Tình hình thuận lợi và khó khăn của ngân hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 35)

3.4.1. Thuận lợi

- Thành phố Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của cả Đồng bằng sông Cửu Long và hiện nay đang có rất nhiều công trình, dự án trọng điểm nên nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng là đối tượng khách hàng lớn của Ngân hàng.

- Có thời gian hoạt động dài trên địa bàn, vị trí kinh doanh thuận lợi được nhiều người biết đến, có một lượng lớn khách hàng truyền thống, gắn bó với ngân hàng.

- Được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của Ngân Hàng cấp trên, đặc biệt là sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương đối với công tác tín dụng.

- Nguồn nhân lực tương đối đủ đảm nhận công tác cạnh tranh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là những cán bộ trẻ, có năng lực và nhiệt huyết, được bồi dưỡng đào tạo hàng năm.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư vào các lĩnh vực này.

- Đời sống thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao thuận lợi cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

3.4.2. Khó khăn

- Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều Ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm và dịch vụ, cả Ngân hàng quốc doanh và các Ngân hàng cổ phần đã gây nên sự cạnh tranh khá gay gắt. Ngoài ra còn có sự có mặt của các Công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện đã gây nhiều khó khăn trong việc huy động vốn.

- Lãi suất luôn thay đổi do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng. Bên cạnh đó giá vàng tăng liên tục cũng gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền của người dân.

- Việc nắm bắt những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng là vấn đề nan giải vì báo cáo tài chính của khách hàng mang tính chất hình thức, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng một cách chính xác.

- Hiện nay các Ngân hàng quốc doanh hầu hết đều có trang bị máy rút tiền tự động, trong khi đó Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ mới được trang bị đầu năm 2007 nên chưa liên kết nhiều với các Ngân hàng khác.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ

4.1.1. Thực trạng DNVVN trên phạm vi cả nƣớc

Trong những năm gần đây, số vốn mà các NHTM cho các DNVVN vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ. Theo đại diện các ngân hàng đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50- 60% tổng dư nợ. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNVVN trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2005 là 37,1%, năm 2006 là 20,18% và năm 2007 ước tính là 22%.

Cũng theo số liệu thống kê trong một cuộc điều tra quy mô được Cục phát triển DNVVN (Bộ kế hoạch và đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng. Cụ thể, DNVVN còn có những bất cập và nhu cầu cụ thể như sau:

4.1.1.1. Bất cập về trình độ quản lý và công nghệ

Theo số liệu thống kê có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó số người 43,3% số chủ doanh nghiệp có trình độ từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể số người có trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%, thạc sĩ 2,33% ; đã tốt nghiệp đại học 37,82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3 % có trình độ thấp hơn.

Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp là rất thấp.

4.1.1.2. Nhu cầu lớn về vốn, thị trƣờng và đào tạo

Qua cuộc điều tra, các doanh nghiệp tiếp tục đề cập tới nhiều khó khăn đã được nhắc đến nhiều lần. Cụ thể 66,95% doanh nghiệp cho biết thường gặp khó khăn về tài chính; 60,62% doanh nghiệp gặp khó khăn về mở rộng thị trường; 41,74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; 25,22% doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24,23% gặp khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế; 19,47% khó khăn về thiếu thông tin; 17,56% doanh nghiệp khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực…

Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số doanh nghiệp có khăn năng tiếp cận; 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 20,92% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Bên cạnh đó, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn. Chỉ có 5,2% số doanh nghiệp đã được tham gia; 23,12% số doanh nghiệp khó tham gia và 71,67% số doanh nghiệp không được tham gia…

4.1.2. Số lƣợng DNVVN trên phạm vi Thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý khá thuận lợi và được xem là thành phố trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Số lượng doanh nghiệp cũng khá lớn so với các tỉnh thành khác và ngành nghề hoạt động khá phong phú được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Tình hình biến động của số lƣợng DNVVN phân theo qui mô lao động

Đvt : Doanh nghiệp

Qui mô lao động Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2006/2007 So sánh năm 2007/2008 Số tuyệt đối +/- (%) Số tuyệt đối +- (%) -Dưới 5 lao động 416 458 503 42 10.1 45 9.83 -Từ 5-9 lao động 589 928 1051 339 57.56 123 13.25 -Từ 10-49 lao động 585 717 811 132 22.56 94 13.11 -Từ 50-199 lao động 143 150 277 7 4.9 127 84.67

