Chương 2 DOANH NGHI PS N X UT X IM NG VIT NAM ỞỆ

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam (Trang 55 - 113)

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG Ở VIỆT NAM

Việc đánh giá thực trạng sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh của các DNSXXM ở Việt Nam thời gian qua yêu cầu một khối lượng lớn các dữ liệu. Để có được các dữ liệu cần thiết, nghiên cứu sinh đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu thứ cấp từ những nguồn khác nhau đã được tìm kiếm bao gồm dữ liệu về nhu cầu xi măng, các doanh nghiệp xi măng, tình hình sản xuất và cung ứng xi măng từ các tổ chức và cơ quan như Tổng cục Thống kê, bộ Xây dựng, bộ Tài chính, bộ Quốc phòng, Hiệp hội Xi măng Việt Nam. Dữ liệu về hệ thống giá xi măng của TCTXM, các DNSXXM địa phương cũng được khai thác cho mục đích nghiên cứu của luận án. Đặc biệt, dữ liệu thứ cấp về chi phí sản xuất xi măng và thiết lập và quản lý giá trong vòng 3 năm trở lại đây (2004-2006) của một số doanh nghiệp đại diện đã được thu thập. Các tài liệu về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng của Chính phủ đã được thu thập làm căn cứ đánh giá triển vọng cạnh tranh trong ngành công nghiệp xi măng Việt Nam và sử dụng giá cả nhằm mục đích cạnh tranh thời gian tới.

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, một cuộc nghiên cứu về sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh của các DNSXXM ở Việt Nam đã được nghiên cứu sinh tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2005 với sự cộng tác của một số chuyên viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường- Giá cả (Bộ Tài chính). Tổng thể mục tiêu của cuộc nghiên cứu là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng và tiêu dùng xi măng ở Việt Nam. Ba mẫu nghiên cứu được thiết lập gồm: doanh nghiệp sản xuất với 15 doanh nghiệp; doanh nghiệp phân phối với 15 doanh nghiệp và doanh nghiệp sử dụng với 20 doanh nghiệp. Phương pháp thu thập dữ

liệu là phỏng vấn trực tiếp và điều tra phỏng vấn bằng thư tín đại diện của các doanh nghiệp được lựa chọn. Phân tích và xử lý dữ liệu được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm SPSS phiên bản SPSS 13.0. Toàn bộ quá trình thiết kế và thực hiện cuộc nghiên cứu này được thể hiện chi tiết trong các phụ lục 1, 2, 3. Các biểu phân tích thống kê được thể hiện trong phụ lục 4. Cùng với dữ liệu thứ cấp đã được thu thập, các kết quả phân tích được sử dụng làm căn cứ trực tiếp trong đánh giá thực trạng sử dụng giá cả nhằm mục đích cạnh tranh của các doanh nghiệp xi măng thời gian qua. Do hạn chế về nguồn lực, nghiên cứu sinh không thể tiến hành cuộc nghiên cứu trên một mẫu lớn.

2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG XI MĂNG THỜI GIAN QUA

2.1.1Nhu cầu xi măng và tình hình tiêu thụ xi măng

Trong những năm vừa qua, nhờ chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. GDP tăng bình quân 7-8%/năm nhiều năm liền. Quá trình cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, nhà cửa của khách hàng công nghiệp và khách hàng cá nhân đòi hỏi khối lượng xi măng lớn ngày càng tăng. Đặc biệt, nhu cầu xi măng cho xây dựng hệ thống giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất và nâng cấp các đô thị ở các địa phương trong cả nước đã gia tăng mạnh mẽ. Tốc độ tăng tiêu dùng xi măng đạt tỷ lệ 13,5 - 13,8% ở cả hai giai đoạn 1996-2000 và 2001-2006. Trong đó, giai đoạn 2001-2006, sản lượng xi măng tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân là 13,8% cao hơn một chút so với 13,53% của giai đoạn 1996-2000. Do nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính châu Á 1998, nhu cầu xi măng trong nước tăng chậm vào cuối những năm 1990. Trên thực tế, tình trạng dư cung xi măng đã xuất hiện ở giai đoạn này. Từ sau năm 2000, kinh tế được phục hồi, nhu cầu xi măng tăng trở lại, đặc biệt là nhu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức do sự tăng trưởng mạnh của thị trường bất động

sản đầu những năm 2000. Nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo nhà ở của các hộ gia đình cũng làm cho nhu cầu xi măng tăng đáng kể.

