Khi tiếp nhận một dự án xin vay vốn trung và dài hạn của DN gửi tới chi nhánh, các cán bộ tín dụng thuộc phòng khách hàng DN sẽ thực hiện theo quy trình tác nghiệp gồm các nội dung thẩm định như sau:
o Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng o Đăng ký kinh doanh
o Điều lệ tổ chức và hoạt động o Quy chế tổ chức
o Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc giao quyền cho Giám đốc ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố… o Giấy phép hoặc hạn ngạch xuất nhập khẩu
•Hồ sơ kinh tế.
o Bảng cân đối kế toán
o Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
o Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ •Hồ sơ vay vốn
o Giấy đề nghị vay vốn
o Dự án đầu tư
o Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay
+ Bước 2: Thẩm định khách hàng
•Thẩm định yếu tố phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính của DN thường bao gồm: khả năng quản lý, khả năng kinh doanh theo ngành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, quy mô của DN, vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường… Thông thường, việc đánh giá các yếu tố phi tài chính của DN một cách chính xác là rất khó khăn vì các yếu tố này không thể phân tích định lượng được mà chỉ có thể phân tích định tính.
•Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây (tối thiểu là 3 năm) có ổn định và hiệu quả không, có khả
năng bảo toàn và tăng vốn tự có không, có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của Ngân hàng công thương hay không, tài sản có tính thanh khoản ra sao, hàng hóa vật tư tồn kho, tình hình luân chuyển công nợ, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…
Thông thường yếu tố tài chính chiếm tỷ trọng từ 60% đến 70% trong tổng điểm tín dụng mà cán bộ tín dụng chấm cho DN. Chấm điểm tín dụng là căn cứ quan trọng để ngân hàng xếp hạng khách hàng đồng thời là căn cứ để ra các quyết định cho vay với mức cho vay hợp lý, hay là có các chính sách phù hợp với từng nhóm khách hàng…
Ví dụ: Khi thẩm định dự án “Xí nghiệp khai thác, chế biến, kinh doanh đá xây dựng mỏ Núi Voi” của Công ty xây dựng Thái Nguyên, do đây là khách hàng truyền thống, có lịch sử quan hệ tín dụng lâu năm với ngân hàng nên các cán bộ thẩm định không chú trọng thẩm định phần thông tin khách hàng của dự án này. Đồng thời, ngân hàng cũng chỉ yêu cầu công ty cập nhật thêm những sự thay đổi cả về yếu tố tài chính và phi tài chính để hồ sơ được đầy đủ và phù hợp với quy định.
+ Bước 3: Thẩm định dự án đầu tư.
•Cơ sở pháp lý của dự án:
Về nguyên tắc, dự án đầu tư được lập phải đáp ứng các quy định trong Luật đầu tư, Luật xây dựng xũng giống như các quy định có liên quan. Quá trình thực hiện phải phù hợp với Luật đấu thầu và các quy định có liên quan. Tổng hợp danh mục hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có); báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ lập báo cáo đầu tư.
+ Giấy chứng nhận đầu tư.
kỹ thuật về tổng dự toán được duyệt thì trong quyết định đầu tư phải có quyết định mức vốn của từng hạng mục chính và phải có thiết kế và dự toán hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Các quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên quan đến chế độ ưu đãi, hỗ trợ của các cấp, các ngành có liên quan (Chính phủ, bộ kế hoạch và đầu tư, ngân hàng Nhà nước...) (nếu có)
+ Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng chóng chữa cháy (chỉ với những dự án có yêu cầu).
+ Tài liệu đánh giá, chứng minh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường của dự án (nếu có).
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất/ thuê nhà xưởng để thực hiện dự án (nếu có).
+ Các văn bản liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Thông báo kế hoạch đầu tư hàng năm của các cấp có thẩm quyền (đối với những dự án mới thực hiện theo kế hoạch của nhà nước).
+ Thông báo chỉ tiêu kế hoạch đầu tư đối với doanh nghiệp là thành viên Tổng công ty (nếu có).
