Rủi ro nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG VIB-CẦN THƠ (Trang 68)

III. Phạm vi nghiên cứu

4.3.3. Rủi ro nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế

Do tính chất quan trọng của nợ quá hạn nên ngoài cách phân nợ quá hạn theo

phân loại nợ thì Ngân hàng Quốc tế VIB Cần Thơ còn phân loại nợ theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Phân loại theo cách này sẽ giúp ta có cái nhìn cụ thể hơn về

rủi ro tín dụng của ngân hàng đối với từng ngành nghề kinh tế. Từ đó mà ngân hàng có thể biết được những ngành nghề nào có tính mạo hiểm cao để thẩm định tín dụng

kỹ hơn hoặc quyết định không cho vay đối với khách hàng đó nhằm hạn chế rủi ro

về các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Trong phần này chúng ta sẽ đi vào phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế, số liệu về nợ quá hạn loại này được thể hiện

Bảng 10 : Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN tại ngân hàng theo ngành kinh tế

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Ngành kinh tế 1.192,3 100 2.896,6 100 4.230,7 100 1.704,3 142,9 1.334,1 46,1 1. Thuỷ sản 524,6 44,0 1.242,6 42,9 1.920,7 45,4 718 136,9 678,1 54,6 2. Công nghiệp 515,1 43,2 897,9 31,0 1.057,7 25,0 382,8 74,3 159,8 17,8 3. Xây dựng 47,7 4,0 289,7 10,0 444,2 10,5 242 507,3 154,5 53,3 4. Thương mại 85,8 7,2 385,3 13,3 651,5 15,4 299,5 349,1 266,2 69,1 5. Khác 19,1 1,6 81,1 2,8 156,6 3,7 62 324,6 75,5 93,1 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

Ngân hàng Quốc tế VIB Cần Thơ là một chi nhánh ngân hàng thương mại ngoài mục đích kinh doanh còn tham gia phục vụ cho công cuộc đầu tư và phát triển đất nước, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các khách hàng thuộc ngành thủy

sản, công nghiệp nhẹ và xây dựng. Trong thời gian qua ngân hàng cũng đã tăng cường cho vay các khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác

nhưng số lượng vẫn còn thấp. Tuy là khách hàng chủ yếu của ngân hàng nhưng tỷ

trọng nợ quá hạn của ngành thủy sản,công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm

dần, còn các ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác mặc dù số lượng tiền vay ít nhưng tỷ trọng nợ quá hạn lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể như sau:

a)Ngành thủy sản:

Đây là đối tượng mà ngân hàng tập trung cho vay nhiều nhất. Thành phố Cần Thơ là trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện tự nhiên ưu đãi với

sông ngòi kinh rạch chằng chịt nên lượng thủy sản rất phong phú và đa dạng. Chính

vì vậy mà thành phố chủ trương phát triển ngành nghề đầy tiềm năng này. Trong những năm qua, rất nhiều công ty thủy sản đã và đang thành lập. Những công ty này mới thành lập nên cần rất nhiều vốn để hoạt động và phát triển. Đây là nguồn khách

hàng rất tốt cho ngân hàng khai thác. Vì vậy, doanh số cho vay của ngân hàng đều

tập trung vào đối tượng này.

Tuy nhiên, ngành thủy sản tuy đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng

nhưng bên cạnh đó, nó cũng mang lại không ít rủi ro. Bằng chứng là trong cơ cấu

các khoản nợ quá hạn của ngân hàng thì ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao

nhất. Tuy tỷ trọng này có giảm xuống một ít vào năm 2007 nhưng nó lại tăng lên

vào năm 2008 với 45,4%, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Các doanh nghiệp thủy

sản vay vốn để đầu tư sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sau đó bán ra để thu tiền về rồi

mới trả các khoản nợ đã vay cho ngân hàng. Vào năm 2007, một số doanh nghiệp

kinh doanh không đạt hiệu quả dẫn đến lỗ vốn, đồng vốn quay chậm, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì vậy mà năm 2007, nợ quá hạn của đối tượng này tăng

