Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG VIB-CẦN THƠ (Trang 61)

III. Phạm vi nghiên cứu

4.3.1. Tình hình nợ quá hạn

Xét trong chỉ tiêu dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn, đây là dạng dư

nợ mà ngân hàng luôn phấn đấu đạt mức thấp nhất. Nó thể hiện mức độ rủi ro tín

dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Số liệu về tình hình nợ quá hạn được thể

hiện ở bảng 6.

Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn chung của ngân hàng qua 3 năm

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Nợ quá hạn 1.656 4.023 5.876 2.367 1.853 -Ngắn hạn 527 911 1.259 384 348 -Trung và dài hạn 1.129 3.112 4.617 1.983 1.505

Sau đây là biểu đồ thể hiện tình hình nợ quá hạn chung của ngân hàng vào các

Biểu đồ 6: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2006 2007 2008 Nợ quá hạn Ngắn hạn Trung&dài hạn

Ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Nó đạt 1.656

triệu đồng năm 2006 và tiếp tục tăng lên đến 5.876 triệu đồng vào năm 2008. Đây là

một dấu hiệu không tốt mà ngân hàng cần phải có các giải pháp cần thiết nhằm làm giảm tỉ lệ nợ quá hạn để hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Xét riêng

về nợ quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta có bảng số liệu chi tiết hơn về nợ

Bảng 7 : Tình hình nợ quá hạn của DNVVN tại ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Nợ quá hạn 1.656 4.023 5.876 2.367 1.853 -DNVVN 1.192,3 2.896,6 4.230,7 1.704,3 1.334,1 -Khác 463,7 1.126,4 1.645,3 662,7 518,9

Nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng dần qua các năm, từ 1.192,3 triệu đồng năm 2006, tăng vọt lên 2.896,6 triệu đồng năm 2007 và tăng lên 4.230,7 triệu đồng năm 2008. Sở dĩ năm 2007 nợ quá hạn của ngân hàng tăng đến 142,9% so với năm trước là vì sự tăng lên đáng kể ở khoản mục doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do cuối năm 2007, nợ quá hạn tăng cao nên vào năm 2008 ngân hàng đã tập trung giải quyết

thu hồi nợ gốc và lãi, vì thế mà nó đã không tăng nhiều như năm trước. Nợ quá hạn

của loại hình doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong cơ cấu nợ quá hạn

của ngân hàng. Điều này cho thấy, mặc dù thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân

hàng phần lớn rơi vào doanh thu từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhưng

cũng chính đối tượng này tạo ra nhiều khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Như vậy,

ngân hàng cần phải cải thiện công tác thu hồi nợ, trích dự phòng rủi ro đối với các

khoản nợ quá hạn và thẩm định kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho

vay. Tuy nhiên, để đánh giá được mức độ rủi ro của ngân hàng thì cần xem xét thêm nợ quá hạn theo các tiêu chí phân loại của ngân hàng như theo phân loại nợ, theo

ngành kinh tế....

4.3.2 Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời gian

Bảng 8 : Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng theo phân loại nợ qua 3 năm

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu Số tiền Nhóm nợ/∑Dư nợ(%) Số tiền Nhóm nợ/∑Dư nợ(%) Số tiền Nhóm nợ/∑Dư nợ(%) Nợ nhóm 1 150.230 98,92 285.047 98,61 358.709 98,4 Nợ nhóm 2 406 0,27 1.132 0,39 1.501 0,4 Nợ xấu 1.250 0,81 2.891 1,00 4.375 1,2 - Nhóm 3 403 0,26 343 0,12 1.562 0,43 - Nhóm 4 811 0,53 1.377 0,48 870 0,24 - Nhóm 5 36 0,02 1.171 0,41 1.943 0,53 ∑ Dư nợ 152.286 289.070 364.585 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

Trong quan hệ kinh doanh, việc trễ hẹn thanh toán từ 1 đến 10 ngày là chuyện

bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền, trong khi

theo Quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước thì các khoản nợ chậm trả 1 ngày so với cam kết trong hợp đồng tín dụng là đã chuyển sang nợ quá hạn. Qua bảng số liệu

trên ta thấy cơ cấu nợ quá hạn thay đổi tùy theo từng năm. Vào năm 2006, nợ nhóm

2 và nhóm 4 chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, đây cũng là những khoản nợ mà ngân hàng còn có khả năng thu hồi được, hơn nữa số tiền phạt do quá hạn cũng sẽ làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2007 thì nợ nhóm 4 và nhóm 5 lại chiếm tỷ trọng cao. Từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên 1%. Năm

2008, nợ nhóm 3 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao, tăng lên so với năm trước nên đã làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên 1,2%. Sở dĩ tỷ trọng nợ xấu tăng lên như vậy một

phần là do công tác thẩm định khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho vay

chưa được thực hiện tốt, một phần là do ảnh hưởng khách quan trong giai đoạn kinh

tế gặp nhiều khó khăn nên khách hàng vay vốn không có khả năng chi trả vốn vay

kịp thời. Một số khoản vay vốn dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh là vào thời gian kinh tế tăng trưởng tốt. Đến khi đến hạn trả nợ vay thì doanh nghiệp gặp

phải cơn bão lạm phát, suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả làm cho họ không có đủ tiền để chi trả nợ đã vay. Tuy nhiên, ta sẽ đi sâu vào phân tích nợ xấu của ngân hàng theo phân loại nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ta có

Bảng 9 : Tình hình nợ xấu của DNVVN tại ngân hàng qua 3 năm

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu Số tiền Nợ xấu/∑Dư nợ(%) Số tiền Nợ xấu/∑Dư nợ(%) Số tiền Nợ xấu/∑Dư nợ(%) Nợ xấu 900 0,59 2.081,5 0,72 3.150 0,86 - Nhóm 3 290,2 0,19 246,9 0,09 1.124,6 0,31 - Nhóm 4 583,9 0,38 991,4 0,34 626,4 0,17 - Nhóm 5 25,9 0,02 843,2 0,29 1.399 0,38 ∑ Dư nợ 152.286 289.070 364.585 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

So sánh số liệu ở bảng số 9 – Tình hình nợ xấu của DNVVN tại ngân hàng với

số liệu ở bảng 8 – Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng theo phân loại nợ ta sẽ thấy

rằng rủi ro nợ xấu của ngân hàng tập trung nhiều vào đối tượng là doanh nghiệp-đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng. Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ tăng dần qua 3 năm là 0,59 ; 0,72 và 0,86. Trong đó, nợ nhóm 3 và nhóm 4 có tăng và có giảm qua các năm nhưng riêng đối với nợ nhóm 5 thì chỉ tăng mà không có giảm. Tỷ trọng nợ

xấu cao nhất là vào năm 2008 với 0,86% do trong năm này, nguyên nhân là do một

số khách hàng doanh nghiệp tư nhân hoạt động bị thua lỗ, một số không thể chi trả

nợ vay nên bị chuyển thành nợ xấu, một vài khách hàng bị phá sản nên không trả được nợ cho ngân hàng, chuyển thành nợ nhóm 5. Đây là những khoản nợ có khả năng mất vốn và bị tổn thất cao. Nợ nhóm 5 tập trung vào một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giải trí, sản xuất bao bì và vật liệu xây dựng kinh doanh

kém hiệu quả do các dịch vụ giải trí đã cũ, không có sự đầu tư mới nên không thu

hút người dân, còn giá cả các sản phẩm bao bì sản xuất ra thì cao hơn giá thị trường nên không bán được, đẩy doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản và gây ra các khoản nợ xấu tại ngân hàng.

Mặc dù ngân hàng đã nhận thấy dược các nguy cơ khó thu được nợ và tăng cường công tác thu hồi nợ cho vay nhưng do yếu tố khách quan về sự suy thoái môi trường kinh tế vĩ mô năm 2008 đã làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên.

