•Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định dự án đầu tư.
Công tác thẩm định diễn ra hết sức phức tạp và khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi mất rất nhiều công sức và thời gian của cán bộ thẩm định. Vì vậy dễ dẫn đến tư tưởng bỏ qua những công đoạn mà cán bộ chủ quan cho rằng “không cần thiết”. Để giảm bớt khối lượng công việc, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho cán bộ thẩm định trong việc tính toán các chỉ tiêu nhất thiết phải ứng dụng tin học vào thẩm định. Như đã biết, việc phân tích các chỉ tiêu NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự án trên thực tế khá phức tạp, số liệu cồng kềnh và độ chính xác không cao, thời gian thực
o Với mỗi sự thay đổi về công suất của dự án, thông tin đầu vào hay đầu ra đều làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định.
o Việc tính IRR phải áp dụng phương pháp gần đúng và rất nhiều lần mới đưa ra được kết quả, dẫn tới sai số lớn.
o Với mỗi thay đổi của tỷ suất “r” sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Trong trường hợp dự án có nhiều yếu tố nhạy cảm, có biên độ thay đổi lớn thì việc tính toán, lựa chọn phương án thích hợp nhất là khá phức tạp. Thay vào đó, nếu đưa toàn bộ các thông tin tổng hợp về DN và dự án đầu tư vào máy tính để ứng dụng các chương trình phần mềm chuyên biệt thì sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quát nhất, kết quả nhận được có tính khách quan và hệ số tin cậy cao.
Việc tính toán các chỉ tiêu thực chất là quá trình xử lý thông tin. Khi công việc xử lý này được đơn giản hoá thì không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn giảm thiểu được nhiều loại chi phí cho cả ngân hàng và DN. Lượng thời gian và chi phí tiết kiệm được lại giúp ngân hàng quay vòng thực hiện thẩm định các dự án đầu tư khác.
•Tổ chức quản lý sau thẩm định, đánh giá dự án đầu tư.
Sau khâu thẩm định là khâu tái thẩm định, đánh giá lại một lần nữa các kết quả thẩm định để tạo tính khách quan và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng nên thực hiện hai khâu này một cách song song và độc lập tuyệt đối rồi tiến hành so sánh kết quả của hai nhóm thẩm định. Nếu các chỉ tiêu hiệu quả sai lệch trong giới hạn cho phép thì các kết quả này khá chính xác. Đồng thời, cũng cần có những so sánh, đối chiếu với các dự án cùng quy mô, tính chất mà trước đây ngân hàng đã từng thẩm định để đưa ra kết luận. Mặt khác nên thường xuyên kiểm soát quá trình bỏ vốn đầu tư, xem xét vòng luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho, nhu cầu đầu tư cho từng giai đoạn, từng hạng mục. Từ đó có biện pháp giải ngân hợp lý, tránh lãng phí và ứ đọng vốn, kết hợp kiểm soát, giám sát chủ đầu tư sử dụng vốn đúng mục đích.