5. Kết cấu luận văn
3.3 Tăng cường củng cố hệ thống chính trị góp phần xây dựng đời sống
hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng
Việc xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc Khmer phải gắn
liền với công tác củng cố hệ thống chính trị ở cở sở. Nghĩa là, cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc, chú trọng phát triển đảng viên người dân tộc Khmer, xây dựng lực lượng chính trị, nòng cốt trong giới chức sắc và những
người có uy tín trong đồng bào Khmer.
Giới chức sắc phần lớn xuất thân từ nhân dân lao động, là lớp người trí thức
đại diện cho dân tộc, có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer, am hiểu những phong tục, tập quán, có cuộc sống gần gũi, gắn bó với quần chúng. Đồng bào Khmer coi sư sãi là hiện thân của đức Phật nên rất được kính trọng, tin tưởng để gởi gắm tình cảm, bày tỏ tâm tư nguyện vọng, tin, nghe và làm theo sự chỉ dẫn của các vị chức sắc.
Người có uy tín trong dân tộc khmer bao gồm một bộ phận cán bộ của Đảng
đang công tác hoặc đã nghỉ hưu ở các địa phương; trưởng, phó trưởng ban quản trị
chùa; số nhân sĩ, trí thức được đào tạo qua các thời kỳ, người đứng đầu dòng họ lớn,
các cụ Achar; những người có ảnh hưởng về kinh tế như: các nhà doanh nghiệp, bác
sĩ, thầy thuóc giỏi…được đồng bào kính trọng, tin tưởng, tuy mức độ ảnh hưởng
đến quần chúng khác nhau trong từng phum, sóc, xã, huyện hoặc cả vùng nhưng vài
sắc, người có uy tín đồng tình ủng hộ, làm nòng cốt vận động đồng bào thì nhất
định chủ trương của Đảng, Nhà nước sẽ mang lại hiệu quả cao.
Vì vậy, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm đến công
tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm tốt công tác vận động chức sắc, những người có
uy tín để họ trở thành lực lượng chính trị cốt cán trong đồng bào Khmer nhằm phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc
tình hình mới.
Mặt khác, các địa phương phải quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer ở cấp huyện và cơ sở. Trước hết, cấp ủy phải rà soát, đánh giá lại thực trạng cán bộ là người dân tộc hiện có, qua đó sắp xếp bố trí lại cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng
đồng chí theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương nhằm sử dụng tốt cán bộ
hiện có, đảm bảo trước mắt và lâu dài.Trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
và tạo nguồn cán bộ là người dân tộc Khmer cần chú ý đến học sinh, sinh viên đã
được đào tạo từ các trường, số thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự là
con em đồng bào dân tộc Khmer…Ngoài đối tượng là những cán bộ chủ chốt cơ sở,
nên tập trung phát triển đảng viên mới ởđều khắp các tổ chức xã hội kể cả các vị sư
sãi và các vị trong ban quản trị chùa. Về tiêu chuẩn nên vận dụng linh hoạt, chú trọng những người có năng lực thực tế, có khả năng tập hợp, tổ chức được quần chúng, được quần chúng tín nhiệm, không nhất thiết bắt buộc đủđiều kiện về trình
độ học vấn.
Bên cạnh việc xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở, cần phải xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại
chỗ, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường
công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội không để xảy ra những
“điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội như hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa IX
3.4 Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - thông tin vùng đồng bào dân
tộc Khmer
Nâng cao chất lượng văn hóa thông tin là một nội dung quan trọng góp phần
xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc Khmer. Sóc Trăng cần phải đa
dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, thực hiện tốt việc phục vụ phim ảnh và các ấn phẩm văn hóa bằng song ngữ. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp
phòng chống các hành vi hoạt động văn hóa, Sóc Trăng cần ra sức xây dựng thiết
chế văn hóa, đẩy mạnh và thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn, câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật…đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, từng bước
khống chếđẩy lùi tiêu cực trong hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Sóc Trăng
cần tạo điều kiện để các đoàn nghệ thuật Khmer hoạt động có chất lượng, như xây dựng và nâng cấp nhà diễn tập đoàn văn hóa Khmer. Trong năm 2007 đoàn nghệ
thuật Khmer chuyên nghiệp của tỉnh và các đoàn dù kê nghiệp dư của các huyện đã
tổ chức lưu diễn phục vụ trên 50.000 lượt bà con xem với những vở tuồng hấp dẫn
và được đánh giá cao. Đặc biệt trong dịp Chôl Thnăm Thmây, lễĐônta Ban Dân tộc
tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Đài truyền thanh - Truyền hình cùng cấp ủy, chính
quyền địa phương tổ chức truyền hình trực tiếp tại chùa Ong kho, xã Châu Hưng -
Thạnh Trị và chùa Tức Pray thị trấn Long Phú, huyện Long Phú với chủ đề phát triển kinh tế nông thôn vùng dân tộc đổi mới sau 16 năm tái lập tỉnh. Ngoài ra,
ngành văn hóa thông tin các cấp tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng Khmer với
nhiều loại hình: dù kê, kéo co, đẩy gậy, cờ óc…
Theo ủy nhiệm của Bộ văn hóa –Thông tin, ngành văn hóa thông tin Sóc Trăng tiến hành cấp phát sách, tài liệu cho các thư viện huyện, thị, cấp cho thư viện
trường học vùng đồng bào dân tộc Khmer 73.950 bản sách trị giá 265.866.000
đồng. Tỉnh đầu tư trang thiết bị cho chín đội thông tin lưu động (một đội thông tin
lưu động của đồng bào Khmer); hai thuyền văn hóa; bốn xe hoạt động thông tin lưu
động (loại 1,2 tấn) để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, cổđộng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài ra, tỉnh tập trung sửa chữa, nâng cấp rạp chiếu bóng, trang bị máy chiếu phim nhựa, tổ chức ba đội chiếu phim lưu động
hình với các thể loại phim truyện, ca nhạc lồng ghép tiếng Khmer để chiếu phim lưu
động tại các tụ điểm văn hóa thông tin chùa Khmer. Ngôi chùa gắn liền với đời
sống tâm linh của người Khmer. Vì thế, tăng cường thông tin và công tác thông tin
đến cộng đồng dân tộc Khmer bằng cách cấp các phương tiện thông tin cho nhà chùa là rất cần thiết, nên phổ biến rộng rãi các chủ trương chính của Đảng và Nhà
nước để các sư sãi tìm hiểu và phổ biến lại cho đồng bào trong phum, sóc. Nhà chùa
là môi trường thuận lợi cho việc chuyển tải các giá trị văn hóa, thông tin tuyên truyền, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng. Nhà chùa không chỉ tạo tiền đề
tốt mà còn khơi dậy được tiềm năng, sắc thái văn hóa riêng biệt, độc đáo, tạo nên sự
phong phú của một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc.
Hơn nữa, để nâng cao chất lượng cho hoạt động văn hóa - thông tin, Sóc Trăng nên tăng cường thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình phát bằng tiếng Khmer mặc dù hiện tại đã tăng so với trước đây (hiện nay đài phát thanh mỗi ngày ba buổi với thời lượng 240 phút/ngày; đài truyền hình mỗi ngày ba buổi với thời lượng 120 phút/ngày); cần tăng thêm chuyên mục khuyến
nông, khuyến ngưđểđồng bào theo dõi, nắm bắt và từng bước áp dụng vào sản xuất
đạt hiệu quả.