Vài nét về cách sử dụng thành ngữ

Một phần của tài liệu DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM (Trang 101)

b. Trong mối quan hệ giữa con người với con người

3.3.2 Vài nét về cách sử dụng thành ngữ

Việc sử dụng các chất liệu dân gian trong truyện ngắn của Sơn Nam vừa có những nét chung vừa có nét riêng biệt. Điểm chung đó cũng chính là việc vận dụng một cách nhuần nhuyễn kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của người Việt. Điểm riêng là trong quá trình vận dụng, nhà văn đã có sự cải biên cho phù hợp với tính cách của con người và đặc điểm

của vùng đất Nam Bộ. Trong sáng tác văn học, việc vận dụng thành ngữ góp phần không nhỏ trong việc khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm và truyền tải những thông điệp

của nhà văn. Với xu hướng lựa chọn những thành ngữ có tính chất khẩu ngữ cao phù hợp với ngữ cảnh và có sự biến đổi về hình thức phát âm theo tiếng nói chung của người dân Nam Bộ, Sơn Nam đã tạo được một cách rõ nét sắc thái dân gian Nam Bộ trong các truyện ngắn của mình.

Thành ngữ là một tổ hợp từ có tính chất cố định về mặt hình thức. Ngoài đặc điểm mang màu sắc phong cách, thành ngữ còn mang đến cách nói biểu cảm, tính trừu tượng và đặc biệt là tính khái quát khá cao. Khi đi vào các tình huống cụ thể, thành ngữ được sử dụng để phản ánh bản chất của sự vật hiện tượng hoặc thay cho lời nhận xét đánh giá của chính người phát ngôn. Trong tổng số 88 truyện khảo sát, theo thống kê chưa thật đầy đủ có

khoảng 300 lượt xuất hiện thành ngữ dưới hai dạng: thành ngữ nguyên mẫu và thành ngữ

biến đổi. Việc lựa chọn và sử dụng thành ngữ đã tạo ra những hiệu quả nhất định cho

truyện ngắn Sơn Nam, phần nào làm nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của ông.

Số lượng thành ngữ xuất hiện trong truyện ngắn Sơn Nam khá lớn đó là một trong những cách để nhà văn thể hiện các mối quan hệ khác nhau trong xã hội thông qua chính cách nói, cách ví von so sánh của con người Nam Bộ. Việc sử dụng thành ngữ còn góp phần làm cho truyện ngắn của Sơn Nam ngắn gọn, súc tích và giàu ý nghĩa biểu trưng. Sơn Nam có xu hướng lựa chọn những thành ngữ có tính chất khẩu ngữ cao, thể hiện tính đa phong cách mà ít khi lựa chọn những thành ngữ có tính chất gọt giũa trang trọng. Một số

trường hợp tiêu biểu như: chân lấm tay bùn, mặt mốc chân phèn, khôn nhà dại chợ, chân 124

ướt chân ráo, chết vinh hơn sống nhục, có tiếng mà không có miếng, cơm không lành canh không ngọt, đơn thương độc mã, dục tốc bất đạt, đồng tâm nhất trí, ăn gởi nằm nhờ, trời xui đất khiến, vai u thịt bắp, nói hươu nói vượn, khôn nhà dại chợ,…

Khi nói về người nông dân, người ta thường vận dụng thành ngữ “chân lấm tay bùn”. Thành ngữ này vốn mang sắc thái nghĩa dương tính, nó hàm ý chỉ công việc của người

nông dân chứ không hàm ý chê bai. Ở trường hợp này, Sơn Nam đã thay thế bằng một cách

nói rất Nam Bộ. Ta thử dừng lại xem cách vận dụng thành ngữ “mặt mốc chân phèn” trong truyện ngắn Ăn to xài lớn. Đặt thành ngữ trên vào lời của nhân vật cô Tư Hạnh để bênh vực cho lý lẽ của người yêu là anh Giáo Trích vốn thích “ăn to xài lớn” và chê bai những người nông dân cùng đẳng cấp với mình như sau: “Dầu sao đi nữa thầy ta cũng là người đi xa mới về chớ đâu phải hạng mặt mốc chân phèn tối ngày ở xó rừng”. Khi vận dụng cách nói “mặt mốc chân phèn” trong một tình huống cụ thể, Sơn Nam đã nêu bật lên được đặc điểm về người nông dân vùng đồng bằng sông nước, đồng thời cũng giúp người đọc nhận ra đôi điều về nhân vật cô Tư Hạnh. Rõ ràng cô là người thích “ăn to xài lớn”!

