Giải pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng trực tiếp của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Hoạt động bán hàng trực tiếp của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị công nghiệp đa ngành: thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)

TNHH thiết bị công nghiệp đa ngành

1. Những thuận lợi

- Bán hàng trực tiếp trong kinh doanh thiết bị công nghiệp sẽ có một lợi ích rất lớn khi sử dụng vấn đề về xăng dầu để lôi cuốn khách hàng. Sự thuận lợi của việc mua hàng trực tiếp chiếm một vị trí đặc biệt, ví dụ như việc tiết kiệm xăng dầu. Việc giá dầu tăng cao nhắc nhở mọi người rằng họ không có nhiều tiền nữa để tiêu dùng.

- Bán hàng trực tiếp là một trong những phương pháp bán hàng phát triển nhanh nhất trên thế giới, nó mang lại nhiều lợi nhuận cả cho khách hàng lẫn những người tìm kiếm cơ hội tăng thu nhập.

- Bán hàng trực tiếp tạo điều kiện gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người. - Bán hàng trực tiếp đề xuất những chương trình làm việc rất linh hoạt và là phương thức tốt nhất để kiếm thêm thu nhập.

- Việc kinh doanh bằng hình thức bán hàng trực tiếp như vậy thì ai cũng có thể làm được và cá nhân có thể sở hữu một doanh nghiệp riêng theo quy định của pháp luật. Bán hàng trực tiếp không đòi hỏi phải có bằng cấp cao, kinh nghiệm, khả năng tài chính và mặt bằng. Mọi người từ mọi độ tuổi, mọi tầng lớp đều có thể thành công trong bán hàng trực tiếp.

Phân phối viên là những nhà kinh doanh độc lập và là chủ của chính mình. Họ có thể tự đặt mục tiêu riêng và tự quyết định làm thế nào để đạt mục tiêu. Thu nhập nhận được tương xứng với nỗ lực của họ, công sức mà họ bỏ ra. Mức độ thành công phụ thuộc vào ý chí và cường độ làm việc của họ.

Kinh doanh theo hình thức bán hàng trực tiếp, cá nhân có thể sở hữu doanh nghiệp riêng với vốn nhỏ hoặc không cần vốn vì họ nhận được sự hỗ trợ và đào tạo từ công ty, tập đoàn mà họ tham gia.

- Việc mọi người thích mua hàng thông qua hệ thống bán hàng cũng là một thuận lợi đối với doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức bán hàng trực tiếp.

2. Những khó khăn

Bán hàng ngày nay khác xa so với những năm trước đây. Khách hàng thường yêu cầu xem hàng hóa rất kỹ trước khi đưa ra quyết định mua hàng và thường xuyên trả giá thấp hơn giá doanh nghiệp đề ra. Do vậy, các nhà quản lý phải tính toám cẩn thận để đưa ra các chiến lược tập trung hóa nhiều hơn để đáp ứng những khó khăn và thách thức lớn. Cần phải xác định rõ mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ bán, và làm thế nào để có thể bán được hàng hóa với giả có lợi cho doanh nghiệp.

- Việc tạo những cuộc thăm dò nhằm mang lại hiệu quả bán hàng là một khó khăn mà các nhân viên bán hàng hay gặp phải nhất. “Một cuộc nghiên cứu trên 2,300 các nhà quản lý bán hàng do Miller Heiman-công ty tư vấn và đào tạo bán hàng tiến hành vào cuối năm 2007 cho thấy 67% các nhà bán hàng chuyên nghiệp cho rằng các đội ngũ bán hàng của họ không làm những cuộc thăm dò cần thiết để có hướng đi đúng nhằm tăng doanh số bán hàng. Hơn nữa cứ 10 người thì có đến 6 người cho rằng các phòng bán hàng hoạt động không có hiệu quả”. (theo www.vnexpress.net)

- Một khó khăn khác mà doanh nghiệp cần phải trải qua đó là: mở rộng thêm một nền tảng khách hàng và sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng khác kinh doanh cùng loại sản phẩm (sản phẩm thay thế).