-Từ 200-299 lao động 25 31 46 6 24 15 48.39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Từ 300-499 lao động 18 15 21 -3 -16.67 6 40

-Trên 500 lao động 25 28 35 3 12 7 25

Tổng cộng 1801 2327 2744 526 29.21 417 17.92

(Nguồn: Cục thống kê Tp. Cần Thơ)

Bảng 4: Tình hình biến động của số lƣợng DNVVN phân theo qui mô nguồn vốn

Đvt : Doanh nghiệp

Qui mô nguồn vốn Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2006/2007 So sánh năm 2007/2008 Số tuyệt đối +/- (%) Số tuyệt đối +- (%) -Dưới 0.5 tỷ đồng 623 732 798 109 17.5 66 9.02 -Trên 0.5 – 1 tỷ đồng 363 494 512 131 36.09 18 3.64 -Trên 1-5 tỷ đồng 535 708 1017 173 32.34 309 43.64 -Trên 5-10 tỷ đồng 110 158 167 48 43.64 9 5.7 -Trên 10 tỷ đồng 170 235 250 65 38.24 15 6.38 Tổng cộng 1801 2327 2744 526 29.21 417 17.92

(Nguồn: Cục thống kê Tp. Cần Thơ)

Thông qua bảng số liệu ta thấy số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng qua các năm, bao gồm trong đó cả những DNVVN. Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thành phố ngày càng tăng cao và ổn định, phát triển đồng đều ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản. Trong năm 2007 đã tiến hành cấp mới cho 1100 doanh nghiệp các loại hình với số vốn đăng kí 3.900 tỷ đồng. Còn ở năm 2008, tuy nền kinh tế có chựng lại nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2008 số doanh nghiệp tăng 17.92 % tương đương 417 doanh nghiệp, qua đó có thể thấy Thành phố Cần Thơ có nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định.

Số liệu thống kê cho thấy trên 2000 DNVVN tại Thành phố Cần Thơ hiện nay có thể ước tính được hơn 1/3 số lượng doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Có thể thấy trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng sôi nổi tại Thành phố hiện nay, cần chú trọng quan tâm đến vấn đề ưu tiên đầu tư cho các DNVVN, vì đây chính là bộ phận hết sức quan trọng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các loại hình doanh nghiệp khác và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế toàn thành phố.

4.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ.

4.2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB Cần Thơ.

Trong những năm vừa qua, chi nhánh ngân hàng MHB Cần Thơ đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá của Thành phố. Ngân hàng đã giải ngân vốn tín dụng cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt mức tăng trưởng khá, cơ sở hạ tần được đầu tu đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Ngân hàng liên tục vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao như: tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân tăng, chất lượng tín dụng tốt với tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm... Điều đó thể hiện ở các mặt hoạt động kinh doanh sau:

4.2.1.1. Công tác huy động vốn.

Huy động vốn là hoạt động “đầu vào” của Ngân hàng thương mại, có làm tốt công tác này thì công tác tiếp theo mới có hiệu quả. Bởi vì đây là một trong các nghiệp vụ cơ sở, là tiền đề quyết định đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lí, chi phí huy động vốn thấp sẽ nâng cao hiệu quả cho vay. Hiểu rõ vấn đề này, Ngân hàng MHB Chi nhánh Cần Thơ đã tận dụng ưu thế của mình để tăng số dư tiền gửi tiết kiệm của dân cư một cách chắc chắn và ổn định. Xây dựng hệ thống các phương thức giao dịch sao cho thoải mái, thuận tiện và nhanh chóng nhất đã tạo điều kiện để tăng số lượng khách hàng đến gửi và rút tiền. Bên cạnh đó để huy động được nhiều tiền gửi của dân cư Ngân hàng còn đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, các hình thức tiết kiệm dự thưởng để thu hút khách hàng... Với các biện pháp huy động vốn linh hoạt, phong cách phục vụ văn minh lịch sự, đúng quy trình, tận tình chu đáo của cán bộ nhân viên đã làm

cho khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng ngày càng đông. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng những năm qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm 2006 – 2008:

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch năm 2007/2006 Chênh lệch năm 2008/2007