Lớp thành ngữ có biến đổi được Sơn Nam sử dụng nhiều hơn và tạo được ấn tượng riêng về cách nói mang đậm sắc thái Nam Bộ. Thông thường, sự biến đổi ở đây nằm trên phương diện ngữ âm, trên một vài từ chính hoặc cả thành ngữ theo chính cách phát âm của

người Nam Bộ. Chẳng hạn như: ngó cao đau ót (trèo cao té nặng), nước đổ lá môn (nước đổ lá khoai), rung cây nhát khỉ (rung cây dọa khỉ), tấn thối lưỡng nan (tiến thoái lưỡng

nan), vàng thiệt không sợ lửa (vàng thật không sợ lửa), cao bay xa chạy (cao chạy xa bay), hậu sanh khả úy (hậu sinh khả úy), sanh sau đẻ muộn (sinh sau đẻ muộn), sanh sôi nảy nở (sinh sôi nảy nở), đờn khảy tai trâu (đàn gảy tai trâu), ăn gởi nằm nhờ (ăn gửi nằm nhờ), lỡ cười lỡ khóc (dở khóc dở cười), vạn sự bằng an (vạn sự bình yên), tay lấm chơn bùn (chân lấm tay bùn), … Với cách vận dụng có ý thức như vậy, Sơn Nam đã khẳng định những đặc điểm về văn hóa Nam Bộ trên phương diện ngôn ngữ bằng chính cách phát âm của người Nam Bộ. Những từ ngữ vốn đã quen thuộc, có tính chất cố định trong vốn ngôn ngữ toàn dân đã được nhà văn dùng theo thói quen ăn nói hàng ngày của người Nam Bộ. Ở đây, chúng ta có thể nhận ra những nét đặc trưng trong cách phát âm, dùng từ của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Điều đáng ghi nhận đó chính là lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ xưa và cả nay đều được phản ánh rõ nét trong các sáng tác của Sơn Nam. Đây là sự kế thừa của lối văn phong truyền thống Nam Bộ kể từ những những sáng tác bằng chữ quốc ngữ đầu tiên được phổ biến. Đến với Sơn Nam lối văn này đã được định hình và tạo 125

được tiếng nói riêng, bản sắc riêng cho mình. Một nhà văn có tấm lòng như Sơn Nam quả thật đã có ý thức giữ gìn và phát huy cái vốn quý mang tính đặc trưng ấy.

Truyện ngắn Con Bảy đưa đò kể về một thời vàng son của con gái đưa đò nhưng có tài hát đối đáp nổi tiếng trong vùng. Cậu trai con của ông hương ấp mê cô Bảy nhưng cô

không để ý đến, dù thân phận có kém hơn. Thiên hạ hay biết họ đã không tiếc lời mỉa mai con Bảy: “Ừ trời cao có mắt. Cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị. Trèo cao té nặng. Ngó cao đau

ót”. Trong tình huống này, để thể hiện lời gièm pha của dân chúng khi họ chưa hiểu rõ con người của cô Bảy, Sơn Nam đã vận dụng liên tiếp bốn thành ngữ có tính chất bổ sung nghĩa

cho nhau nhằm đạt ý đồ nghệ thuật của mình. Đặc biệt, chất Nam Bộ đã được khắc họa một

cách có ấn tượng qua việc tác giả cố ý nhấn mạnh thêm bằng câu thành ngữ “ngó cao đau ót”. Trong hoàn cảnh như thế người ta thường nói “trèo cao té nặng” là đủ, với Sơn Nam

ông còn bổ sung một cách nói rất dân gian mà có lẽ chỉ ở riêng khu vực miệt vườn sông nước Cửu Long mới có: “Ngó cao đau ót”. Khi cả hai thành ngữ được kết hợp bên cạnh nhau đã làm tăng thêm tính chất của sự việc, đồng thời còn giúp ta thấy được sự đa dạng

trong cách vận dụng của nhà văn.

Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ và lối nói ví von so sánh là một trong những yếu tố góp phần thể hiện tính chất khẩu ngữ trong tác phẩm văn học. Với đặc trưng mang tính khái

quát cao và giàu tính hình tượng những phương tiện ngôn ngữ này có tác dụng cao trong việc miêu tả hiện thực cuộc sống hàng ngày của người dân Nam Bộ. Thành ngữ, tục ngữ có

đời sống lâu bền trong dân gian, đó là môi trường để nó hình thành và phát triển. Truyện

ngắn của nhà văn Sơn Nam đã thành công khi đặt đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng về cách nói của dân Nam Bộ. Chính điều này đã góp phần làm cho truyện ngắn của Sơn Nam nói riêng và sáng tác của ông nói chung gần gũi, hấp dẫn hơn với nhiều đối tượng độc giả. 3.3.3 Hiện tượng giọng kể chuyện mang đậm sắc thái dân gian Nam Bộ

Nhiều người cho rằng tác phẩm của Sơn Nam chỉ là những trang ghi chép lại từ những chuyến đi thực tế. Trong trường hợp này, có thể dùng cách nói của Nguyễn Văn Hạnh

“chính nhà văn tạo ra tác phẩm và tác phẩm tạo ra nhà văn” để khