Điều chỉnh cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG -CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 74 - 76)

Ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường. Tùy vào mức độ rủi ro của ngân hàng nhà quản trị thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất (những tài sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất (những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường). Do ngân hàng Vietinbank Cần Thơ đang có trạng thái nhạy cảm về vốn (nguồn vốn nhạy cảm > tài sản nhạy cảm), nên ngân hàng có thể kéo dài thời gian tồn tại của nguồn vốn, tức là tăng

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 66 SVTH: Nguyễn Tú Phương

thời hạn huy động vốn có thời hạn và giảm thời gian tồn tại của tài sản, tức là giảm thời hạn cho vay. Cụ thể như sau:

- Hoán đổi các khoản mục nguồn vốn:

Ngân hàng có thể làm cho độ co giãn lãi suất của nguồn vốn được giảm xuống để cân bằng hoặc tiến tới cân bằng với độ co giãn của tài sản thông qua việc chuyển đổi một số khoản mục của nguồn vốn. Chẳng hạn, ngân hàng có thể trả lại các khoản vay thị trường liên ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất biến đổi và thay vào đó là các khoản vay thị trường liên ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất cố định. Điều đó có nghĩa là các khoản nguồn vốn có độ co giãn lãi suất lớn đã được thay bằng các khoản có độ co giãn lãi suất bằng không, làm độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ bên nguồn vốn giảm xuống. Như vậy, ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu giảm rủi ro lãi suất của mình. Độ co giãn của lãi suất chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục nguồn vốn này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ nguồn vốn giảm xuống được bao nhiêu, có đạt mục tiêu cân bằng, hay giảm chênh lệch với bên tài sản hay không.

- Hoán đổi các khoản mục đầu tư:

Với việc hoán đổi một số khoản mục trong danh mục đầu tư (sử dụng vốn), ngân hàng có thể làm tăng độ co giãn lãi suất của tài sản với mục đích tạo ra sự cân bằng hoặc giảm sự chênh lệch với độ co giãn của lãi suất nguồn vốn. Chẳng hạn, ngân hàng có thể chuyển đổi một số danh mục đầu tư có lãi suất cố định như trái phiếu Chính phủ thành các khoản đầu tư có lãi suất biến đổi. Ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng về một lãi suất linh hoạt, không cố định và được điều chỉnh theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm. Điều này sẽ giúp cho độ co giãn lãi suất của toàn bộ tài sản giảm tăng lên, bớt chênh lệch với độ co giãn lãi suất của toàn bộ nguồn vốn. Độ co giãn của lãi suất dự định chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục tài sản này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ tài sản tăng được bao nhiêu, có đạt mục tiêu giảm rủi ro lãi suất hay không.

- Tăng qui mô cân số ( tăng tổng nguồn vốn, tăng tổng tài sản)

Nếu như các biện pháp chuyển đổi khoản mục tài sản hay nguồn vốn không đem lại kết quả điều tiết rủi ro lãi suất như mong muốn hoặc mới chỉ đạt một phần yêu cầu thì ngân hàng phải sử dụng biện pháp tăng qui mô cân số vơí

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 67 SVTH: Nguyễn Tú Phương

mục đích đồng thời tăng độ co giãn lãi suất một bên bảng cân đối và giảm độ co giãn lãi suất bên kia. Chẳng hạn, khi độ co giãn lãi suất của tài sản quá cao so với nguồn vốn thì ngân hàng có thể huy động vốn vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng (với lãi suất biến đổi) để đầu tư lại cho các sản phẩm có lãi suất cố định (độ co giãn lãi suất bằng không).

- Giảm qui mô cân số (giảm tổng nguồn vốn, giảm tổng tài sản)

Tương tự biện pháp tăng tổng nguồn vốn, tổng tài sản, ngân hàng cũng có thể dùng biện pháp giảm quy mô nguồn vốn, tổng tài sản của mình để đạt được mục đích điều tiết rủi ro lãi suất. Do ngân hàng đang nhạy cảm về vốn nên Ngân hàng có thể bán các khoản đầu tư có lãi suất cố định và cũng đồng thời đem trả lại các khoản vốn vay có lãi suất thay đổi đã vay trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, sử dụng một trong hai biện pháp này cần hết sức thận trọng vì có những hạn chế nhất định. Qui mô tổng nguồn vốn/tổng tài sản tăng lên hay giảm xuống cũng có thể sẽ làm thay đổi cơ cấu và hàng loạt chỉ số hoạt động, các tỷ lệ an toàn khác theo chiều hướng xấu đi mà ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ như chỉ số về khả năng chi trả, khả năng thanh toán tức thời của ngân hàng. Do vậy, cần tính toán kỹ và sử dụng biện pháp này ở mức độ tương đối hạn chế.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG -CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)