Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần Phuợng Hoàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bánh kẹo ở công ty cổ phần Phượng Hoàng (Trang 48)

2.3.1 Kết quả hoạt động nhập khẩu trong thời gian qua

2.3.1.1 Ưu điểm

- Trong tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty lên kế hoạch và phân công giao trách nhiệm cho từng khâu nghiệp vụ, từng phòng ban và cá nhân, Trong đó, bộ phận hoạt động nhập khẩu mà cụ thể là Phòng Xuất nhập khẩu dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trưởng phòng đã thực hiện tốt các nghiệp vụ từ đơn giản đến phức tạp trong quan hệ với bạn hàng, hoạt động nhập khẩu diễn ra liên tục, kịp thời tạo ra những nguồn hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Khi giao dịch với các đối tác kinh doanh nước ngoài, ngân hàng, Công ty đã tạo được những mối quan hệ tốt, có độ tin cậy cao, uy tín do thực hiện hợp đồng nhập khẩu một cách nhanh gọn, đúng thủ tục.

- Phần lớn các giao dịch với các bạn hàng đều diễn ra bằng hình thức gián tiếp như: bằng fax, điện thoại, thư điện tử nên chi phí giao dịch thấp.

- Giá trị mỗi lần nhập thường không quá lớn, việc huy động vốn dễ hơn. - Lựa chọn các đối tác tin cậy cung cấp hàng hóa chất lượng đảm bảo: trong khi một số doanh nghiệp trong nước sản xuất nước tương bẩn chứa tỷ lệ chất gây ung thư 3-MCPD cao hơn rất nhiều lần, qua đợt kiểm tra thì nước tương Kikkoman an toàn.

- Kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa mình cung cấp: công ty có dây truyền đóng gói hiện đại, rất nhiều các sản phẩm sau khi nhập khẩu về được đóng gói lại bao bì sản phẩm. các sản phẩm này đều được kiểm tra tiêu chuẩn trước khi

xuất kho. Công ty đã thực hiện khá tốt việc dán nhãn hàng nhập khẩu của mình, là cơ sở cho người tiêu dùng xác định hàng giả, hàng nhái.

- Việc nghiên cứu của thị trường trong nước, Công ty đã thực hiện tương đối tốt, Một số sản phẩm bán ra với số lượng nhiều, khá chạy hàng. Hàng của Công ty nhập về đáp ứng được các yêu cầu tiêu dùng về chất lượng. Thời gian thực hiện nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và chủng loại hàng hóa tương đối phong phú

2.3.1.2 Hạn chế trong hoạt động nhập khẩu

- Chưa mở rộng được thị trường và mặt hàng nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu chính của công ty Phượng Hoàng là Singapore và Argentina, trong vài năm gần đây Phượng Hoàng cũng công ty chưa mở rộng thêm được sang các thị trường châu Âu mặc dù đã tiến hành nhập khẩu bánh kẹo được hơn 10 năm, thị trường châu Âu được đánh giá là thị trường lớn sản xuất bánh kẹo, sữa cao cấp. Trong khi môi trường trong nước cạnh tranh ngày càng gay gắt, các đối thủ của công ty

- Kim ngạch nhập khẩu chưa xứng tầm với khả năng của công ty Phượng Hoàng: kinh doanh nhập khẩu hơn 10 năm nhưng việc mở rộng thị trường nhập khẩu và mặt hàng của công ty Phượng Hoàng còn hạn chế, trong khi các đối thủ cạnh tranh của công ty đã nhanh chóng đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung ứng, tăng thêm sự lựa chọn cho người mua, gây sức ép lớn trong cạnh tranh, giảm lượng hàng bán ra của công ty. Việc chỉ tập trung vào một số mặt hàng truyền thống của mình sẽ khiến Phượng Hoàng khó mở rộng được hoặc tăng chậm KNNK trong các năm tiếp theo khi sẽ khó mở rộng sẽ không tận dụng được hết khả năng của công ty .