+ Tài liệu minh chứng về vốn đầu tư hoặc các nguồn vốn tham gia vào dự án đầu tư.
+ Giấy phép xây dựng (nếu pháp luật quy định phải có).
+ Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện dự án. + Các tài liệu có liên quan khác.
Đối với những dự án chuyển tiếp, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu danh mục các tài liệu cũ và yêu cầu khách hàng nhanh chóng cung cấp những tài liệu còn thiếu.
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay, gồm:
+ Các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của bên cầm cố thế chấp.
+ Văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh theo quy định.
+ Trong trường hợp tài sản là tài sản chung, thì phải có văn bản chấp thuận của các đồng sở hữu.
•Thẩm định phương diện thị trường:
Khi tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường của dự án, cán bộ thẩm định tập trung vào phân tích, đánh giá toàn bộ khía cạnh thị trường về sản phẩm dịch vụ của dự án bao gồm:
- Đánh giá tổng quan về cung cầu sản phẩm của dự án:
Việc phân tích, đánh giá tổng quan về cung cầu sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án sẽ được tập trung vào những nội dung chính sau:
+ Ước tính tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án đã phù hợp chưa?
+ Dự tính tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm và dịch vụ do dự án tạo ra.
+ Dự đoán sự biến động thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường có hợp lý hay không để đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu thị trường.
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: tập trung vào vào các vấn đề như có bao nhiêu cách thức tiêu thụ sản phẩm, cách thức nào có hiệu quả nhất, cách thức tiêu thụ có phù hợp với tính chất sản phẩm - đặc điểm của thị trường không…
Ví dụ: Khi thẩm định khía cạnh thị trường dự án “Đầu tư 10 xe Transitco 24 chỗ chạy tuyến Thái Nguyên – Hà Nội chất lượng cao” của DN vận tải Hà Lan, dự án mới chỉ thu thập được thông tin về số DN vận tải hoạt động cùng tuyến trên địa bàn tỉnh, số lượng đầu xe của mỗi DN, còn dự án chưa dự báo được những DN nào sắp tham gia vào cùng cùng cạnh tranh cũng như chưa dự báo được kế hoạch mở rộng kinh doanh của các DN hiện tại. Vì vậy cán bộ thẩm định đánh giá rằng: Cung cầu vận chuyển của DN đưa ra là chưa thực sự chính xác, hệ số tin cậy thấp. Ngân hàng đã tiến hành thuê chuyên gia nghiên cứu lại cung cầu vận chuyển tuyến Thái Nguyên - Hà Nội để có số liệu đánh giá chính xác về dự án.
•Thẩm định phương diện kỹ thuật hạ tầng: -Địa điểm xây dựng:
+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không…
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
-Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.
+ Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ...hay không?
-Công nghệ, thiết bị.
+ Quy trình công nghệ áp dụng có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.
+ Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.
-Quy mô, giải pháp xây dựng.
+ Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa dự tính hay không, có hạng mục nào chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
- Môi trường, phòng cháy chữa cháy.
Xem xét, đánh giá về tác động môi trường - các biện pháp xử lý, phương án phòng cháy chữa cháy của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
Ví dụ: Với dự án “Xí nghiệp khai thác, chế biến, kinh doanh đá xây dựng mỏ Núi Voi” của Công ty xây dựng Thái Nguyên, cán bộ thẩm định đánh giá rằng: Dự án mới chỉ miêu tả một cách đơn giản về công nghệ và thiết bị cũng như dây chuyền đó được cung cấp bởi nhà thầu nào. Dự án chưa so sánh được ưu - nhược điểm của công nghệ này với các công nghệ hiện có, cũng chưa có sự phân tích đánh giá khách quan của bên thứ ba, đề nghị công ty làm lại phần giải pháp công nghệ cho dự án. Đồng thời ngân hàng cũng đã phải tiến hành thuê chuyên gia kỹ thuật đánh giá về công nghệ mà dự án áp dụng nhằm mục đích đối chiếu với các thông tin trong hồ sơ mà khách hàng gửi bổ sung sau đó để kiểm tra tính chính xác.
Đánh giá lại về hình thức tổ chức quản lý dự án xem đã thực sự hợp lý chưa, liệu có mô hình nào tối ưu hơn không? Xem xét kinh nghiệm, tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án
Cơ cấu - trình độ của đội ngũ nhân lực tham gia dự án: dự án cần tối thiểu bao nhiêu lao động, yêu cầu cụ thể về trình độ của mỗi nhóm nhân lực là như thế nào, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
Thông thường, với các dự án khai thác khoáng sản thì nhu cầu về lao động phổ thông là tương đối lớn, nhu cầu về nhân lực kỹ thuật tuy ít nhưng lại yêu cầu trình độ cao, quy trình tổ chức sản xuất yêu cầu độ an toàn, chính xác cao và kỷ luật.
•Thẩm định phương diện kinh tế - tài chính:
o Thẩm định về nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu vốn của dự án
Cán bộ thẩm định cần xem xét về cơ cấu và quy mô vốn đầu tư của dự án, xem xét về tính hợp lý của cơ cấu đó. Nhu cầu vốn đầu tư của dự án bao gồm:
- Vốn phục vụ xây lắp - Vốn mua sắm thiết bị
- Vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh - Vốn khác
o Thẩm định về nguồn vốn tài trợ của dự án.
Cán bộ thẩm định cần xác định chính xác các nguồn tài trợ có thể có của dự án, đồng thời cần xem xét thêm về tính đảm bảo của các nguồn này, thời điểm tham gia của các nguồn này, điều kiện đi kèm của mỗi nguồn vốn tham gia… Nguồn vốn tài trợ cơ bản của dự án bao gồm:
- Vốn tự có của chủ đầu tư.
- Vốn xin vay từ chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên.
- Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV):
-
Trong đó Bi : khoản thu của dự án ở năm i. Ci : khoản chi phí của dự án ở năm i. n : số năm hoạt động của dự án. i : tỷ suất chiết khấu được chọn
Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án đáng giá khi NPV ≥ 0.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR): chỉ tiêu này phản ánh giá trị hiện tại của thu nhập thuần tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả.
0 ipv v i I W RR =
Trong đó RRi : là mức sinh lời của vốn đầu tư năm i
Wipv : là lợi nhuận năm I tính chuyển về thời điểm hiện tại . Iv0 : là vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu hoạt động
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): đây là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi. Dự án có hiệu quả khi IRR≥ r giới hạn.
) ( 2 1 2 1 1 1 r r NPV NPV NPV r IRR − + + = Trong đó r2 > r1 và r2 – r1 ≤ 5% NPV1 >0 gần 0; NPV2 < 0 gần 0
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hấp dẫn của các dự án đầu tư, và là căn cứ để ngân hàng xếp hạng các dự án.
- Điểm hòa vốn của dự án (BEP): đối với các dự án khai thác khoáng sản thì điểm hòa vốn chính là điểm sản lượng sản xuất hoặc khai thác mà doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra.
Trong đó f : tổng định phí cả đời dự án p : giá bán 1 sản phẩm
v : chi phí khả biến cho 1 sản phẩm
- Thời hạn thu hồi vốn đầu tư (T): là khoảng thời gian cần thiết mà dự án hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư. Thông thường, các cán bộ thẩm định tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên sử dụng phương pháp cộng dồn để tính thời gian thu hồi vốn với các dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
≥ IVo
Trong đó W : lợi nhuận thuần hàng năm D : mức khấu hao hàng năm. o Thẩm định khả năng trả nợ của dự án.
Cán bộ thẩm định tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên quan tâm chú trọng thẩm định đến nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án, bao gồm:
+ Nguồn trả nợ hàng năm. + Thời gian hoàn trả vốn vay.
+ DSCR (Debt service coverage ratio - Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án) được tính theo công thức sau:
LN sau thuế + khấu hao + Lãi vay trung và dài hạn DSCR
Nợ gốc trung và dài hạn phải trả + lãi vay trung và dài hạn Kết hợp giữa lý thuyết và thực tế tôi nhận thấy rằng: Quy trình tác nghiệp thẩm