CHƯƠNG 3 NGHI PS N X UT X IM NG VIT NAM ỞỆ

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam (Trang 113 - 190)

CẠNH TRANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG Ở VIỆT NAM

3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TĂNG CƯỜNG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG

3.1.1 Tiếp cận phân tích SWOT làm cơ sở lựa chọn những định hướng chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng

Trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, HNKTQT là xu thế tất yếu không thể cưỡng lại, mặc dù đó là quá trình đầy mâu thuẫn, khó khăn và gặp nhiều sự phản đối từ các phía khác nhau. Tiến trình này được nâng lên một bước vào giai đoạn 2001-2010. Thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ra sức nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế [8]. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh tiến trình HNKTQT một cách chủ động, tích cực và có mục tiêu cụ thể. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng trong Nghị quyết Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN số 07-NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 về HNKTQT và Chương trình hành động của Chính phủ ngày 14 tháng 3 năm 2002. Thực hiện chương trình hành động, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành một loạt các cải cách quan trọng về luật pháp, điều chỉnh vai trò của nhà nước, cải cách và phát triển hệ thống tài chính, tiền tệ, thương mại, phát triển kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính,v.v...

Năm 2006 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình HNKTQT. Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Đây cũng là thời điểm Việt Nam thực hiện một loạt các cam kết trong khuôn khổ AFTA và BTA. Mở cửa thị trường dẫn đến cạnh tranh gay gắt hơn. Mỗi doanh nghiệp xi măng cần phải đánh giá lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, doanh nghiệp cũng

phải đánh giá và xác định được các cơ hội và thách thức do quá trình mở cửa, HNKTQT mang lại. Tiếp cận phân tích SWOT dưới đây được xem xét trong tầm nhìn 5-10 năm tới của ngành xi măng và nền kinh tế nói chung.

3.1.1.1 Những điểm mạnh chủ yếu

Qua quá trình phát triển, mỗi nhóm doanh nghiệp xi măng có những nét khá tương đồng về một số đặc điểm chủ yếu như nguồn lực, khả năng kinh doanh, năng lực tổ chức quản lý, … Mặc dù vậy, tiếp cận theo nhóm doanh nghiệp, trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng giá cả để cạnh tranh và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gắn với các phân tích về cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xi măng thời gian tới, có thể khái quát một số điểm mạnh và lợi thế của mỗi nhóm DNSXXM ở Việt Nam.

(1) Tổng Công ty Xi măng

Với tư cách là người chi phối và nắm giữ vai trò chủ đạo trên thị trường xi măng, nhóm doanh nghiệp này thể hiện những điểm mạnh nổi bật sau đây :

Một là, tất cả các công ty thành viên đều có quy mô lớn với công suất thiết kế

từ 1 triệu tấn trở lên, trong đó một số nhà máy đang được mở rộng tăng công suất lên gấp 2-2,5 lần như Hoàng Thạch 3, Bút Sơn 2, Bỉm Sơn (mở rộng). Nhờ vậy các doanh nghiệp thành viên của TCTXM có thể khai thác lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi tỷ lệ huy động công suất được duy trì ở mức cao. Hiện tại, TCTXM vẫn là người nắm giữ thị phần cao nhất. 100% công ty thành viên được phân bố ở những vùng thuận lợi gần nguồn nguyên liệu dồi dào, hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường sắt phát triển. Trong chiến lược phát triển của mình, TCTXM, tiếp tục thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, duy trì và nâng cao chất lượng xi măng và phát triển các nhà máy mới công suất lớn, công nghệ hiện đại.

Hai là, theo lộ trình tự do hoá thương mại, các doanh nghiệp thành viên

hạn ngạch, khai thác nguyên vật liệu,.. TCTXM nhận được khá nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ kể cả trong đàm phán với các đối tác nước ngoài khi thực hiện các dự án liên doanh hoặc thực hiện các điều khoản của các hiệp định tự do hóa thương mại có liên quan đến lĩnh vực xi măng trong nước.