- Thiếu cán bộ nghiệp vụ giỏi, chưa triển khai được một số ứng dụng của TMĐT vào nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu : hải quan điện tử

- Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu chưa cao

- Hình thức nhập khẩu chủ yếu là trực tiếp, công ty phải tự tiến hành các hoạt động nhập khẩu, tự lo chi phí cho các hoạt động, tốn kém nhiều công sức, tự chuẩn bị nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu

- Phương thức thanh toán chứa nhiều rủi ro cho mình: do phải thanh toán trước tiền hàng nên công ty phải chuẩn bị sẵn một lượng vốn để có thể nhập khẩu, nếu hàng hóa được giao không đúng về chất lượng, việc điều tra nguyên nhân, xử lý vi phạm tốn kém thời gian, gián đoạn công việc kinh doanh.

- Đồng tiền vay thanh toán tiền hàng nhập khẩu là VNĐ , trong khi hiện nay lãi suất VNĐ cao hơn USD, theo các chuyên gia nhận xét thì vay USD có lợi hơn trong ngắn hạn nhưng sợ rủi ro nên công ty vẫn vay VNĐ, chưa có phương án về ngoại tệ cho nhập khẩu, doanh nghiệp bị động.

2.3.2 Nguyên nhân

2.3.2.1 Nguyên nhân Khách quan

Do hình thức đào tạo của ta còn mang nặng về lý thuyết, cán bộ nghiệp vụ sau khi đào tạo ít có kinh nghiệm, nên khi tham gia vào buôn bán quốc tế dễ mắc phải những sai lầm

-Hệ thống luật pháp đang hoàn thiện nên thường xuyên có thay đổi doanh nghiệp phải tổ chức nhân sự tìm hiểu quy định mới dẫn đến tăng chi phí và tốn kém về thời gian.

- Công ty ngày càng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh do hội nhập, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

- Lạm phát gia tăng làm hạn chế tiêu dùng bánh kẹo

2.3.2.2 Nguyên nhân Chủ quan

- Công ty chưa có khả năng đầu tư đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên

- Chưa mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư phát triển: đầu tư khai thác thị trường mới, sản phẩm mới

Chương 3 : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty cổ phần Phượng Hoàng

3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Phượng Hoàng3.1.1 Mục tiêu 3.1.1 Mục tiêu

Mục tiêu trước mắt mà doanh nghiệp đã đề ra và phải đạt được trong năm 2010 là:

- Tổng kim ngạch XNK: 40000 tr.đồng

- Tổng kim ngạch NK: 38000 tr.đồng - Nhập khẩu trực tiếp: 34000 tr.đồng - Nhập khẩu liên doanh: 4000 tr.đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng doanh thu: 48000 tr.đồng

- Tổng lợi nhuận: 2000 tr.đồng

Trong các năm tiếp theo, công ty sẽ chú trọng không ngừng nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, gia tăng doanh số, lợi nhuận kinh doanh, mở rộng phân phối ra cả ba miền bắc, trung, nam. Phấn đấu đến năm 2015 tổng kim ngạch XNK đạt 80000 tr.đồng, lợi nhuận đạt 10000 tr.đồng. Hoàn thiện hiệu quả của hoạt động nhập khẩu, giảm chi phí tăng tương đối của hoạt động BH&QLDN xuống 5%, tăng doanh thu trung bình 35.7% từ nay đến năm 2015

3.1.1 Phương hướng

Thay đổi cơ cấu mặt hàng hợp lý: Vì vậy, chiến lược kinh doanh của Công ty trong tương lai là giữ vững các mặt hàng của hai đối tác quan trọng là Arcor và Meiji, phát triển thêm các mặt hàng bình dân hơn . Bên cạnh đó, tìm kiếm, phát

hiện những nhu cầu mới về hàng hoá nảy sinh mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được để có sự bổ sung kịp thời, nắm bắt một cách nhanh chóng thời cơ nhằm thu lợi nhuận cao.