Biểu 2.1 Sản lượng xi măng tiêu dùng qua các năm

1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Sản lượng tiêu dùng

(triệu tấn) 2,7 7 13,2 16,07 21,12 23,28 26 28,05 31,8

Tỷ lệ tăng (%)/năm 26,78 8,27 31,42 10,22 11,68 7,88 13,36

Nguồn: Viện NCKH Thị trường- Giá cả (Bộ Tài chính)

Tuy nhiên, tiêu dùng xi măng phân bố không đều giữa các vùng trong nước. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Thị trường-Giá cả (Bộ Tài chính), hiện nay, sản lượng xi măng tiêu thụ tập trung ở hai khu vực là miền Bắc khoảng 38%, trong đó tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và miền Nam khoảng 45% tập trung ở hai khu vực là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Còn lại, khu vực miền Trung chỉ chiếm khoảng 17%. Khách hàng quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất xi măng là các doanh nghiệp và các tổ chức, cơ quan. Sản lượng xi măng cung ứng cho nhóm khách hàng này chiếm tới 90% sản lượng tiêu thụ trên thị trường. Hộ gia đình chiếm khoảng 10% sản lượng tiêu thụ. Trong những năm tới, tiêu dùng xi măng của nhóm khách hàng này có thể chiếm tỷ trong cao hơn do nhu cầu xây dựng tăng nhanh. Trong tổng sản lượng xi măng tiêu thụ, xi măng thông dụng chiếm tới 90%. Xi măng đặc biệt như xi măng đông cứng nhanh, xi măng giếng khoan, xi măng chịu nhiệt,... chỉ chiếm khoảng 10 %.

2.1.2 Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất xi măng và tình hình sản xuất và cung ứng xi măng

2.1.2.1 Các nhóm doanh nghiệp sản xuất xi măng

Tính đến tháng 6 năm 2006, nếu không kể các trạm nghiền và cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cả nước có 60 nhà máy xi măng đang sản xuất và cung ứng xi măng cho thị trường (xem phụ lục 6). Đặc điểm khái quát của bức tranh ngành xi măng đó là sự

tồn tại của các nhóm doanh nghiệp khác nhau về quy mô, trình độ công nghệ, thuộc nhiều thành phần kinh tế và cấp quản lý.

(1) Sự phân nhóm các doanh nghiệp sản xuất xi măng theo thành phần kinh tế

Toàn bộ các doanh nghiệp xi măng hiện có có thể được phân biệt theo các nhóm: công ty xi măng quốc doanh, công ty xi măng cổ phần và TNHH và công ty XMLD (xem biểu 2.2).

Biểu 2.2 Các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc các thành phần kinh tế

Doanh nghiệp Công suất thiết kế

Số

lượng Tỷ lệ % (nghìn tấn)Toàn bộ % so với tổng công suất toàn ngành DN (nghìn tấn)Bình quân 1

Công ty quốc doanh 41 68,3 13.650 51,40 332,9

Công ty CP và TNHH 10 16,7 2.160 8,14 216

Công ty LD 9 15,0 10.746 40,46 1.194

Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục 5

Các công ty xi măng quốc doanh chiếm đa số về số lượng (68,3%) nhưng chỉ chiếm hơn một nửa tổng công suất thiết kế toàn ngành. Lực lượng chủ đạo của các công ty quốc doanh là TCTXM với 6 công ty xi măng chiếm khoảng 96% tổng công suất thiết kế của nhóm này. Đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp xi măng quốc doanh là sự khác biệt về quy mô, công nghệ, năng lực sản xuất và trình độ tổ chức quản lý và marketing. Bên cạnh những doanh nghiệp quy mô lớn, công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm cao, còn tồn tại các doanh nghiệp xi măng quốc doanh địa phương và ngành công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ.

Trong số các công ty XMLD, có 5 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 công ty liên doanh do địa phương quản lý và 1 liên doanh thuộc TCTXM. Các công ty XMLD tuy số lượng ít nhưng chiếm tới 40,46% tổng công suất toàn ngành. Trừ các liên doanh xi măng của Quảng Ninh và Vĩnh Long, các công ty XMLD đều có công suất lớn, 0,5 triệu tấn - 3 triệu tấn, công nghệ lò quay. Công suất bình quân 1 công ty liên doanh đạt 1,19 triệu tấn gấp hơn 5 lần so với công suất thiết kế bình

quân 1 doanh nghiệp CPXM và TNHH và hơn 3 lần của doanh nghiệp XM quốc doanh.

