Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG -CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 80 - 84)

Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, kiểm soát lạm phát; hạn chế sử dụng các liệu pháp can thiệp hành chính đối với thị trường để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các TCTD.

Cần tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ,…

Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin CIC giúp các TCTD có đầy đủ thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay. Chỉ đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 72 SVTH: Nguyễn Tú Phương

tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho người dân đối với hệ thống ngân hàng trong nước.

6.2.3. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương:

6.2.3.1. Nhà nước cần phải xây dựng một Thị trường tài chính – tiền

tệ phát triển:

Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam còn rất hạn chế. Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn kém phát triển và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Sự nông cạn của thị trường sẽ làm cho các công cụ thị trường kém phát huy tác dụng, trong đó bao gồm cả lãi suất. Sự lạc hậu. sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam thể hiện ở chỗ các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán thành phồ Hồ Chi Minh và trên thị trường tiền tệ trong những năm qua. Thực chất, hiện nay Việt Nam chưa có một thị trường chứng khoán theo đúng nghĩa của nó, sự tham gia của các trung gian tài chính vào thị trường mới chỉ ở mức độ thăm dò, nhiều tổ chức còm đứng ngoài cuộc. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ với sự hoạt động của thị trường mở, thị trường liên ngân hàng còn ít sôi động. Các giao dịch trên thị trường này còn mang tính chất một chiều, tức là một số ngân hàng luôn là người cung ứng vốn, còn có một số ngân hàng luôn có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy mà thị trường tiền tệ hoạt động còn rất hạn chế, chưa trở thành nơi cung cấp những thông tin về mức lãi suất ngắn hạn để có thể trở thành được đường cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất của thị trường cũng như việc định giá trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phát sinh. Như vậy, chính sự kém phát triển của thị trường tài chính – tiền tệ đã gây những khó khăn hạn chế cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc định lượng và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất.

6.2.3.2. Cần có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất:

Việc đo lường rủi ro lãi suất không chỉ nhằm đánh giá những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu trong quá khứ, trong điều kiện lãi suất thị trường biến động mà quan trọng hơn, giúp các ngân hàng dự tính được những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai, qua đó, giúp ngân hàng lựa chọn những giải pháp phòng ngừa một cách có hiệu quả những rủi ro này. Để dự tính chính xác mức độ

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 73 SVTH: Nguyễn Tú Phương

thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động thì một trong những vấn đề quan trọng là phải dự báo chính xác mức độ biến động của lãi suất trong tương lai. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện dự báo xu hướng biến động của những biên số vĩ mô quan trọng, trong đó có lãi suất. Đây cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các ngân hàng trong việc lượng hoá rủi ro lãi suất một cách chính xác.

6.2.3.3. Đảng và nhà nước cần phải hoàn thiện các văn bản pháp lý

về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại

Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định về việc quản lý, đo lường rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại, kể cả trong Quy chế giám sát của Thanh tra ngân hàng nhà nước cũng chưa có quy định nội dung giám sát này. Một khi cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các ngân hàng thương mại chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây là cũng chính là một điểm hạn chế cho việc lượng hoá rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại.

Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phát sinh cũng chưa được hoàn thiện. Hiện tại, ngân hàng nhà nước mới chỉ ban hàng các văn bản quy định về nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, đối với nghiệp vụ phát sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất, chưa có văn bản pháp lý nào được ban hành để hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ phát sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất, chưa có văn bản pháp lý nào được ban hành để hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ phát sinh về lãi suất khác như kỳ hạn tiền gửi (FED), kỳ hạn lãi suất (FRA), các nghiệp vụ quyền chọn như CẠP, FLOORS, COLLAR,….. Đối với các giao dịch phát sinh về chứng khoán như giao dịch kỳ hạn, quyền chọn trái phiếu, cổ phiếu cũng chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện tại Việt Nam.

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 74 SVTH: Nguyễn Tú Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến. (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

2. Lê Văn Tư. (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

3. Thái Văn Đại. (2003). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ, 2003.

4. Peter S.Rose. (2001). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính. 5. Nguyễn Thị Thanh Sơn “Quản trị tài sản và nguồn vốn của các ngân hàng

thương mại nước ta hiện nay”. Tạp chí ngân hàng, Số (5).

6. Nguyễn Anh Thư “Mô hình định giá lại trong quản trị rủi ro lãi suất”. Thị trường tài chính tiền tệ, Số (8/2005).

7. Lê Quốc Việt“Cuộc đua lãi suất bắt đầu khởi tranh”. Tạp chí ngân hàng, Số (22). 8. Một số tài liệu, bài viết có liên quan từ mạng Internet.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG -CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 80 - 84)