Chủ động hơn về nguồn ngoại tệ để tiết kiệm hơn các chi phí về vốn vay, có phương án chuẩn bị ngoại tệ cho nhập khẩu, phòng ngừa các rủi ro về biến động tỷ giá. Đẩy mạnh dịch vụ xuất khẩu ủy thác, tăng thêm lợi nhuận cho công ty.

Mở rộng mạng lưới tiêu thụ nhập khẩu bằng cách mở rộng địa bàn ra các tỉnh, vừa đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu vừa cung cấp được thông tin cơ bản về thị trường. Để từ đó, Công ty có thể nghiên cứu, phân tích lập kế hoạch chính xác, phù hợp. Đây là cơ sở vững chắc để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

Mục tiêu lâu dài của Công ty là mở rộng quy mô kinh doanh với chiến lược cụ thể là đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng, xác định rõ mặt hàng chủ lực trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cho phù hợp với nhu cầu hiện thời của thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở coi trọng hoạt động xuất nhập khẩu, luôn luôn đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu thị trường với tiềm năng của Công ty để có những điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, từ đó, góp phần vào nội dung yêu cầu tăng trưởng chung của các ngành kinh tế. Tình hình trong nước, tuy mức lạm phát không cao nhưng giá cả hàng hoá không ổn định, quản lý thị trường còn lỏng lẻo, nhu cầu hàng hoá cũng không ổn định. Chính vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, Công ty cần phải có những biện pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, cụ thể và thiết thực.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty cổ phầnPhuợng Hoàng Phuợng Hoàng

3.2.1 Cải tiến quy trình tổ chức thực hiện nhập khẩu hàng hoá

3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Công ty Phượng Hoàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường để có thể mở rộng thị trường nhập khẩu, mở rộng mặt hàng nhập khẩu, hạn chế rủi ro. Để làm được như vậy công ty cần đầu tư tăng cường số lượng cán bộ xuất nhập khẩu, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ , tổ chức đào tạo cán bộ. đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường, sản phẩm mới. Quan tâm và đầu tư một cách thích hợp với hoạt động này. Công tác nghiên cứu này tập trung vào một số điểm sau: quá trình phát triển, các lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của đối tác. Đây là điều rất quan trọng bởi vì nó có thể giúp Công ty tránh được làm ăn với những Công ty ma, những trung gian môi giới hoặc những Công ty đang sắp phá sản... Từ đó mà hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh. Nghiên cứu tình hình tiêu thụ mặt hàng của doanh nghiệp xuất khẩu đó, xác định nhu cầu người tiêu dùng, khai thác được các sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Trong quá trình nghiên cứu thị trường trong nước phải xây dựng được cơ cấu hàng hoá nhập khẩu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước từ đó có kế hoạch tiến hành nhập khẩu. Do hạn chế về vốn cần xác định rõ thị trường trọng điểm và nắm bắt thời cơ kinh doanh hấp dẫn.

3.2.1.2 Trong nghiệp vụ thanh toán

Để hạn chế những rủi ro trong phương thức thanh toán T/T công ty cổ phần Phượng Hoàng cần đánh giá cẩn thận các đối tác trước khi tiến hành thanh toán theo cách này, nên yêu cầu Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho số tiền ứng trước đó. Có thể tiến hành thanh toán theo phương thức D/P hoặc D/A chỉ thanh

toán hoặc chấp nhận thanh toán khi nhận bộ chứng từ. Trong bước tiến hành đàm phán kiên quyết giữ vững phương thức thanh toán của mình.

3.2.1.3 Đa dạng hóa về hình thức nhập khẩu

Đa dạng hình thức nhập khẩu, có thể liên doanh, liên kết nhập khẩu tạo nên sự tương hỗ, chia sẻ các công việc, chi phí và có thể đàm phán phân chia lĩnh vực kinh doanh, giảm bớt sự cạnh tranh không cần thiết đáng có, tạo thế đối trọng so với nhà xuất khẩu. Nếu là doanh nghiệp nhỏ tiến hành mua bán thì sẽ không được hưởng các ưu đãi, có tiếng nói hơn khi tiến hành đàm phán, càng củng cố tốt hơn mối quan hệ mua bán lâu dài và vững chắc,mua bán đảm bảo uy tín, thanh toán đúng hẹn.

