Đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Ở THÁI LAN (Trang 40 - 50)

Trớc khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, Thái Lan đợc coi là một trong những đầu tàu kinh tế của ASEAN. Cộng đồng cuốc tế, IMF và WB nhận định Thái Lan sẽ trở thành một trong những nền kinh tế lớn ở châu á

trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Trên thực tế, trong suốt hơn 30 năm thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc, nền kinh tế Thái Lan đã đạt đợc những thành tựu rất ấn tợng. GDP trong nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX luôn đạt mức từ 85 tỷ đến 170 tỷ USD/ năm, tăng trởng xuất khẩu đạt bình quân 28%, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chỉ còn 10,4% (năm 1996), công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Thái Lan trở thành môi trờng đầu t hấp dẫn ở châu á với số vốn đầu t của nớc ngoài chiếm tới 40% GDP (1991 - 1996).

Bảng 3: Tốc độ tăng trởng GDP của các nớc châu á trớc và trong cuộc khủng hoảng.

Nớc Thái Lan 7,0 7,1 8,2 8,6 8,7 6,7 - 0,4 - 8,3 Malaixia 8,7 8,5 8,3 9,2 9,6 8,2 7,0 2,0 Inđônêxia 7,0 6,5 6,5 7,3 8,1 7,6 4,6 - 13,7 Philíppin - 0,6 0,3 2,1 5,3 5,7 5,8 5,2 - 0,5 Hàn Quốc 9,1 5,1 5,8 8,4 9,0 7,1 5,5 - 5,8 (Nguồn: [21; 25])

Mặc dù đạt đợc những thành tựu to lớn nh vậy nhng bản thân nền kinh tế Thái Lan cũng bộc lộ những dấu hiệu bất ổn, sự phát triển của Thái Lan cha đi đôi với sự ổn định và bền vững. Chính vì vậy nên không ai bất ngờ khi Thái Lan trở thành “ngòi nổ” của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan một mặt phản ánh sự phát triển thiếu ổn định của nền kinh tế, mặt khác nó cũng tác động sâu sắc đến các khu vực kinh tế của Thái Lan. Cơn bão tài chính - tiền tệ châu á đã làm suy sụp nền kinh tế Thái Lan. Tốc độ tăng trởng GDP từ 6,4% năm 1996 giảm xuống - 0,4% năm 1997 và - 8,3% năm 1998, trong khi đó lạm phát tăng từ 4,8% năm 1996 lên 8,1% năm 1998, đồng Bạt mất giá đến mức kỷ lục 112% (54,1 Bạt/ USD) vào tháng 1 - 1998. Tỷ lệ tích lũy tiêu dùng so với GDP từ 41,4% năm 1996 giảm xuống còn 33,3% vào năm 1997 và 20,3% năm 1998. Chỉ trong vòng một năm, suy thoái kinh tế đã làm Thái Lan kiệt quệ tới 10% GDP. Năm 1996 GDP của Thái Lan đạt 183 tỷ USD, năm 1997 giảm xuống còn 151 tỷ USD, năm 1998 giảm xuống 112 tỷ USD, mức thấp nhất trong vòng 6 năm kể từ năm 1992. Thu nhập quốc dân dân trên đầu ngời từ 3.012 USD/ngời năm 1996 giảm xuống còn 1.828 USD/ngời vào năm 1998. Tất cả các lĩnh vực kinh tế của Thái Lan đều chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.

- Thơng mại:

Mặc dù nền kinh tế hớng ngoại dựa vào xuất khẩu đạt đợc tốc độ tăng tr- ởng xuất khẩu cao (năm 1994 và 1995 là hơn 20%), tuy nhiên trong thời kỳ 1991 - 1996, về cơ bản, Thái Lan vẫn là nớc nhập siêu. Cán cân thơng mại năm

1995 là - 7,7 tỷ USD, năm 1996 là - 9,5 tỷ USD, cán cân tài khoản vãng lai tơng ứng là - 13,55 tỷ USD và - 14,69 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đồng Bạt bị kìm giữ tỷ giá quá lâu so với giá trị thực của nó. Chính vì vậy đồng Bạt bị mất giá sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Một mặt hàng hoá của Thái Lan trên thị trờng quốc tế sẽ có sức cạnh tranh hơn do chí phí bằng USD giảm. Mặt khác, do điều kiện kinh tế khủng hoảng nên ngời Thái cũng phải tiết kiệm hơn trong việc chi dùng những thứ hàng hoá nhập ngoại. Nếu nh 1996 xuất khẩu của Thái Lan đạt 54,4 tỷ USD,nhập khẩu đạt 63,9 tỷ USD thì đến năm 1997 chỉ số này lần lợt là 56,7 tỷ USD và 55,1 tỷ USD. Đặc biệt, đến năm 1998 xuất khẩu đạt 52,9 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ có 40,6 tỷ USD, nh vậy cán cân thơng mại đạt 12,3 tỷ USD, thặng d tài khoản vãng lai đạt mức kỷ lục là 14,3 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ năm 1998 tăng 2,5 tỷ USD so với năm 1997, tỷ giá hối đoái bình quân của đồng Bạt so với đồng USD đạt 41,37 Bạt/ USD (năm1997 là 47,25 Bạt/ USD).

