Phát triển giáo dục – đào tạo vùng đồng bào dân tộc Khmer

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀGIẢI PHÁP (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu luận văn

3.2 Phát triển giáo dục – đào tạo vùng đồng bào dân tộc Khmer

Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Khmer là vấn đề chiến lược

để phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện tiên quyết định hướng nội dung và hình thức của các hoạt động văn hóa cơ sở. Như vậy, muốn có đời sống văn hóa tốt, đủ

khả năng hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh cần tập trung làm tốt những việc sau:

Trước tiên, cần phải huy động trẻ em người dân tộc Khmer trong độ tuổi đến

trường, xây dựng thêm các trường mầm non công lập ở vùng đông đồng bào dân tộc

Khmer. Củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và chống tái mù chữ ở các địa phương. Mở một số lớp nhỏ hoặc phân hiệu bậc trung

học phổ thông ở những điểm có vị trí trung tâm, các xã đông dân tộc Khmer. Tạo

học sinh dân tộc được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học để sau khi ra trường công tác ở vùng đồng bào Khmer sinh sống. Mở rộng các hình thức đào tạo, kể cả dạy nghề. Trong những năm gần đây hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đồng bào dân

tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng có những bước tiến đáng kể. Sóc Trăng hiện có 700.000

người trong độ tuổi lao động, trong số này có 30% số lao động là dân tộc Khmer,

phần lớn thuộc khu vực nông thôn, bình quân hàng năm tăng thêm 10-12 nghìn

người cần việc làm. Nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở Sóc Trăng rất lớn, trong khi các cở sở đào tạo nghề quá ít, quy mô nhỏ lẻ. Cả tỉnh chỉ có một trường và bốn trung tâm dạy nghề với số lượng khoảng 400-500 học viên/năm. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là nghề phổ thông như sửa chữa điện tử, xe gắn máy,

may gia dụng, đan giỏ…

Tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng trang thiết bị kỹ thuật cho trường cao đẳng nghề, các trung tâm dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động người dân tộc Khmer không đất sản xuất, thiếu điều kiện lao động, có chính sách miễn giảm học

phí cho con em đối tượng chính sách, người dân tộc Khmer.

Hơn nữa, tỉnh cần phải mở rộng việc dạy và học chữ dân tộc Khmer ở những

điểm trường đông con em đồng bào Khmer theo học, ở các trường nội trú dân tộc.

Việc học song ngữ của các em cần dựa vào nguyên tắc tự nguyện. Đảng và Nhà nước nhận thấy rõ vai trò quan trọng của tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng

dân tộc Việt Nam. Quan điểm đó được thể hiện rất rõ ràng và nhất quán trong các

chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Sóc Trăng.

Nhờ có quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và tỉnh Sóc Trăng, nên việc dạy tiếng Khmer đạt kết quả đáng kích lệ, tạo được niềm tin của cộng đồng dân tộc Khmer đối với Đảng. Những thành tựu đó tạo tiền đề trong việc

nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài thúc đẩy phát triển giáo dục chung của tỉnh.

Tổ chức việc dạy - học tiếng Khmer:

Tiếng dân tộc Khmer được tổ chức giảng dạy xen kẽ tiếng Việt, như một môn học gọi là chương trình PT+K (dạy tiếng phổ thông cộng với tiếng Khmer).

Cấp tiểu học dạy 4 tiết/tuần, theo thông tư 01/GD-ĐT ngày 03/02/1997 về dạy tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số. Vận dụng Chỉ thị 68/CT-TW ngày

18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 15/NQ-TW 05/4/2002

của tỉnh Sóc Trăng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ đối với công tác vùng

đồng bào dân tộc Khmer, chương trình dạy - học tiếng khmer bậc trung học cơ sở,

trung học phổ thông dạy 2 tiết/ tuần. Xã hội hóa giáo dục bằng cách khuyến khích,

tạo điều kiện thuận lợi cho các chùa dạy tiếng khmer theo chương trình của Bộ Giáo

dục - Đào tạo. Trong 92 ngôi chùa thuộc Phật giáo hệ Nam tông của người dân tộc

Khmer đều có tổ chức giảng dạy tiếng khmer cho con em trong bổn đạo, trong đó

có 60 chùa giảng dạy thêm tiếng Paly và giới luật cho các sư sãi mới vào quy y.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀGIẢI PHÁP (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)