Nhìn chung qua 3 năm ta thấy nợ quá hạn nhóm 2 và nhóm 3 chiếm tỷ trọng khá

thấp, nợ quá hạn nhóm 4 và nhóm 5 mặc dù có nhiều biến động nhưng tỷ trọng của

nó thì ngày càng cao trong tổng nợ quá hạn. Nếu xét về tỷ trọng nợ nhóm 4 và nhóm 5 trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng, ta thấy mức độ rủi ro trong hoạt động tín

dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên

trên thực tế các khoản nợ quá hạn này chỉ tập trung vào một số khách hàng và các khách hàng này vẫn có khả năng trả nợ nên ngân hàng có thể thu hồi. Khi thu hồi

các khoản nợ này ngoài tiền lãi thu về thì ngân hàng còn thu thêm một khoản lớn từ

trước khi cho vay có tầm quan trọng rất lớn. Không phải đến lúc cho vay rồi mới tăng cường công tác thu hồi nợ mà quan trọng là phải xem xét thật kỹ trước khi

quyết định cho vay. Đây là giải pháp góp phần làm giảm nợ quá hạn cho ngân hàng.

4.3.3 Rủi ro nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế

Do tính chất quan trọng của nợ quá hạn nên ngoài cách phân nợ quá hạn theo

phân loại nợ thì Ngân hàng Quốc tế VIB Cần Thơ còn phân loại nợ theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Phân loại theo cách này sẽ giúp ta có cái nhìn cụ thể hơn về

rủi ro tín dụng của ngân hàng đối với từng ngành nghề kinh tế. Từ đó mà ngân hàng có thể biết được những ngành nghề nào có tính mạo hiểm cao để thẩm định tín dụng

kỹ hơn hoặc quyết định không cho vay đối với khách hàng đó nhằm hạn chế rủi ro

về các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Trong phần này chúng ta sẽ đi vào phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế, số liệu về nợ quá hạn loại này được thể hiện

Bảng 10 : Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN tại ngân hàng theo ngành kinh tế

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Ngành kinh tế 1.192,3 100 2.896,6 100 4.230,7 100 1.704,3 142,9 1.334,1 46,1 1. Thuỷ sản 524,6 44,0 1.242,6 42,9 1.920,7 45,4 718 136,9 678,1 54,6 2. Công nghiệp 515,1 43,2 897,9 31,0 1.057,7 25,0 382,8 74,3 159,8 17,8 3. Xây dựng 47,7 4,0 289,7 10,0 444,2 10,5 242 507,3 154,5 53,3 4. Thương mại 85,8 7,2 385,3 13,3 651,5 15,4 299,5 349,1 266,2 69,1 5. Khác 19,1 1,6 81,1 2,8 156,6 3,7 62 324,6 75,5 93,1 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

Ngân hàng Quốc tế VIB Cần Thơ là một chi nhánh ngân hàng thương mại ngoài mục đích kinh doanh còn tham gia phục vụ cho công cuộc đầu tư và phát triển đất nước, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các khách hàng thuộc ngành thủy

sản, công nghiệp nhẹ và xây dựng. Trong thời gian qua ngân hàng cũng đã tăng cường cho vay các khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác

nhưng số lượng vẫn còn thấp. Tuy là khách hàng chủ yếu của ngân hàng nhưng tỷ

trọng nợ quá hạn của ngành thủy sản,công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm

dần, còn các ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác mặc dù số lượng tiền vay ít nhưng tỷ trọng nợ quá hạn lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể như sau:

a)Ngành thủy sản:

Đây là đối tượng mà ngân hàng tập trung cho vay nhiều nhất. Thành phố Cần Thơ là trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện tự nhiên ưu đãi với

sông ngòi kinh rạch chằng chịt nên lượng thủy sản rất phong phú và đa dạng. Chính

vì vậy mà thành phố chủ trương phát triển ngành nghề đầy tiềm năng này. Trong những năm qua, rất nhiều công ty thủy sản đã và đang thành lập. Những công ty này mới thành lập nên cần rất nhiều vốn để hoạt động và phát triển. Đây là nguồn khách

hàng rất tốt cho ngân hàng khai thác. Vì vậy, doanh số cho vay của ngân hàng đều

tập trung vào đối tượng này.

