Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá

Một phần của tài liệu dụng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá (Trang 38 - 48)

& PTNT huyện Thiệu Hoá

Trong thời gian qua chất lượng tín dụng ở chi nhánh NHNo & PTNT Thiệu Hoá đạt kết quả tương đối cao. Tổng nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, dư nợ liên tục tăng qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn liên tục giảm. Nhưng bên cạnh đó còn có những hạnh chế nhất định như nguồn vốn trung và dài hạn có tỷ trọng nhỏ. Do đó gây khó khăn cho việc đàu tư trung và dài hạn. Trình độ cán bộ chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Để đạt được mục tiêu kinh doanh mà Chi nhánh NHNo & PTNT Thiệu Hoá đã đề ra phải tăng cường hoạt động tín dụng, điều quan trọng hơn cả là nâng cao chất lượng, tăng lợi nhuận góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Kết quả hoạt động NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng phục thuộc vào nhiều yếu tố như: Các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội, chính sách tín dụng, tổ chức kinh doanh của NH, chất lượng của cán bộ NH, trình độ của người vay vốn ...

Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm tình hình hoạt động và những tồn tại của NH em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau::

3.2.1. Công tác cho vay tới HSX

Trong công tác cho vay đối với HSX như hiện nay, việc tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với chất lượng tín dụng cần điều chỉnh cỏ cấu đầu tư nâng dần tỷ trọng cho vay trung hạn, đặc biệt là thông qua việc tiếp tục mở rộng hình thức cho vay mua

máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời tăng dư nợ ngắn hạn một cách hợp lý. Riêng cho vay HSX nông nghiệp cần cho vay khép kín chu trình góp phần tăng giá trị trong khâu sản xuất nông nghiệp, từ khâu giống, kỹ thuật đến chế biến và tiêu thụ để gắn kết khách hàng và quản lý tốt hơn dư nợ tín dụng.

Những HSX có thu nhập nhập thấp thường không có nhu cầu vốn lớn. Khả năng mất vốn đối với NH thường lớn. Vì vậy, cần thận trọng khi cho vay đối tượng này. Nên kết hợp với NH Chính sách xã hội trên địa bàn để mở rộng cho vay tới HSX có thu nhập thấp. Đây là một cách để vừa mở rộng tín dụng trong nông dân, vừa phân tán rủi ro tín dụng khi cho vay đối tượng này.

Cần tiếp tục đơn giảm hồ sơ, thủ tục cho vay trong phạm vi có thể. Không ngừng đổi mới và áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng. Đối với món vay nhỏ cần áp dụng thủ tục riêng để làm cho quy trình thẩm định đơn giản hơn, đối với những món vay trung dài hạn NH cần phải cải tiến thủ tục thẩm định. Như NH đã áp dụng phương pháp cho vay qua tổ, như vậy việc thẩm định sẽ có sự phối kết hợp giữa cán bộ NH và các tổ trưởng tổ vay vốn trên địa bàn, từ đó có thể giảm bớt được thời gian và kinh phí cho cả NH và khách hàng

Đồng thời ban lãnh đạo NH kết hợp cùng với các cán bộ để soạn thảo các mô hình tài chính cho quá trình sản xuất, chăn nuôi gia súc…việc làm này sẽ định hướng cho khách hàng để sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.

Để giúp cán bộ tín dụng thẩm định món vay cả về phương diện kỹ thuật và tài chính. Xây dựng cơ chế chính sách tín dụng riêng cho đối tượng khách hàng là HSX kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt đề án “Phát triển và mở rộng cho vay thông qua tổ vay vốn”. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp, cần quan tâm đến rủi ro pháp lý cũng như tính thanh khoản của tài sản, nhất là trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp. Giám sát và đôn đốc tổ trưởng tổ vay vốn trong việc theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ viên

Chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay.

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi phải chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, chế độ, nguyên tắc tín dụng, hồ sơ cho vay phải đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ, đảm bảo nghiêm ngặt quy trình cho vay, quy trình gia hạn, chuyển nợ quá

hạn. Đặc biệt là phải coi trọng việc thẩm định, tái thẩm định các dự án xin vay trước khi trình lãnh đạo quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải làm tốt công tác kiểm tra cụ thể:

- Thực hiện tốt khâu kiểm tra trước khi cho vay, làm tốt khâu này đảm bảo an toàn 50% vốn vay. Trước khi cho vay đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được tư cách pháp nhân của khách hàng, tính khả thi của dự án, năng lực quản lý kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, tính pháp lý của tài sản thế chấp, giá trị của tài sản thế chấp, mục đích vay có hợp pháp hay không, khả năng trả nợ của người vay.

- Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra tiến độ thực hiện của dự án, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, tính hợp pháp của các hợp đồng kinh tế, hàng hoá, phiếu xuất kho...