Ba là, khả năng tài chính mạnh giúp TCTXM có thể thực hiện các dự án mở

rộng hoặc nâng cấp các nhà máy hiện tại nâng công suất thiết kế, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất và đổi mới công nghệ cho các công ty thành viên

Bốn là, hoạt động theo mô hình tập đoàn, TCTXM dễ dàng thực hiện cơ chế

bù trừ và hỗ trợ giữa các thành viêng của tập đoàn. Do vậy, khi có các nhà máy mới hoặc công ty mới được thành lập, TCT có thể bù lỗ cho sản phẩm xi măng của các doanh nghiệp này bằng các khoản lãi của các công ty đang hoạt động tốt. Đồng thời, TCTXM cũng hỗ trợ về thị trường tiêu thụ thông qua cơ chế cho thuê nhãn hiệu trong nội bộ Tổng Công ty. Với cách thức như vậy, Tổng Công ty có thể giúp các doanh nghiệp thành viên mới cầm cự trong thời gian dài ngay cả khi thị trường xi măng tăng trưởng chậm hoặc bất ổn. Trong khi đó, các doanh nghiệp xi măng ngoài Tổng Công ty không thể làm được điều này.

Năm là, công nghệ sản xuất tương đối hiện đại: Tất cả các nhà máy đều mới

được xây dựng với công nghệ hiện đại từ các nước phát triển. Đối với các nhà máy cũ, các dây chuyền sản xuất được nâng cấp thiết bị và đổi mới công nghệ. Một số doanh nghiệp có được lợi thế nhờ kinh nghiệm như Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hà Tiên trong khi một số khác lại có ưu thế nhờ công nghệ hiện đại như Tam Điệp, Hoàng Mai,...

Sáu là, sản phẩm của TCTXM được biết đến một cách rộng rãi, được ưa

chuộng, có uy tín ở nhiều vùng và khu vực rộng lớn. Trên thực tế, nhờ ưu thế độc quyền trong thời gian dài, Tổng Công ty xi măng và các doanh nghiệp thành viên của nó đã chiếm lĩnh được các khúc thị trường quan trọng như Xi măng Hoàng

Thạch, Bỉm Sơn ở khu vực thị trường phía Bắc, Xi măng Hà Tiên ở khu vực thị trường Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Bảy là, hệ thống phân phối rộng: ngoài hệ thống phân phối của TCTXM, mỗi

doanh nghiệp thành viên lại xây dựng và duy trì một hệ thống phân phối song hành. Hiện tại, TCTXM đã phát triển được một hệ thống phân phối và hệ thống hậu cần tương đối hoàn chỉnh ở tất cả các thị trường chính. Ngoài ra, với tư cách là tập đoàn chủ lực của Nhà nước, TCTXM luôn luôn là lực lượng khai phá những thị trường mới ít hấp dẫn các công ty XMLD hoặc các công ty xi măng địa phương không thể vươn tới được. Nhờ đó, TCTXM dành được lợi thế của người đi trước khi chiếm lĩnh thị trường bằng các nhãn hiệu xi măng mới hoặc hiện có. Mặt khác, với sự độc lập nhất định, các công ty thành viên cũng khá chủ động trong việc phát triển hệ thống phân phối mới trên những thị trường mới.

Có thể khẳng định là Tổng công ty xi măng tiếp tục là nhóm doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường xi măng trong nước trong nhiều năm tới.

(2) Các công ty XMLD với tư cách là nhóm doanh nghiệp đi sau, lực lượng

mới nổi trên thị trường xi măng trong nước có một số điểm mạnh chủ yếu:

Thứ nhất, quy mô lớn, công nghệ hiện đại: trừ công ty TNHH Luksvaxi công

suất 500 nghìn tấn, 4 công ty liên doanh còn lại đều có công suất từ 1,4 triệu tấn đến 3 triệu tấn. Đồng thời, một số liên doanh đang được xây dựng mở rộng tăng gấp đôi công suất thiết kế là công ty TNHH Luksvaxi, công ty XMLD Nghi Sơn, Công ty xi măng Chinfon. Công ty TNHH Luksvaxi đã có kế hoạch mở rộng công suất qua ba giai đoạn lên tới 3,5 triệu tấn. Các công ty liên doanh Nghi Sơn và Chinfon đều đã triển khai các dự án mở rộng tăng gấp đôi công suất thiết kế hiện tại. Điểm mạnh quan trọng của các công ty liên doanh là có lợi thế của người đi sau với công nghệ sản xuất hiện đại hơn và mô hình quản trị tiên tiến hơn. Mặt khác, nhờ sự trợ giúp của các đối tác nước ngoài trong liên doanh, các công ty XMLD

đều có thể nhanh chóng tiếp cận và áp dụng công nghệ sản xuất và quản lý mới tiến bộ hơn.

Thứ hai, tiềm lực tài chính mạnh đảm bảo cho công ty XMLD khả năng phản

ứng nhanh chóng với những biến động của thị trường và có thể giảm thiểu được các rủi ro khi xâm nhập thị trường mới và đưa sản phẩm mới vào thị trường. Đặc biệt, các công ty XMLD có thể chấp nhận lỗ hoặc hoà vốn trong một thời gian dài hơn để chiếm lĩnh thị trường và tiến tới có lãi trong dài hạn. Mặt khác, tiềm lực tài chính mạnh đảm bảo cho công ty lợi thế to lớn trong thiết lập quan hệ với các nhà phân phối xi măng ở các khu vực thị trường cạnh tranh cao. Các công ty XMLD có thể thực hiện các hoạt động khuyến mại, trợ giúp nhà phân phối thường xuyên hơn và với tỷ lệ cao hơn các công ty xi măng khác cùng có mặt trên thị trường.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, không phải giải quyết bài toán sắp xếp lại

lực lượng lao động như các doanh nghiệp xi măng nhà nước thuộc TCTXM hay địa phương và ngành đảm bảo cho các công ty XMLD tiết kiệm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm, đồng thời có thể tái cơ cấu lực lượng lao động của công ty một cách nhanh chóng. Số lượng nhân sự hợp lý và trình độ chuyên môn cao của lượng lao động cùng với công nghệ sản xuất và quản lý hiện đại là những ưu thế nổi trội của các công ty XMLD trong việc sử dụng có hiệu quả hơn các yếu tố đầu vào trong sản xuất và cung ứng xi măng.

Thứ tư, trình độ quản lý, marketing tốt là ưu thế nổi trội của các công ty liên

doanh. Các công ty này không chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan chủ quản như TCTXM và doanh nghiệp xi măng địa phương và ngành và không bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định về hạch toán giá thành và chi phí, do đó, khá linh hoạt trong định giá sản phẩm và áp dụng các biện pháp tiếp thị. Trình độ làm marketing chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên tiếp thị được hỗ trợ bởi một ngân sách marketing mạnh và cơ cấu quản lý gọn nhẹ, năng động, ít bị xơ cứng.

Thứ năm, thương hiệu có uy tín: Chỉ sau một thời gian ngắn có mặt tại thị

trường Việt Nam, các công ty liên doanh đã tạo lập và duy trì được những thương hiệu xi măng mạnh như Holcim, Chinfon, Nghi Sơn.

Thứ sáu, thu hút lao động chất lượng cao từ các công ty thuộc TCTXM nhờ

chính sách trả lương và điều kiện làm việc có nhiều ưu thế so với các công ty thuộc sở hữu nhà nước.

Thứ bảy, một số điểm mạnh khác: chất lượng sản phẩm cao và ổn định nhờ

công nghệ tiên tiến và hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ.

Các công ty xi măng liên doanh thực sự là lực lượng mới nổi và đe doạ thị phần và vị trí của TCTXM trên thị trường xi măng trong nước. Đây sẽ là lực lượng thách thức đối với TCTXM.

(3) Các công ty xi măng địa phương và ngành

Trong tương quan so sánh với các doanh nghiệp thuộc TCTXM và các công ty XMLD, các công ty xi măng địa phương và ngành không có những lợi thế hay điểm mạnh đáng kể nào. Nói chung, có thể nêu ra ở đây một số điểm mạnh chủ yếu của nhóm doanh nghiệp này:

Một là, tuyệt đại bộ phận các doanh nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu

dồi dào và thị trường tiêu thụ tại địa phương. Do đó, các doanh nghiệp xi măng địa phương có thể giảm chi phí nguyên vật liệu và chi phí lưu thông sản phẩm. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xi măng địa phương và ngành có thể áp dụng các mức giá thấp của các loại xi măng phẩm cấp trung bình.