136,9% so với năm 2006. Đến năm 2008, ngân hàng đã tập trung thu hồi các khoản

khi nuôi trồng đã không bán được sản phẩm do nhu cầu thị trường giảm sút nghiêm trọng, xuất khẩu bị đình trệ nên doanh nghiệp lâm vào tình trạng đóng băng vốn,

không thể thanh toán các khoản nợ đã vay. Từ đó làm nợ quá hạn của ngân hàng vào

năm 2008 tăng 54,6% so với năm trước. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã giải quyết

một phần nợ bằng việc bán các khoản nợ của khách hàng cho các công ty mua bán nợ.

b) Ngành công nghiệp

Đây là đối tượng cho vay lớn thứ hai của ngân hàng sau ngành thủy sản. Nhìn

chung trong 3 năm qua, tuy nợ quá hạn của nhóm doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng nhưng mức tăng ít nhất so với các ngành còn lại, 74,3% năm 2007 và 17,8%

năm 2008. Thế nhưng khi xét về tỷ trọng nợ quá hạn của ngành này trong cơ cấu nợ

quá hạn của ngân hàng thì ta thấy tỷ trọng này giảm xuống theo từng năm. Nếu năm

2006, tỷ trọng này là 43,2% thì nó đã giảm chỉ còn 31% và 25% trong 2 năm sau đó.

Tỷ trọng này giảm một phần là do tỷ trọng nợ quá hạn của các ngành khác đã tăng lên qua 3 năm.

Nợ quá hạn của ngành công nghiệp tăng lên tập trung chủ yếu vào khách hàng hoạt trong lĩnh vực sản xuất bao bì và vật liệu xây dựng. Do khách hàng này sử

dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn như mua sắm tài sản cố định, bộ máy tổ chức cồng kềnh, sản phẩm sản xuất ra có giá cao không bán được

nên hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, không trả được nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, trong năm này các khách hàng hoạt động trong ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm giá cả sản phẩm sản xuất ra

có giá cao, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đồng thời lại sử dụng

nhiều vốn để đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong thơi gian tới nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tuy vậy, ngân hàng đã trích từ quỹ dự phòng rủi ro để xử lý một phần các khoản nợ

này. Trong những năm này, khối ngành công nghiệp mà ngân hàng cho vay hoạt động chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, cho vay để doanh nghiệp đầu tư vào

vòng quay tương đối nhanh, đồng vốn được sử dụng hiệu quả mang về lợi nhuận

cho khách hàng, từ đó mà khách hàng sẽ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

c) Ngành xây dựng

Hầu hết các khách hàng thuộc ngành này hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây

dựng công trình mà đa phần là các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy khi các khách

hàng này trúng thầu thực hiện công trình nhưng do chủ đầu tư là nhà nước thường

cấp vốn rất chậm nên các khách hàng này cũng trả nợ chậm cho ngân hàng. Tuy

nhiên đây là những khoản nợ mà ngân hàng có khả năng thu hồi. Năm 2006, nợ quá

hạn đối với ngành này là 47,7 triệu đồng. Sang năm 2007, nợ quá hạn tăng lên đạt

289,7 triệu đồng, tăng 507,3% so với năm trước. Trong năm, một công ty hoạt động

về xây dựng công trình thủy lợi kinh doanh thua lỗ, bộ máy tổ chức có sự nhiều sự thay đổi nên công ty không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, năm