Tuy nhiên, ngành thủy sản tuy đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng

nhưng bên cạnh đó, nó cũng mang lại không ít rủi ro. Bằng chứng là trong cơ cấu

các khoản nợ quá hạn của ngân hàng thì ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao

nhất. Tuy tỷ trọng này có giảm xuống một ít vào năm 2007 nhưng nó lại tăng lên

vào năm 2008 với 45,4%, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Các doanh nghiệp thủy

sản vay vốn để đầu tư sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sau đó bán ra để thu tiền về rồi

mới trả các khoản nợ đã vay cho ngân hàng. Vào năm 2007, một số doanh nghiệp

kinh doanh không đạt hiệu quả dẫn đến lỗ vốn, đồng vốn quay chậm, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì vậy mà năm 2007, nợ quá hạn của đối tượng này tăng

136,9% so với năm 2006. Đến năm 2008, ngân hàng đã tập trung thu hồi các khoản

khi nuôi trồng đã không bán được sản phẩm do nhu cầu thị trường giảm sút nghiêm trọng, xuất khẩu bị đình trệ nên doanh nghiệp lâm vào tình trạng đóng băng vốn,

không thể thanh toán các khoản nợ đã vay. Từ đó làm nợ quá hạn của ngân hàng vào

năm 2008 tăng 54,6% so với năm trước. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã giải quyết

một phần nợ bằng việc bán các khoản nợ của khách hàng cho các công ty mua bán nợ.

b) Ngành công nghiệp

Đây là đối tượng cho vay lớn thứ hai của ngân hàng sau ngành thủy sản. Nhìn

chung trong 3 năm qua, tuy nợ quá hạn của nhóm doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng nhưng mức tăng ít nhất so với các ngành còn lại, 74,3% năm 2007 và 17,8%

năm 2008. Thế nhưng khi xét về tỷ trọng nợ quá hạn của ngành này trong cơ cấu nợ

quá hạn của ngân hàng thì ta thấy tỷ trọng này giảm xuống theo từng năm. Nếu năm

2006, tỷ trọng này là 43,2% thì nó đã giảm chỉ còn 31% và 25% trong 2 năm sau đó.

Tỷ trọng này giảm một phần là do tỷ trọng nợ quá hạn của các ngành khác đã tăng lên qua 3 năm.

Nợ quá hạn của ngành công nghiệp tăng lên tập trung chủ yếu vào khách hàng hoạt trong lĩnh vực sản xuất bao bì và vật liệu xây dựng. Do khách hàng này sử

dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn như mua sắm tài sản cố định, bộ máy tổ chức cồng kềnh, sản phẩm sản xuất ra có giá cao không bán được

nên hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, không trả được nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, trong năm này các khách hàng hoạt động trong ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm giá cả sản phẩm sản xuất ra

có giá cao, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đồng thời lại sử dụng

nhiều vốn để đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong thơi gian tới nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tuy vậy, ngân hàng đã trích từ quỹ dự phòng rủi ro để xử lý một phần các khoản nợ

này. Trong những năm này, khối ngành công nghiệp mà ngân hàng cho vay hoạt động chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, cho vay để doanh nghiệp đầu tư vào

vòng quay tương đối nhanh, đồng vốn được sử dụng hiệu quả mang về lợi nhuận

cho khách hàng, từ đó mà khách hàng sẽ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

c) Ngành xây dựng

Hầu hết các khách hàng thuộc ngành này hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây

dựng công trình mà đa phần là các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy khi các khách

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG VIB-CẦN THƠ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)