Đất trật, dư thừa lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng (Trang 29 - 30)

Tính đến thời điểm 2009 vùng ĐBSH có diện tích tự nhiên là 21.049km2, nhỏ nhất trong các vùng của cả nước( chiếm 6.4% diện tích so vớ cả nước). với dân số 19,655 triệu người, vùng ĐBSH có mật độ dân số cao nhất trong cả nước ,934 người/km2 (gấp 3,57 lần so với cả nước 1,57 lần so với vùng đứng thứ hai – vùng ĐNB) và là một trong những vùng nông thôn có mật độ dân số cao nhất thế giới. trong 8 tỉnh , thành phố của cả nước có mật độ dân số trên 1000 người/km2 thì riêng vùng ĐBSH đã có 7 tỉnh, thành phố; 2 trong 4 tỉnh thành còn lại cũng có mật độ dân số gần 1000 người/km2.

Diện tích đất đang sử dụng của vùng DDBSH khoảng hơn 1655 nghìn hecta, chiếm gần 79% diện tích tự nhiên của vùng, thấp hơn với bình quân chung của cả nước(7,89%). Tuy nhiên của vùng trên thực tế chỉ có tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng là có tỷ lệ đất sử dụng dưới 80%, còn các địa phương khác trong vùng đều có mức trên 80%, thậm chí có tỉnh trên 88%(như Vĩnh Phúc)và cao hơn nhiều so với bình quân của cả nước. bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của vùng ĐBSH rất thấp, chỉ có 480m2/ người, bằng 41% so với bình quân chung cả nước và thấp nhất so với các vùng khác trong nước. tỷ lệ dân cư đô thị so với tổng số dân số của vùng ĐBSH thấp hơn so với tỷ lệ bình quân cả nước(27,3% so vơi 28,1%). Riêng 4 tỉnh phía Nam vùng ĐBSH, tỷ lệ dan đô thị mới đạt hơn 12,7% , chưa bằng một nửa so mức bình quân chung cả nước. Trong khi mỗi ha đất canh tác nông nghiệp của cả nước phải nuôi 6,4 người( ở nông thôn) thì ĐBSH là 15,7 người; cứ 1 ha đất nông nghiệp của cả nước có 2,7 lao động nông nghiệp thì ĐBSH chứa tới 6,2

việc thì ĐBSH là 9 người. như vậy, ở những vùng thuần nông và độc canh cây lúa nước, mỗi lao động nông nghiệp 1 năm chỉ vật lộn với mảnh đất 111m2.

Sự hình thành của vùng ĐBSH có lịch sử hàng nghìn năm qua quá trình bồi đắp của các dòng sông. Như vậy về mặt địa chất ,để có được 15.000km2 mặt đất đồng bằng châu thổ Sông Hồng thì tự nhiên phải mất 6000 năm. Để có được một vùng ĐBSH với nền văn minh lúa nước như hiện nay, thì theo các nhà khảo cổ,”ĐBSH được khai thác từ giai đoạn Phùng Nguyên cách đây 4000 năm vì các di chỉ Phùng Nguyên được tìm thấy ở Vĩnh Phú, Hà Bắc,Hà Tây, Hà nội và Hải Phòng”. Tuy nhiên,cũng có ý kiến cho rằng là việc khai thác thật sự châu thổ Sông Hồng có lẽ muộn hơn vào giai Đông Sơn (3000 năm trước).

Trong khi đó mặc dù có chất lượng lao động khá nhất trong cả nước ở một số lĩnh vực, nhưng nhì chung, chất lượng lao động của vùng chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Hầu hết các chủ đầu tư FDI khi đầu tư vào các KCN,KXC phải mất vài tháng đào tạo đối với các lao động không phức tạp hoặc phải cử các lao động có trình độ kỹ thuật đi tu nghiệp tại nước ngoài. Điều này đã làm tăng chi phí vàn thời gian đối với các công ty muốn đầu tư vào vùng và làm giảm tính hấp dẫn của vùng. Các lao động trong vùng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như lắp ráp máy móc, hoặc tham gia vào những ngành sản xuất có tiền lương thấp như dệt may , da giầy..

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng (Trang 29 - 30)