Với chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm vực dậy nền kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh tế của Thái Lan đã đạt đợc tốc độ tăng trởng cao trong 2 năm khủng hoảng. Tiêu biểu là các sản phẩm nh gạo, tôm đông lạnh, hàng dệt may, đá quý và kim hoàn… Về xuất khẩu gạo: Thái Lan tiếp tục là nớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, năm 1996 đạt 50,7 tỷ Bạt, năm 1997 tăng lên 65 tỷ Bạt và năm 1998 đạt giá trị kỷ lục 86,8 tỷ Bạt; về xuất khẩu tôm đông lạnh, năm 1996 đạt 43,4 tỷ Bạt, năm 1997 đạt 47,1 tỷ Bạt và năm 1999 đạt 58,3 tỷ Bạt; về xuất khẩu hàng dệt may, năm 1996 đạt 118,5 tỷ Bạt, năm 1997 đạt 147,4 tỷ Bạt, năm 1998 tăng lên 183 tỷ Bạt; về xuất khẩu đá quý và kim hoàn, năm 1996 đạt 51,5 tỷ Bạt, năm 1997 đạt 52,8 tỷ Bạt, năm 1998 tăng lên 54,1 tỷ Bạt…

Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu của một số nớc châu á từ 1996 – 1998

Năm

Xuất khẩu (tỷ USD)

Nhập khẩu (tỷ USD)

Cán cân thơng mại (tỷ USD)

Nớc 1996 1997 1998 1996 1997 1998 1996 1997 1998 Thái Lan 54,7 56,7 52,9 70,8 61,3 40,6 - 16,1 - 4,6 12,3 Malaixia 75,0 78,1 81,0 75,5 73,8 77,5 0,5 4,6 3,5 Inđônêxia 51,0 53,3 60,7 48,0 41,5 40 3,0 11,8 20,4 Philíppin 20,5 25,2 31,8 32,3 35,9 39,8 - 11,7 - 10,7 - 8,0 Hàn Quốc 129,8 138,7 150,0 150,2 148,6 140 - 20,4 - 9,9 10,0 (Nguồn [21; 27])

Tuy nhiên nếu chỉ nhìn nhận sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở Thái Lan theo các chỉ số tăng trởng xuất khẩu và thặng d thơng mại thì không thể thấy hết đợc hậu quả trầm trọng từ cuộc khủng hoảng này.

Có thể thấy rõ rằng, xuất khẩu của Thái Lan tăng trởng là do đồng Bạt bị thả nổi, một giải pháp bất đắc dĩ của Chính phủ Thái Lan, đó không phải là sự điều tiết tỷ giá hối đoái một cách chủ động để kích thích tăng trởng xuất khẩu. Nói cách khác việc tăng trởng xuất khẩu quá nhanh trong thời kỳ khủng hoảng không nằm trong kế hoạch từ trớc của Chính phủ Thái Lan. Điều này khẳng định rằng, tác động tích cực từ cuộc khủng hoảng đối với hoạt động xuất nhập khẩu chỉ là một hệ quả nhất thời mà không mang tính bền vững. Những chỉ số về cán cân thơng mại và thặng d tài khoản vãng lai do đó cũng không thể tô điểm cho bức tranh kinh tế vô cùng ảm đạm của Thái Lan trong các năm 1997, 1998. Nợ nớc ngoài tiếp tục gia tăng với con số hàng trăm tỷ USD, tốc độ tăng trởng GDP suy giảm kỷ lục - 8,3% năm 1998,lạm phát tăng lên 8,1% ...

