Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 29)

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân Hàng Thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch là : Housing Banking of Mekong delta (MHB), vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Tp.Hồ Chí Minh, 01 VPĐD tại Hà Nội, 01 Trung tâm Thẻ, 01 Công ty Chứng khoán và hơn 130 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước.

Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Trong những năm tới, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao phong cách phục vụ khách hàng.

Trong quá trình phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động vào ngày 21/04/1999 thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 350/CV: Ngân hàng Nhà

thành lập chi nhánh Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ (NHPTN - ĐBSCL). Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26/5/1999 với trụ sở đặt tại số 05 Phan Đình Phùng – TP. Cần Thơ. Từ một chi nhánh được thành lập từ năm 1999 đến nay, NHPTN – ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ đã mở rộng thêm 3 chi nhánh hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều, quận Ô Môn và Thốt Nốt.

Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được đổi mới và cải tiến nâng cao theo xu hướng hiện nay, NHPTN – ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ đã có mối quan hệ thanh toán với tất cả các Ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra, NHPTN – ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ còn tham gia thanh toán với hơn 100 đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới.

Bên cạnh chuỗi sản phẩm dịch vụ đa dạng như các NHTM khác, NHPTN – ĐBSCL Cần Thơ đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà và cơ sở hạ tầng với các hình thức: cho vay trực tiếp hộ gia đình mua, xây dựng, sữa chữa nhà ở; cho vay các đơn vị xây dựng các khu dân cư tập trung...

* Chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Ngân hàng PTN – ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ:

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng mở rộng hoạt động với các nghiệp vụ, dịch vụ ngày càng đa dạng hơn. Được xếp vào loại hình doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt, vì vậy Ngân hàng có những chức năng và nhiệm vụ sau:

a)Về huy động vốn:

- Huy động vốn với mức tối đa các nguồn vốn trong nước, thu hút nhiều vốn nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

- Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế bằng VND và ngoại tệ.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. - Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng.

- Vay vốn từ Ngân hàng Hội sở và từ các tổ chức tín dụng khác.

- Thực hiện nghiệp vụ Tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Thực hiện Tín dụng ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng.

- Thực hiện Tín dụng để nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

- Cho thuê dưới hình thức Tín dụng thuê mua.

- Bảo lãnh nhập khẩu thiết bị trả chậm, dự thầu, thực hiện hợp đồng, nhận tiền ứng trước.

- Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: khối các doanh nghiệp xây lắp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, cung ứng thiết bị, khảo sát thiết kế../ - Phát triển khai thác hộ sản xuất cá thể, tư nhân thuộc mọi lĩnh vực bao gồm: kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng.

- Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác, quan hệ rộng rãi với khách hàng là các Ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính Tín dụng.

Trong đó phạm vi hoạt động mà Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ đặc biệt quan tâm là:

- Huy động và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Hoạt động thanh toán (thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng, thanh toán quốc tế) và nghiệp vụ có liên quan như: mở tài khoản thanh toán, mở L/C, cheque.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

- Các dịch vụ ngân quỹ: chuyển tiền, chi lương, giao nhận tiền tận nơi…

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ)

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức MHB Cần Thơ 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

a) Ban Giám đốc.

* Giám đốc:

- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.

- Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

* Phó Giám đốc:

Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn Chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn.

b) Phòng hành chánh nhân sự:

- Thực hiện chức năng quản lý đầy đủ lực lượng công nhân viên chức biên chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị.

Ban lãnh đạo Phòng hành chánh nhân sự Phòng kinh doanh Phòng hỗ trợ kinh doanh Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán Ngân quỹ Phòng kiểm soát Nội bộ Phòng nguồn vốn

- Lập các thủ tục cần thiết trình ban Giám đốc, ra quyết định nâng bậc lương hoặc thi hành kỷ luật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, giám sát trong ngoài, tiếp cận các thông tin, tin tức có liên quan trình lên giám đốc.

- Thực hiện chức năng hướng dẫn kiểm soát việc thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước, quy chế về sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo trợ và các quỹ khác.

c) Phòng kinh doanh:

- Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong địa bàn hoạt động, lập và thực hiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn, chương trình phát triển mạng lưới, phát triển chi nhánh.

- Tìm khách hàng mới và giữ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống.

- Tiếp cận thị trường, thu thập thông tin, đề xuất các phương án liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thẩm định các phương án, dự án đầu tư ngắn hạn và dài hạn theo quy trình thẩm định dự án đầu tư.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, và đề xuất các biện pháp xử lý nợ xấu.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và tái bảo lãnh trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo phần cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc. Thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro.

- Lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ Tín dụng theo chế độ thông tin báo cáo do Tổng giám đốc ban hành.

- Quản lý theo dõi các tài sản thế chấp, cầm cố, được lưu giữ lại tại kho đi lưu ngoại và báo cáo các nghiệp vụ theo chế độ quy định.

d) Phòng kế toán – Ngân quỹ

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế của Ngân hàng như: thường xuyên theo dõi các tài khỏan giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng, qui định tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, thu thập số liệu phát sinh, lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để

- Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng như: chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C (thư ủy thác), chuyển tiền điện tử…

e) Phòng kiểm soát nội bộ:

- Kiểm soát viên kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định, điều lệ hoạt động của Ngân hàng về kinh doanh tài chính để đảm bảo an toàn tài sản tại Chi nhánh.

- Kiểm tra công tác quản lý và điều hành Ngân hàng.

