cần gạo Jasmine, bà con nên chú ý giống lúa này, nhưng phải sử dụng giống xác nhận để trồng, không nên dùng lúa thịt làm giống, nếu không giá bán sẽ không cao

Vì vậy, có thể thấy rằng, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho các nông sản Việt Nam, nhu cầu hàng nông sản đặc biệt là hàng nông sản chế biến ngày càng tăng, thị trường về nông sản ngày càng được mở rộng, nó luôn chứa đựng những xu hướng phát triển mới theo nhiều phương diện khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ, giá cả và những thương lượng buôn bán giữa các quốc gia và các khu vực với nhau. Tất cả điều đó đang mở ra những thuận lợi và cả những khó khăn đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói riêng, nhất là đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 41 - 44)