Ra đời trong tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong nền kinh tế, công ty CPXM và TNHH đã có mặt với 10 doanh nghiệp, trong đó duy nhất 1 công ty lớn thuộc TCTXM là Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn, 9 công ty còn lại công suất 80 nghìn tấn/năm do địa phương quản lý. Các công ty CPXM và TNHH chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn cả về số lượng và công suất thiết kế. Tuy nhiên, trong tương lai gần, số lượng các DNSXXM thuộc loại này sẽ tăng lên và chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng công suất toàn ngành.

(2) Các nhóm doanh nghiệp xi măng thuộc các cấp quản lý

Theo cấp quản lý, toàn bộ các DNSXXM hiện có được phân biệt một cách tương đối thành ba nhóm: Các doanh nghiệp xi măng là thành viên của TCTXM, các công ty XMLD với nước ngoài (gọi tắt là đầu tư nước ngoài) và các doanh nghiệp xi măng do địa phương và ngành quản lý. Sự phân nhóm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích đặc điểm của thị trường xi măng và nhận dạng cấu trúc thị trường xi măng Việt Nam hiện nay. Đó cũng là cơ sở để phân tích và đánh giá về lợi thế cạnh tranh, khả năng và mức độ sử dụng giá cả nhằm mục đích cạnh tranh của các doanh nghiệp ở các khu vực thị trường nhất định cũng như tác động của HNKTQT đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xi măng ở mỗi nhóm doanh nghiệp xi măng.

Biểu 2.3 Các nhóm doanh nghiệp sản xuất xi măng theo cấp quản lý

Doanh nghiệp Công suất thiết kế

Số lượng Trong đó Lò quay Lò đứng Tổng công ty XM 9 9 - 13.200 49,70 1.466,00

Đầu tư nước ngoài 5 5 - 9.410 35,43 1.882,00

Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục 5

Hiện tại, chiếm vị trí chủ đạo trên thị trường xi măng là TCTXM và các công ty XMLD với nước ngoài. TCTXM có 9 doanh nghiệp thành viên, trong đó 7 công ty là doanh nghiệp nhà nước, 1 công ty cổ phần (Nhà nước nắm giữ 80% cổ phần) và 1 công ty liên doanh chiếm 49,7% tổng công suất, nắm giữ khoảng 45% thị phần. Quá trình cổ phần hoá đang tiếp tục được triển khai ở một số doanh nghiệp xi măng thành viên khác của TCTXM. Mặc dù đều sử dụng công nghệ lò quay song trình độ công nghệ không đồng đều giữa các nhà máy và giữa các dây chuyền trong cùng một nhà máy. Ví dụ, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được xây dựng từ cách đây gần 30 năm. Dây chuyền I của công ty xi măng Bỉm Sơn khá lạc hậu, sau đó đã được nâng cấp . Hiện tại, công ty này đang đầu tư dây chuyền II (mở rộng). Tương tự, ở Công ty xi măng Hoàng Thạch, dây chuyền I đã được lắp đặt cách đây gần 30 năm đã được khấu hao hết giá trị nhưng vẫn hoạt động. Dây chuyền II của công ty này được lắp đặt sau, hiện đại hơn và đồng bộ hơn. Ở phía Nam, các dây chuyền sản xuất của Xi măng Hà Tiên 1 và 2 cũng tồn tại hơn 30 năm. Đặc điểm chung của các công ty xi măng cũ là chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm thấp. Theo số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường-Giá cả (Bộ Tài chính) chi phí khấu hao chiếm 20,6% trong giá thành xi măng PCB30 đóng bao của Hoàng Thạch năm 1999 [26]. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của nghiên cứu sinh, tỷ lệ này giảm xuống còn 14,86% và 16,01% vào năm 2004 và 2005. Trong khi đó, các nhà máy xi măng mới được xây dựng thường có chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao trong giá thành. Lấy Xi măng Bút Sơn làm ví dụ minh hoạ, ở năm hoạt động thứ hai, chỉ riêng chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí trả lãi vay đã chiếm tới 27,2% và 25,3% giá thành sản phẩm [26], chủ yếu do khối lượng sản phẩm tiêu thụ thấp, tỷ lệ huy động công suất thấp chỉ đạt 53,6%. Kết quả là Xi măng Bút Sơn chịu lỗ tới 231.500đ/tấn xi măng vào năm 1999. Hiện tại, các công ty thành viên của TCTXM như Hoàng Mai, Tam Điệp được thành lập sau năm 2000, trong vòng 2-3 năm đầu