3.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ

Đvt: Triệu VND KHOẢN MỤC 2006 2007 2008 So sánh năm 2007/2006 So sánh năm 2008/2007 Giá trị % Giá trị % I. TỔNG THU NHẬP 90,757 116,859 673,692 26,102 28.76 556,833 476.5 1. Thu nhập từ lãi 84,381 108,926 673,395 24,545 29.09 564,469 518.21

Thu từ lãi cho vay 83,992 108,612 158,397 24,620 29.31 49,785 45.84

Thu từ lãi tiền gửi 354 302 514,998 -52 -14.69 514,696 170429.1

2. Thu nhập ngoài lãi 6,376 7,933 297 1,557 24.42 -7,636 -96.26

II. TỔNG CHI PHÍ 69,840 89,117 127,188 19,277 27.6 38,071 42.72

1. Chi trả lãi 50,804 65,073 117,693 14,269 28.09 52,620 80.86

Trả lãi tiền vay 34,105 43,159 77,199 9,054 26.55 34,040 78.87

Trả lãi tiền gửi 13,174 20,583 38,342 7,409 56.24 17,759 86.28

2. Chi phí ngoài lãi 19,036 24,044 9,495 5,008 26.31 -14,549 -60.51

III. LÃI TRƯỚC THUẾ 20,917 27,742 546,504 6,825 32.63 518,762 1869.95

(Nguồn: Phòng kế toán MHB Cần Thơ)

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2006 – 2008 ta có thể thấy lợi nhuận của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh qua mỗi năm. Đặc biệt là trong năm 2008, năm 2007 với mức lợi nhuận là 27,742 triệu đồng, đến năm 2008

mức lợi nhuận lên đến 546,504 triệu đồng tăng 518,762 triệu đồng tương đương tăng 1869%. Đây có thể nói là mức tăng trưởng rất cao.

Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận tăng cao qua các năm, và nhất là trong năm 2008 là do tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng qua các năm:

Các khoản mục ảnh hưởng đến tốc độ tăng chi phí và thu nhập: thu lãi cho vay, thu từ dịch vụ thanh toán, thu khác (bảo lãnh, nghiệp vụ ủy thác..) trong đó doanh thu của ngân hàng tập trung vào thu lãi cho vay. Tuy nhiên trong năm 2008, lợi nhuận của Ngân hàng chủ yếu tăng lên là do sự tăng mạnh của thu lãi từ tiền gửi, và điều này đã dẫn đến tổng lợi nhuận trong năm qua tăng vọt . Có thể thấy trong năm 2008 Ngân hàng đã chú trọng hơn trong chiến lược đầu tư tài chính vào các tổ chức khác, song song với việc cấp vốn cho vay nhằm tổi thiểu hóa rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khủng hoảng.

Bên cạnh đó tổng chi phí qua các năm cũng tăng lên cao. Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm phần lớn trong tổng hoạt động của Ngân hàng. Năm 2006 chi phí trả lãi là 50,804 triệu đồng, đến năm 2007 chi phí này tăng lên 14,629 triệu đồng, tương đương 28.09%. Đến năm 2008 chi phí trả lãi đã tăng lên đến 117,693 triệu đồng tương đương tăng 80.86% so với năm 2007. Có thể thấy do trong năm 2008 cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM diễn ra khốc liệt đã đẩy lãi suất huy động đầu vào lên mức rất cao, do đó làm cho chi phí trả lãi trong năm qua của Ngân hàng cũng đã tăng lên rất nhiều.

Nhìn chung qua các năm tuy cả thu nhập và chi phí đều tăng nhưng do tổng thu nhập tăng với tốc độ nhanh hơn nên lợi nhuận đạt được liên tục tăng qua các năm. Dự báo lợi nhuận sẽ còn tăng cao hơn trong tương lai do hiện nay Ngân hàng đang mở rộng phạm vi hoạt động cũng như các biện pháp đa dạng hóa dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

3.4. TÌNH HÌNH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1. Thuận lợi 3.4.1. Thuận lợi

- Thành phố Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của cả Đồng bằng sông Cửu Long và hiện nay đang có rất nhiều công trình, dự án trọng điểm nên nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng là đối tượng khách hàng lớn của Ngân hàng.

- Có thời gian hoạt động dài trên địa bàn, vị trí kinh doanh thuận lợi được nhiều người biết đến, có một lượng lớn khách hàng truyền thống, gắn bó với ngân hàng.

- Được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của Ngân Hàng cấp trên, đặc biệt là sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương đối với công tác tín dụng.

- Nguồn nhân lực tương đối đủ đảm nhận công tác cạnh tranh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là những cán bộ trẻ, có năng lực và nhiệt huyết, được bồi dưỡng đào tạo hàng năm.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư vào các lĩnh vực này.

- Đời sống thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao thuận lợi cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

3.4.2. Khó khăn

- Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều Ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm và dịch vụ, cả Ngân hàng quốc doanh và các Ngân hàng cổ phần đã gây nên sự cạnh tranh khá gay gắt. Ngoài ra còn có sự có mặt của các Công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện đã gây nhiều khó khăn trong việc huy động vốn.

- Lãi suất luôn thay đổi do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng. Bên cạnh đó giá vàng tăng liên tục cũng gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền của người dân.

- Việc nắm bắt những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng là vấn đề nan giải vì báo cáo tài chính của khách hàng mang tính chất hình thức, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng một cách chính xác.

- Hiện nay các Ngân hàng quốc doanh hầu hết đều có trang bị máy rút tiền tự động, trong khi đó Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ mới được trang bị đầu năm 2007 nên chưa liên kết nhiều với các Ngân hàng khác.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ

4.1.1. Thực trạng DNVVN trên phạm vi cả nƣớc

Trong những năm gần đây, số vốn mà các NHTM cho các DNVVN vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ. Theo đại diện các ngân hàng đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50- 60% tổng dư nợ. Theo thống kê của Ngân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)