- Kiểm tra sau khi cho vay: Đây là công việc quan trọng để đánh giá chất lượng sử dụng vốn vay của khách hàng, vốn vay sử dụng có đúng mục đích hay không, hiệu quả của dự án đầu tư. Việc bảo quản tài sản thế chấp, cầm cố, kế hoạch trả nợ có đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không? Vì vậy, việc kiểm tra có thể tiến hành thường xuyên hay đột xuất để xác định tình hình sử dụng vốn vay khách hàng. Từ đó có quyết định đầu tư tiếp hay thu hồi vốn vay. Như vậy thông qua việc kiểm tra giúp cho cán bộ tín dụng nắm bắt việc sử dụng vốn có khả năng thanh toán hay không? Đồng thời nhắc nhở khách hàng có ý thức sử dụng vốn vay và đảm bảo việc trả nợ.

Song song với việc chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay cần phải thực hiện tốt các đảm bảo tín dụng góp phần thực hiện đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh NH. Khi thực hiện việc đảm bảo nợ thực chất là tạo ra nguồn thu thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, mặt khác nó gắn trách nhiệm của người đi vay với khoản vay, nâng cao ý thức trách nhiệm của người đi vay trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay cho NH. Việc sử dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay tạo điều kiện cho việc thiết lập quan hệ tín dụng đặc biệt là những quan hệ tín dụng chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro. Do đó để thực hiện tốt đảm bảo tín dụng NH cần quan tâm những vấn đề sau:

- Lựa chọn hình thức đảm bảo cho phù hợp, chắc chắn - Có cơ sở pháp lý của tài sản

- Trách nhiệm quản lý đối với tài sản - Đánh giá giá trị của tài sản phù hợp

- Thường xuyên quan tâm đến giá trị tài sản.

- Sự tồn tại của tài sản trong thời hạn làm đảm bảo tiền vay

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường công tác kiểm soát, thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn

Công tác kiểm soát và xử lý nợ quá hạn không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là cần phải tiếp tục hoàn thiện và tăng cường hoạt động kiểm soát và xử lý nợ quá hạn có hiệu quả hơn nữa. Cần tăng cường kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất cùng với kiểm toán, coi đó là công tác đắc lực giúp cho lãnh đạo chi nhánh NH điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật, nhằm ngăn chặn kịp thời những sai sót phát sinh trong quá trình tín dụng. Để làm tốt công tác này cần chú trọng tăng cường cả về năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát để công tác này thực sụ trở thành chỗ dựa của lãnh đạo NH.

Để xử lý tốt nợ quá hạn cần phải xây dựng một quy trình tổng quát cho việc xử lý nợ quá hạn: NH cần thường xuyên duy trì tổ chức, phân tích tình hình dư nợ đến từng xã, từng cán bộ, từng khách hàng. Trên cơ sở đó, phân loại các nhóm nợ, xác định rõ món vay có vấn đề theo mức độ khác nhau, xác định xã trọng điểm, khách hàng trọng điểm cần lưu ý. Định kỳ hàng tháng, NH nên chia các món nợ thành từng phần để phân tích và chỉ đạo thực hiện như sau:

+ Đối với nợ quá hạn: phân thành các loại như thu được ngay, loại thu dần từng phần và loại có khả năng mất vốn. Từ đó xác định nguồn thu, biện pháp thu và thời gian phù hợp:

Nợ quá hạn phải thu ngay: là loại nợ quá hạn do định kỳ hạn nợ chưa sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh, do thu hoạch mùa vụ chậm, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán chậm do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh… thì cán bộ phải bám sát để theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ, cho phép khách hàng được gia hạn nợ nhưng cán bộ tín dụng phải xác định được các nguồn hoàn trả của hộ vay, nếu điều này không thể thực hiện được thì không được phép gia hạn. Khi khách hàng có khả năng trả nợ thì phải thu hồi nợ ngay và thu đủ 100%.

Nợ quá hạn phải thu dần: cán bộ tín dụng phải chia số nợ ra thành nhiều kỳ để khách hàng trả dần, mỗi lần ít nhất 20% số nợ ghi trên khế ước.

Nợ có khả năng mất vốn: cần chú trọng tới khâu vận động, hoà giải. Nếu hộ không trả nợ thì tiến hành thực hiện theo phán quyết của toà án, phát mãi các tài sản thế chấp… để thu hồi vốn.