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền +/-

(%) Số tiền

+/- (%) 1.Tiền gửi TCKT,

dân cư 228,287 326,746 411,672 98,459 43.13 84,926 26

a.Tiền gửi của TCKT 126,500 123,444 151,083 -3,056 -2.42 27,639 22.39

-Không kỳ hạn 61,403 64,515 65,781 3,112 5.07 1,266 1.96

-Có kỳ hạn 65,097 58,929 85,302 -6,168 -9.48 26,373 44.75 b.Tiền gửi tiết kiệm 101,787 203,302 260,589 101,515 99.73 57,287 28.18

-Không kỳ hạn 2,156 1,660 1,540 -496 -23 -120 -7.23

-Có kỳ hạn 99,631 201,642 259,049 102,011 102.4 57,407 28.47 2.Tiền gửi của các

TCTD khác 497 11,432 8,132 10,935 2200 -3,300 -28.9 3.Phát hành giấy tờ có giá 26,030 6,872 4,600 -19,158 -73.6 -2,272 -33 Tổng vốn huy động 254,814 345,050 424,404 90,236 35.41 79,354 23

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng MHB Cần Thơ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được nâng cao về cả số lượng và chất lượng.

Bảng 6: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm 2006 – 2008:

Đvt: triệu đồng

Khoản mục

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi TCKT, dân

cư 228,287 89.59 326,746 94.7 411,672 97

Tiền gửi của các TCTD khác 497 0.2 11,432 3.31 8,132 1.92 Phát hành giấy tờ có giá 26,030 10.22 6,872 1.99 4,600 1.08 Tổng vốn huy động 254,814 100 345,050 100 424,404 100

Xét trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động qua các năm của Ngân hàng ta đều thấy tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế và dân cư luôn chiếm ưu thế, có thể xem là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho hoạt động của Ngân hàng so với các nguồn khác. Cụ thể năm 2006 tổng vốn huy động đạt 254,814 triệu đồng trong đó tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế và dân cư chiếm 90% tổng nguồn vốn, còn lại là tiền gửi từ nguồn khác. Năm 2007, số tiền gửi này là 326,746 triệu đồng trong tổng vốn huy động 345,050 triệu đồng. Ở năm 2008 tỉ trọng của tiền gửi tiết kiệm từ tổ chức kinh tế và dân cư chiếm đến 97% đã cho thấy được những nỗ lực của Ngân hàng trong công tác huy động vốn.

Nguồn vốn huy động đã liên tục tăng qua các năm, năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 35.41% (tương đương 90,236 triệu đồng) so với năm 2006, và trong năm 2008 tỉ lệ tăng của nguồn vốn huy động là 23% (tương đương 79,354 triệu đồng) so với năm 2007. Tốc độ tăng của tổng vốn huy động chủ yếu là do tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng và tăng trưởng ổn định qua các năm, cụ thể trong năm 2007 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng 43.13% so với năm 2006, năm 2008 tăng 26% so với năm 2007. Đối với nguồn vốn huy động là tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác thì trong năm 2007 tăng mạnh (2200%) tuy nhiên đến năm 2008 thì nguồn vốn

này lại giảm. Bên cạnh đó ta thấy tiền gửi không kì hạn tăng nhẹ và có xu hướng giảm, có thể thấy được chiến lược huy động vốn của Ngân hàng là tập trung vào những khoản vốn ổn định, có thời gian sử dụng vốn lâu dài. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trưởng nhanh và ổn định của nguồn tiền gửi tiết kiệm qua các năm là do trong năm 2008 vừa qua, các biện pháp trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm hãm lạm phát đã làm cho lãi suất tiền gửi ở các Ngân hàng thương mại tăng lên kỷ lục và cũng không loại trừ đối với MHB. Có thể thấy đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế và dân cư tại Ngân hàng trong năm qua chiếm đến 97%, là rất cao so với các nguồn vốn huy động khác.

Nhìn chung trong tình hình huy động vốn của Ngân hàng ta thấy được những thành tích về tốc độ tăng trưởng nhanh và vững chắc. Qua phân tích về cơ cấu nguồn vốn ta cũng thấy Ngân hàng có được một mạng lưới huy động tiết kiệm vững mạnh, cần tích cực phát huy thêm các chiến lược cụ thể như tăng cường các hình thức huy động vốn phong phú, áp dụng các mức lãi suất linh hoạt, tuyên truyền quảng cáo khuyến mãi... để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

4.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn.

Hoạt động tín dụng là hoạt động giữ vai trò quyết định trong việc kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thì công tác tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu.

Trong những năm qua với mục tiêu là nâng cao chất lượng tín dụng và đưa hoạt

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 35)