2008 giá cả xăng dầu tăng cao, thời tiết có nhiều biến đổi như mưa lớn kéo dài, xảy

ra giông bão trên địa bàn nên ảnh hưởng đến quá trình thi công, xây dựng công trình của khách hàng, làm tăng chi phí nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Trong khi đó chủ đầu tư là nhà nước lại cấp vốn chậm nên các khách hàng này cũng trả nợ chậm cho ngân hàng làm cho nợ quá hạn tại ngân hàng tăng lên với

tốc độ 53,3%. Như vậy, đối với ngành xây dựng, nợ quá hạn có tỷ trọng tăng lên qua

các năm một phần là do ngân hàng cho vay đối tượng này nhiều hơn. Tuy ngành xây dựng mang lại thu nhập khá cho ngân hàng nhưng qua tình hình nợ quá hạn, ta thấy

ngân hàng phải tăng cường hơn nữa công tác thẩm định khả năng tài chính của

doanh nghiệp ngành này và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

d)Ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác

Các khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ chủ yếu kinh doanh các dịch vụ

giải trí, mua bán bất động sản…, còn các ngành khác là nhóm khác hàng hoạt động

kinh doanh vật liệu xây dựng, điện thoại di động…Doanh số cho vay của ngân hàng

đối với nhóm ngành này không cao, do vậy làm cho nợ quá hạn của nhóm ngành này chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Ta thấy nợ quá hạn đối với ngành tăng nhanh qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nợ quá hạn. Với xu hướng mở rộng quy mô tín dụng trong thời gian qua ngân hàng đã liên tục tăng doanh số cho vay đối với các ngành này, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp nhiều khó khăn nên dẫn đến để nợ quá hạn tại ngân hàng. Nợ quá hạn đối với ngành này qua từng năm chỉ

tập trung vào một vài khách hàng. Năm 2006, nợi quá hạn của ngành này thấp nhất trong 3 năm, đạt 104,9 triệu đồng. Trong năm này nợ quá hạn này phần lớn tập trung

vào khách hàng hoạt động kinh doanh các dịch vụ giải trí. Trong nhưng năm vừa

qua thành phố Cần Thơ đã không ngừng phát triển, nhiều khu vuichơi giải trí ra đời

nên dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt, hơn nữa do khách hàng này kinh doanh các dịch vụ đã cũ kĩ, không có sự đầu tư mới nên dẫn đến việc nhàm chán cho người

dân từ đó mà dẫn đến bị thua lỗ, phá sản. Khi ngân hàng phát mãi tài sản của khách

hàng này do tài sản là đất nông nghiệp có giá trị lớn, không tìm được đối tượng mua

nên kéo dài, góp phần làm tăng nợ quá hạn. Năm 2007, nợ quá hạn tăng cao, đạt

466,4 triệu đồng, gấp 4,5 lần năm 2006. Sang năm 2008, nợ quá hạn của ngân hàng

đạt 808,1 triệu đồng. Số nợ quá hạn này chủ yếu tập trung vào khách hàng kinh doanh bất động sản, do thị trường bất động sản bị đóng băng trong những năm gần đây nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng này, đồng thời từ đó

mà khách hàng không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng cao.

Mặc dù nợ quá hạn đối với ngành này tăng cao trong những năm qua, nhưng hầu hết

các khách hàng có nợ quá hạn lớn trong năm 2007 và 2008 vẫn có khả năng trả nợ

cho ngân hàng, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nếu trong thời gian tới các

khách hàng này vẫn tiếp tục kinh doanh không hiệu quả. Vì vậy ngân hàng cần thận

trọng hơn trước khi cho vay các khách hàng thuộc ngành này, đồng thời cũng tăng

cường công tác thu nợ nhằm góp phần giảm nợ quá hạn xuống mức thấp trong thời

gian tới. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế địa phương

thì ngành thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ra đời đến ngân hàng để xin vay vốn. Với doanh nghiệp

này, đồng thời ngân hàng cũng không ngừng tăng doanh số cho vay đối với ngành

thương mại dịch vụ, tạo mối quan hệ với nhiều khách hàng mới.

Qua những số liệu trên ta thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng vẫn tồn tại và có

xu hướng tăng lên. Như vậy, ngân hàng vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để giảm các

rủi ro tín dụng này. Từ đó, để đạt được kết quả tốt hơn về nợ quá hạn của ngân hàng trong những năm tới, ngân hàng cần có những biện pháp tốt hơn về xử lý nợ quá hạn, thận trọng hơn nữa trong khâu thẩm định, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm

tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, tích cực thu hồi nợ cũ. Mặc dù nợ quá hạn đối với ngành thủy sản và công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn nhưng không vì thế mà hạn chế cho vay đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh

vực này bởi vì đầu tư cho lĩnh vực này rất có hiệu quả và phù hợp với chính sách

phát triển kinh tế của thành phố. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần có những

biện pháp và chính sách cho vay hợp lý hơn đối với lĩnh vực này.