Hai là, hầu hết các doanh nghiệp xi măng địa phương được thành lập từ khá

lâu so với nhiều doanh nghiệp xi măng khác. Nhãn hiệu sản phẩm của các DNSXXM địa phương và ngành khá quen thuộc với các khách hàng địa phương và khu vực phụ cận. Trong một chừng mực nhất định, sự tập trung của doanh nghiệp

xi măng địa phương và ngành vào đáp ứng nhu cầu về các loại xi măng thông dụng chất lượng trung bình của các nhóm khách hàng địa phương giúp cho các doanh nghiệp này hiểu biết sâu hơn về nhu cầu xi măng của nhóm khách hàng này.

Ba là, doanh nghiệp xi măng địa phương và ngành có các mối quan hệ chặt

chẽ với chính quyền và cơ quan chủ quản ngành, có lợi thế hơn so với các công ty xi măng thuộc TCTXM và các công ty XMLD khi tham gia đấu thầu cung ứng xi măng cho các công trình xây dựng do địa phương và ngành quản lý.

Bốn là, Sự tồn tại lâu năm trong lĩnh vực xi măng đảm bảo cho các doanh

nghiệp xi măng địa phương và ngành đạt được tính kinh tế nhờ kinh nghiệm trong sản xuất và cung ứng sản phẩm. Cùng với lợi thế chi phí sản xuất và lưu thông thấp, doanh nghiệp xi măng địa phương và ngành có thể đạt mục tiêu lợi nhuận ngay cả khi không đạt sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ tại mức thiết kế.

Kết hợp cả những điểm trên, các doanh nghiệp xi măng địa phương và ngành có được lợi thế căn bản là chi phí sản xuất và lưu thông thấp.

3.1.1.2 Các điểm yếu/hạn chế chính

(1) Tổng Công ty Xi măng

Bên cạnh các điểm mạnh nổi bật, các DNSXXM thuộc TCTXM vẫn còn những điểm yếu không dễ khắc phục trong thời gian ngắn. Có thể liệt kê một số điểm yếu tổng quát của nhóm doanh nghiệp thuộc TCTXM:

- Bộ máy quản lý cồng kềnh được coi là yếu điểm lớn nhất của TCTXM. Hệ thống quản lý 2 cấp theo mô hình hiện tại gây ra nhiều sức ỳ và ỷ lại ở doanh nghiệp thành viên, không phát huy được tính chủ động của doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ máy quản lý ở các doanh nghiệp xi măng thành viên còn nhiều bất cập, làm tăng chi phí nhân công và chi phí quản lý trong giá thành xi măng. Việc chậm sắp xếp lại cơ cấu nhân sự và gánh nặng biên chế làm giảm bớt những tác động tích cực của

các giải pháp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ đến khả năng tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.

- Cơ chế tập trung, cứng nhắc trong quản lý điều hành làm giảm tính linh hoạt của các quyết định và phản ứng của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các quyết định điều chỉnh và thay đổi giá có thể không được ban hành kịp thời do phải tuân thủ các thủ tục báo cáo, trình duyệt và chờ đợi sự phản hồi từ phía các cơ quan quản lý các cấp.

- Nguồn nhân lực hạn chế, đặc biệt là lực lượng lao động và nhân viên quản lý trình độ cao, kể cả chuyên viên quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Tiếp nhận công nghệ sản xuất và quản lý tiến bộ đòi hỏi các doanh nghịêp phải đào tạo lại các nhân viên và chuyên viên hiện có hoặc tuyển dụng mới các nhân viên và chuyên viên mới trong khi khó cạnh tranh với các công ty xi măng liên doanh trong thu hút nhân lực chất lượng cao. Mặt khác, việc bố trí sắp xếp lao động dôi dư do đổi mới thiết bị và công nghệ gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp khó có thể đồng thời

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam (Trang 113 - 190)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w