Đối với hoạt động nhập khẩu, tác động của cuộc khủng hoảng là vô cùng nghiêm trọng. Đồng Bạt mất giá đã làm cho chi phí nhập khẩu (tính bằng USD) tăng lên. Ngời ta tính rằng nếu đồng Bạt mất giá 10% thì chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên 4,2%. Trong thời điểm đồng Bạt mất giá kỷ lục, tháng 1 - 1998, 54,1Bạt/1USD (mất giá 112%) thì chi phí nhập khẩu tăng lên 27,3%. Điều này làm cho các ngành nhập khẩu nguyên liệu từ nớc ngoài gặp khó khăn về chi phí

và vốn quay vòng. Tác động mạnh nhất là đối với những ngành sử dụng nhiều nhiên liệu vì Thái Lan là nớc nhập xăng dầu và than đá. Trong các năm 1997 và 1998, chi phí nhập khẩu xăng dầu mỗi năm không dới 7 tỷ USD, sản lợng than đá nhập khẩu cũng giảm đáng kể do nhu cầu nhiên liệu phục vụ công nghiệp giảm sút: năm 1996 nhập khẩu 3,9 triệu tấn, năm 1998 giảm xuống còn 1,63 triệu tấn. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, việc nhập khẩu máy móc và thiết bị phục vụ cho chiến lợc xuất khẩu nông sản cũng gặp phải những chi phí khổng lồ.

Bên cạnh đó, do sức mua trong nớc giảm nên một số mặt hàng nhập khẩu truyền thống của Thái Lan giảm sút đáng kể, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ phẩm phục vụ nhu cầu của c dân thành thị. Điều này đã làm cho hàng hoá của các đối tác kinh tế nớc ngoài giảm sút thị phần tại Thái Lan. Giá trị nhập khẩu thấp cũng làm xấu đi môi trờng đầu t nớc ngoài, nhiều nhà đầu t đã tìm cách rời khỏi Thái Lan tìm thị trờng mới. Tuy nhiên, việc giá trị nhập khẩu thấp hơn giá trị xuất khẩu đã tạo nên nguồn thặng d thơng mại lớn, góp phần bổ sung vào nguồn dự trữ quốc gia đang ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng.

Tất cả những dẫn chứng trên lý giải rằng tại sao Thái Lan đạt đợc thặng d thơng mại kỷ lục (14,3 tỷ USD vào năm 1998) nhng tốc độ tăng trởng kinh tế vẫn giảm, lạm phát vẫn ở mức báo động (8,1%)... Nền kinh tế Thái Lan sau gần hai năm khủng hoảng đến cuối năm 1998 vẫn cha cho thấy những dấu hiệu phục hồi.

- Đầu t:

Kinh tế Thái Lan là nền kinh tế hớng ngoại chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu t của nớc ngoài. Do đó, khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ ra, lĩnh vực đầu t là một trong những khu vực kinh tế bị tổn thất nặng nề nhất. Đặc biệt, nguồn vốn nớc ngoài đầu t vào Thái Lan chủ yếu ở dạng tài chính và tín dụng ngắn hạn (chiếm gần 90%), do đó khi nền kinh tế bộc lộ dấu hiệu khủng hoảng, các nhà đầu t nớc ngoài đã nhanh chóng rút nguồn vốn này ra khỏi hệ thống

ngân hàng. Nếu nh năm 1996, tổng vốn đầu t thuần vào Thái Lan là 19,5 tỷ USD thì năm 1997 số vốn thất thoát ra khỏi là 9,1 tỷ USD, năm 1998 rút tiếp 9,5 tỷ USD [43;20]. Sự ổn định của đồng Bạt trong một thời gian dài khiến Thái Lan trở thành một trong những môi trờng đầu t hấp dẫn nhất châu á, nhng cũng chính sự mất giá của đồng Bạt đã làm cho môi trờng đầu t của nớc này bị ảnh h- ởng nghiêm trọng. Tính đến năm 1995, tổng số vốn đầu t nớc ngoài vào Thái Lan đạt 70,7 tỷ USD, thì năm 1997 chỉ còn 50,3 tỷ USD và đến năm 1998, con số này thấp xuống mức kỷ lục 22,7 tỷ USD. Nhiều nhà đầu t rời bỏ thị trờng Thái Lan, nhiều dự án đầu t đành phải bỏ giữa chừng do không có vốn để hoạt động. Sự trì trệ của hoạt động đầu t không chỉ gây thiệt đối với ngời Thái mà còn gây thiệt hại nặng nề đối với nhiều tập đoàn kinh tế lớn của nớc ngoài. Hàng tỷ USD của các nhà đầu t nớc ngoài đã bị ứ đọng trong các lĩnh vực đầu t nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí...

Sự sút giảm của hoạt động đầu t cũng đã làm cho số nợ nớc ngoài của Thái Lan gia tăng từ 89 tỷ USD năm 1996 lên 97 tỷ USD năm 1997 và 104 tỷ USD năm 1998, trong đó hơn 50% là nợ ngắn hạn. Dự trữ ngoại tệ cũng giảm gần 10 tỷ USD từ 38,7 tỷ USD năm 1996 xuống còn 29,5 tỷ USD năm 1998. Chính phủ Thái Lan không có đủ dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ cho sự thâm hụt nguồn vốn đầu t cũng nh cứu vãn sự phá giá của đồng Bạt. Năm 1997, nguồn dự trữ quốc gia của Thái Lan chỉ bằng 27,8% nợ nớc ngoài, áp lực tài chính đè nặng lên các doanh nghiệp, hậu quả là phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu t của nớc ngoài làm ăn thua lỗ và dẫn đến phá sản. Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 1998, có tới 3961 doanh nghiệp ngừng hoạt động, trong đó có 582 doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Mặt khác để chống đợc lạm phát, lãi suất trong nớc phải luôn duy trì ở mức cao và điều đó sẽ gây tác động tiêu cực tới đầu t.