- Các khách hàng có xu hướng muốn được hưởng chiết khấu trước khi mua hàng. Điều này sẽ làm lợi ích của doanh nghiệp giảm đi. Hiện nay, các doanh nghiệp đang phát triển thành công đều bỏ thói quen chiết khấu, thay vào đó là việc làm các dịch vụ tốt hơn và chương trình mới này giúp họ đưa cho khách hàng những giá ưu đãi.

- Các nhân tố thuộc về luật thương mai mà bộ thương mại ban hành cũng là một hàng rào khiến cho doanh thu của công ty không tạo được lợi nhuận tối ưu. Ví dụ như: các hàng rào thuế quan, các thủ tục hải quan, thư tín dụng, vận đơn,...

- Do công ty kinh doanh về mặt hàng thiết bị công nghiệp mà đa phần là máy xây dựng, các thiết bị máy cồng kềnh, giá rất cao và chặng đường vận chuyển là rất xa, vì vậy cần phải tốn nhiều thời gian và chi phí cho một hợp đồng.

3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trực tiếp của Công ty tiếp của Công ty

3.1. Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế đầu tư, phân bố nhuồn lực và quản lý các chương trình, tổ chức quản lý bán hàng

- Xác định rõ mục tiêu chính của công ty và tăng quy mô bán hàng dựa trên cơ sở điều tra phân tích nhu cầu kinh tế-xã hội để đặt hàng các nhà nguồn hàng theo cách tiếp cận từ trên xuống.

- Khắc phục tình trạng dàn dải trong đầu tư và phân bổ nguồn lực trong các hoạt động đầu tư bán hàng. Tập trung giải quyết những nhiệm vụ kinh tế-xã hội có quy mô, phạm vi tác động lớn và những vấn đề cốt lõi của nghiệp vụ bán hàng.

- Tăng tính linh hoạt trong quản lý tổ chức chương trình bán hàng, điều chỉnh kịp thời đối tượng và nội dung các chương trình theo nhu cầu thực tế.

- Đầu tư tăng cường tiềm lực và phân bố nguồn vốn vào công tác bán hàng đặc thù là thiết bị công nghệ khoa học. Đổi mới cách thức đầu tư và cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của sản phẩm thiết bị mà công ty kinh doanh.

- Đầu tư có chọn lọc theo các lĩnh vực trong điểm. Lấy hiệu quả và kết quả hoạt động bán hàng của kỳ trước làm căn cứ để đầu tư và phân bố nguồn vốn cho kỳ sau.

- Xác định rõ mô hình bán hàng, định hướng phát triển mô hình tùy theo sự thay đổi của thị trường. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ đồng bộ cho các nghiệp vụ bán hàng có tính chuyên môn cao.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, điều tiết đầu tư và phân bố nguồn vốn hàng năm. Thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng của các phòng ban theo sự đổi mới cơ chế thị trường và công nghệ.

3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho bán hàng trực tiếp

- Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý và thực hiện bán hàng trực tiếp bằng các hình thức đa dạng khác nhau.

- Về đầu tư, tăng cường tiềm lực nguồn vốn của công ty vào hoạt động bán hàng trực tiếp: cần phải thay đổi cơ bản chiến lược đầu tư và cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của mô hình bán hàng hiện đại về sản phẩm đặc thù mà công ty kinh doanh.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, điều tiết đầu tư và phân bổ nguồn vốn hàng năm với các chí phí về hoạt động bán hàng.

- Xác định rõ mục tiêu và tăng quy mô nhiệm vụ trong hoạt động bán hàng trực tiếp.

- Tăng tính linh hoạt trong quản lý bán hàng, điều chỉnh kịp thời đối tượng và nội dung bán hàng theo nhu cầu thực tế.

- Xác định rõ các loại sản phẩm mà thị trường cần, từ đó nghiên cứu rõ về các sản phẩm đó để đưa đến cho khách hàng những thông tin chính xác và hấp dẫn về sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hoạt động bán hàng trực tiếp của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị công nghiệp đa ngành: thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w