đều phải chịu lỗ khoảng 10.000- 50.000 đồng/tấn. Mặc dù các công ty thành viên hạch toán độc lập song TCTXM với vai trò điều phối chung trong nội bộ vẫn thực hiện cơ chế bù trừ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp xi măng thành viên cả về tài chính lẫn thị trường tiêu thụ.

Các công ty XMLD với nước ngoài chỉ với 5 doanh nghiệp nhưng chiếm tới 35,43% công suất toàn ngành, nắm giữ khoảng 30% thị phần. Tính riêng từng công ty, mỗi công ty chiếm 4,5 - 7% thị phần, trừ công ty XMLD Holcim chiếm hơn 10% thị phần. Các công ty XMLD với nước ngoài tồn tại độc lập. Tất cả các công ty XMLD đã qua thời kỳ khó khăn 2-3 năm đầu, hiện tại đang hoạt động bình thường.

Các DNSXXM địa phương và ngành chiếm số lượng lớn nhưng có quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lò đứng. Tiếp cận theo công suất thiết kế, một công ty xi măng địa phương và ngành chỉ bằng 1/13 và 1/17 so với công ty thành viên của TCTXM và công ty XMLD. Xét riêng từng công ty, thị phần của doanh nghiệp xi măng địa phương vô cùng nhỏ bé trên phạm vi toàn bộ thị trường xi măng trong nước.

Từ thị phần của các nhóm DNSXXM, có thể nói rằng thị trường xi măng bị chi phối bởi TCTXM và các công ty XMLD có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp xi măng địa phương và ngành chỉ đóng vai trò bổ sung, đáp ứng nhu cầu ở những thị trường ngách. Theo đặc điểm này, thị trường xi măng thể hiện các đặc tính của thị trường độc quyền nhóm đậm nét hơn thị trường cạnh tranh độc quyền.

(3) Phân bố địa lý của các doanh nghiệp sản xuất xi măng

Số lượng DNSXXM và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp ở các khu vực được thể hiện ở biểu dưới đây.

Biểu 2.4 Các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở các khu vực địa lý

Khu vực

Số lượng Trong đó Toàn bộ (nghìn % so với tổng công suất toàn ngành Bình quân 1 DN (nghìn Lò quay Lò đứng Miền Bắc 34 7 27 14.200 53,47 417,6 Miền Trung 16 2 14 3.040 11,45 190 Miền Nam 10 5 5 9.316 35,08 931,6 Nguồn: Tổng hợp từ phụ lục 5

Khu vực phía Bắc là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xi măng, chiếm hơn một nửa về số lượng (56,6%) và tổng công suất toàn ngành (53,47%). Trong số 34 doanh nghiệp, 7 doanh nghiệp sử dụng công nghệ lò quay bằng 1/2 số doanh nghiệp xi măng lò quay hiện có trong cả nước. Tuy nhiên, số xi măng lò đứng ở khu vực này cũng chiếm 75% tổng số nhà máy lò đứng cả nước. Khu vực phía Nam tập trung một số công ty xi măng lớn như Hà Tiên 1, Hà Tiên 2, Holcim nhưng chỉ chiếm 35,08% tổng công suất. Số lượng doanh nghiệp xi măng lò quay và lò đứng ở khu vực này tương đương nhau. Trong đó, số nhà máy xi măng lò quay bằng 1/3 tổng số nhà máy lò quay hiện có của cả nước. Khu vực miền Trung có 16 doanh nghiệp hầu hết là xi măng lò đứng. Quy mô trung bình của một nhà máy xi măng lò quay ở khu vực này cũng chỉ đạt 950 nghìn tấn, thấp hơn nhiều so với quy mô trung bình của xi măng lò quay cả nước là 1,61 triệu tấn.

Sự phân bố sản xuất và tiêu dùng xi măng nói trên dẫn đến một số hệ quả:

Một là, mất cân đối cung-cầu cục bộ về xi măng ở một số khu vực, thặng dư

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam (Trang 55 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w