+ Đối với nợ sắp hết hạn: cần in ra trước những món nợ sắp hết hạn của tháng sau, thông báo cho cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng có trách nhiệm đi thâm nhập khách hàng để thông báo cho khách hàng biết, đồng thời xác định khả năng trả nợ của từng khách hàng. Nếu có khó khăn phải báo cáo ngay cho lãnh đạo để có biện pháp giúp đỡ nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

+ Đối với nợ chưa đến hạn và các món vay mới: yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thời tăng cương kiểm tra, giám sát để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và nếu khách hàng có khó khăn gì trong quá trình sản xuất kinh doanh thì NH có thể tư vấn cho họ. Nhưng một điểm đáng bàn ở đây nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả không như mong đợi, do gặp khó khăn về vốn, và khách hang muốn NH hỗ trợ thêm vốn, thì NH nên làm gì? Trên thực tế nhiều khi trong trường hợp này các NH thường có suy nghĩ thiếu tích cực, và khá dè dặt trong việc cấp thêm vốn. Chính vì thế lại càng đẩy vấn đề trở nên xấu hơn. Thiết nghĩ rằng, NH nên xem xét kỹ toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của hộ, đánh giá tính hợp lý cũng như lợi ích của việc tăng thêm vốn, nếu thấy khả thi thì NH nên có biện pháp linh hoạt hỗ trợ kịp thời, và phải theo sát quá trình sản xuất kinh doanh của hộ, đưa ra lời tư vấn nếu cần thiết.

Bin pháp phòng nga và hn chế n quá hn mi:

Để từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHNo & PTNT Thiệu Hoá thì vấn đề đầu tiên là phải ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh, đây là một biện pháp tích cực nhất để hạn chế nợ quá hạn gia tăng, ngăn chặn nợ quá hạn mới bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Có thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì mới giảm rủi ro trong kinh doanh. Từ đó NH có thể phân tích đánh giá được nguyên nhân dẫn đến rủi ro để từ đó có biện pháp hạn chế rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh của NH ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cần giải quyết tốt một số vấn đề sau:

+ Phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, đa dạng hoá khách hàng, phân loại khách hàng, rà soát lại hồ sơ, phân loại dư nợ theo nguyên nhân để có biện pháp xử lý .

+ Để hạn chế rủi ro, bản thân NH phải đánh giá chính xác về khách hàng trước khi thiết lập mối quan hệ với khách hàng, cụ thể phải nghiên cứu năng lực pháp lý, khả năng tài chính của khách hàng, năng lực phẩm chất của người điều hành, năng lực kinh doanh của khách hàng .

+ Nghiên cứu và hình thành các bảo đảm một cách chắc chắn :

- Người bảo lãnh phải có đủ điều kiện pháp lý và khả năng tài chính .

- Tài sản đảm bảo phải nghiên cứu theo giá cả số lượng và chất lượng trên thị trường .

- Việc lựa chọn đảm bảo phải phù hợp với tính chất khoản vay .

+ Phải nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, đặc biệt là tình hình tài chính - tiền tệ để thực thi chính sách tín dụng của NH cho đúng đắn .

+ Thu thập đầy đủ các thông tin của khách hàng + Tăng cường công tác kiểm tra của NH

+ Tích cực giúp khách hàng trong việc tìm kiếm giải pháp hữu hiệu trong quá trình kinh doanh, từ việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm, dịch vụ, thu hồi công nợ để trả NH, nếu các khoản nợ có khả năng thu hồi nhưng do nguyên nhân khách quan dẫn đến thu chậm thì NH có khả năng xem xét cho gia hạn nợ.

Ngoài ra, trong quy trình tổng quát kiểm tra giám sát và xử lý nợ vay, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NH, chính quyền, và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn và các cơ quan có liên quan để quản lý có hiệu quả việc cho vay, mở rộng tín dụng an toàn đối với HSX.

3.2.3. Xây dựng chiến lược khách hàng và nâng cao chất lượng hoạt động phân tích đánh giá khách hàng

NH cần đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng chiến lược khách hàng, để trên cơ sở đó tăng cường giữ vững khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới. Trong chiến lược khách hàng cần chú ý củng cố, hoàn thiện các tiêu thức phân loại đối với HSX hợp lý để có thể tài trợ vốn hợp lý và tăng khả năng tiếp cận với các dự án khả thi.

Cho vay nâng mức, hoặc áp dụng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng truyền thống có dự án sản suất kinh doanh khả thi, hiệu quả.

Chi nhánh tuỳ theo điều kiện của mình mỗi năm nên mở hội nghị khách hàng mở rộng, có thể kết hợp hội nghị khách hàng thông qua tham quan, học hỏi những

mô hình sản xuất điển hình trong và ngoài địa bàn

Có thể nói rằng trong thời gian qua số lượng khách hàng đến giao dịch với NH nông nghiệp & PTNT Thiệu Hoá tương đối cao NH cần phát huy những thành công của mình trong chiến lược khách hàng bằng những chính sách cụ thể, những biện pháp linh hoạt và hữu hiệu hơn nữa trên cơ sở xây dựng chiến lược khách hàng một cách chi tiết cụ thể có kế hoạch trước mắt và lâu dài. Cần tiến hành phân loại khách hàng, khách hàng trực tiếp, khách hàng gián tiếp, khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng để từ đó đề ra các biện pháp tiếp cận khách hàng

Nâng cao chất lượng hoạt động phân tích đánh giá khách hàng:

Việc kiểm tra trong khi cho vay là công việc không thể thiếu được của NH trước khi phát tiền vay, NH cần hiểu rõ về khách hàng bởi vì khách hàng là người

Một phần của tài liệu dụng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w