4.3.4 Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Trước khi đi vào phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, chúng

Bảng 11 : Tình hình nợ quá hạn của DNVVN tại ngân hàng theo thành phần kinh tế

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Thành phần kinh tế 1.192,3 100 2.896,6 100 4.230,7 100 1.704,3 142,9 1.334,1 46,1 1. Nhà nước 150,2 12,6 530,1 18,3 668,5 15,8 379,9 252,9 138.4 26,1 2. Tư nhân 566,3 47,5 1.167,3 40,3 1.679,6 39,7 601 106,1 512,3 43,9 3. Hỗn hợp 475,8 39,9 1.199,2 41,4 1.882,6 44,5 723,4 152 683,4 57 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

Qua bảng số liệu ở phần trên ta thấy tình hình nợ quá hạn đối với các thành phần

kinh tế có những diễn biến cụ thể như sau:

a)Đối với thành phần kinh tế nhà nước

Hầu hết các khách hàng gây ra nợ quá hạn thuộc ngành này hoạt động trong lĩnh

vực xây lắp, xây dựng công trình…, một số hoạt động trong các ngành công nghiệp

nhẹ như sản xuất bao bì, vật liệu xây dựng, dệt may,… Ta thấy nợ quá hạn đối với ngành này có xu hướng tăng nhanh qua 3 năm. Năm 2006, nợ quá hạn ở mức 150,2 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,6% thì sang năm 2007, nợ quá hạn loại này lên đến

530,1 triệu đồng, chiếm 18,3% về tỷ trọng. Như vậy, qua 2 năm, nợ quá hạn và tỷ

trọng nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế nhà nước đều tăng. Nhưng đến 2008 thì cao nhất, lên đến 668,5 triệu đồng. Trong năm này, các khách hàng thuộc ngành xây dựng là các nhà thầu nhưng khi trúng thầu thì chủ đầu tư là nhà nước lại cấp vốn

chậm nên khách hàng cũng chậm trả nợ cho ngân hàng góp phần làm cho nợ quá

hạn của ngân hàng ở mức cao. Ngoài ra, trong năm do khách hàng hoạt động trong

lĩnh vực sản xuất bao bì, vật liệu xây dựng kinh doanh bị thua lỗ do sử dụng vốn đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định, sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao không tiêu thụ được.Vì vậy mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, gây ra nợ quá

hạn. Để giảm bớt nợ quá hạn, kéo tỷ lệ nợ quá hạn xuống, ngân hàng nên tập trung

thu nợ, nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu như bán nợ, trích dự phòng rủi ro để xử

lý…

b)Đối với thành phần kinh tế tư nhân

Ngân hàng VIB Cần Thơ xác định đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế nên các doanh nghiệp tư nhân là nhóm doanh nghiệp có

doanh số cho vay cao thứ hai sau thành phần kinh tế hỗn hợp. Mặc dù doanh số cho vay đối tượng này cao thứ hai nhưng nợ quá hạn của thành phần kinh tế tư nhân lại

chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2006 trong khi nợ quá hạn chỉ có 566,3 triệu đồng thì

sang năm 2007 lại tăng lên đáng kể đạt 1167,3 triệu đồng và tiếp tục tăng vào năm 2008, đạt 1679,6 triệu đồng, tăng 43,9% so với năm 2005.

Các doanh nghiệp tư nhân này phần lớn hoạt động trong ngành thương mại dịch

vụ, do đó diễn biến nợ quá hạn đối với ngành này khi phân tích có sự tương đồng

với việc phân tích nợ quá hạn của ngành thương mại dịch vụ. Nợ quá hạn của thành

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG VIB-CẦN THƠ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)