Nh vậy, từ chỗ là môi trờng hấp dẫn đối với các nhà đầu t nớc ngoài, đến khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bùng nổ, Thái Lan lại trở thành nơi

tháo chạy đầu tiên của họ. Hoạt động đầu t vốn luôn sôi động trở nên trì trệ, đình đốn trong không khí ảm đạm của nền tài chính đất nớc.

- Công nghiệp:

Chính sách u tiên phát triển công nghiệp của Thái Lan đã đem lại nguồn thu lớn cho đất nớc. Tuy nhiên việc quá thiên về các ngành công nghiệp chế tạo đã làm cho cơ cấu nền công nghiệp bộc lộ những dấu hiệu bất hợp lý. Chính vì vậy khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bùng nổ, công nghiệp là trong những khu vực kinh tế chịu hậu quả nặng nề nhất.

Do hầu hết các nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế tạo ở Thái Lan đều nhập từ nớc ngoài nên khi đồng USD lên giá so với đồng Bạt thì việc nhập nguyên liệu đã gặp khó khăn. Chỉ tính riêng trong tháng 12 năm 1997, chỉ số công nghiệp của Thái Lan đã giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trớc [19; 78], trong đó một số nhóm ngành chính yếu nh: vật liệu xây dựng giảm 14,4% ; Ph- ơng tiện giao thông giảm 62,4%; thiếc giảm 32%... Năm 1996, tốc độ tăng tr- ởng công nghiệp là 7%, năm 1998 giảm xuống mức kỷ lục là - 13,6%. Ngời ta tính rằng chỉ trong vòng 1 tháng sau khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bùng nổ ở Thái Lan, các hãng bán xe hơi trả góp đã thu hồi trở lại hơn 3000 xe và từ tháng 9 năm 1997, các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản đã giảm 72% mức bán ra thị trờng Thái Lan. Ngành sản xuất và lắp ráp xe gắn máy cũng chỉ còn chạy 30% công suất, ngành đờng sắt ngng 4 dự án liên quan đến 700km đờng mới... Ngoại trừ một số ngành công nghiệp phục vụ mục tiêu xuất khẩu nh chế biến gạo, chế biến hải sản, dệt may, khai thác và chế tác đá quý, kim hoàn đạt đợc giá trị trăng trởng cao còn phần lớn các lĩnh vực công nghiệp khác đều bị giảm sút về sản lợng: sản lợng xi măng năm 1997 đạt 37 triệu tấn, năm 1998 giảm xuống còn 22,7 triệu tấn; sản lợng đờng năm 1997 là 6,18 triệu tấn, năm 1998 giảm xuống còn 3,92 triệu tấn; sản lợng gỗ xẻ năm 1997 là 426 nghìn m3, năm 1998 giảm xuống còn 103 nghìn m3; sản lợng đay năm 1996 đạt 61,6 nghìn tấn, năm 1997 giảm xuống còn 39,2 nghìn tấn, năm 1998 là 18,5 nghìn tấn; sản lợng

thiếc từ 238,6 nghìn tấn năm 1997 giảm xuống còn 189,1 nghìn tấn vào năm 1998… Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về sản lợng công nghiệp chủ yếu là do đồng Bạt mất giá dẫn đến giá nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp tăng cao cùng với nhu cầu trong nớc giảm hẳn sau khi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ bùng nổ.

- Thị trờng bất động sản:

Trớc khi diễn ra cuộc khủng hoảng, thị trờng bất đồng sản là một trong những khu vực kinh tế sôi động nhất. Lợi dụng nguồn vốn vay rẻ của nớc ngoài cùng với tiềm năng du lịch của đất nớc, tâm lý của các nhà kinh doanh Thái Lan là muốn đầu t vào ngành gì để sinh lợi nhanh nhất. Vì thế họ đổ xô đi vay vốn của các ngân hàng thơng mại và đầu t ồ ạt vào các ngành xây dựng nhà hàng khách sạn và kinh doanh bất động sản. Chỉ trong vòng một thập kỷ (từ 1986 - 1995) ở các thành phố lớn nh Băng Cốc và Chiềng Mai, số lợng khách sạn, nhà

Một phần của tài liệu CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Ở THÁI LAN (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w