3.2.1.4 Hoàn thiện khâu đóng gói chống hàng giả

Thực hiện chương trình chống hàng giả thông qua việc nâng cấp bao bì sản phẩm, tổ chức việc tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về hàng giả, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện hàng giả trên thị trường

3.2.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên

Yếu tố nghiệp vụ là rất quan trọng đặc biệt trong buôn bán quốc tế, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ nhân viên tạo ra sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, thực hiện công việc chuyên nghiệp, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian chi phí, cán bộ giỏi nghiệp vụ gây ấn tượng tốt tới đối tác trong công việc. Có thể áp dụng một trong các hình thức đào tạo với các chương trình và phương pháp đào tạo phổ biến như: đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo ngoài nơi làm, tại các trường, các lớp đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, đào tạo tại các trường đại học.

3.2.3 Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do các nguyên nhân khách quan mang lại

Chủ động tìm hiểu các quy định mới của nhà nước, tham gia đóng góp ý kiến về các vướng mắc cũng như bất cập của hệ thống chính sách để hoàn thiện theo hướng tự do hóa, bình đẳng. Tổ chức đánh giá các yếu tố khách quan, chủ động nghiên cứu các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế… trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp đối phó.

3.2.4 Đầu tư nhiều hơn cho việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử

Chương trình ký điện tử cho phép các doanh nghiệp ký hợp đồng qua các phương tiện điện tử, để có thể thực hiện ký điện tử doanh nghiệp phải cài phần mềm này. Việc ứng dụng thương mại điện tử tương lại sẽ được thực hiện một cách mạnh mẽ, sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp thời gian và chi phí rất nhiều tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải bỏ ra khoản đầu tư ban đầu tương đối lớn, đòi hỏi cán bộ trình độ cao có khả năng sử dụng và hiểu phần mềm, doanh nghiệp phải tự bảo quản dữ liệu của mình an toàn.

3.3 Kiến nghị với nhà nuớc

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của nhập khẩu nói riêng đều nằm dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của Nhà nước như: Các chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, mặt hàng nhập khẩu... Để có thể làm tốt công tác nhập khẩu, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân Công ty thì Nhà nước cũng cần có những biện pháp, chính sách và cơ chế điều hành cho phù hợp, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng tạo điều kiện cho Công ty phát huy hết thế mạnh của mình. Qua quá trình nghiên cứu em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

3.3.1 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng nhập khẩu

Công tác quản lý hàng nhập khẩu ở nước ta còn nhiều hạn chế, nhà nước cần phải không ngừng hoàn thiện các chính sách quản lý nhập khẩu theo hướng đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể đó là hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế , hoàn thiện hệ thống thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu và các thủ tục hải quan theo hướng minh bạch rõ rang công khai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở đó nhà nước thường xuyên rà soát những điểm, quy định trong chính sách quản lý nhập khẩu còn chưa phù hợp với thay đổi trong quy trình nghiệp vụ hiện nay và tình hình kinh tế thế giới nói chung.

Để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về nhập khẩu, cần tăng cường việc kiểm tra sự tuân thủ quy định của tất cả các doanh nghiệp cả các doanh nghiệp trong nước , các nhà nhập khẩu và các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó có quy định về chất lượng sản phẩm, để có thể bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn. Có chế tài mạnh đối với doanh nghiệp vi phạm về chất lượng hàng hóa để răn đe hạn chế các vi phạm nếu tái diễn hay mức độ nghiêm trọng có thể cấm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bánh kẹo ở công ty cổ phần Phượng Hoàng (Trang 48)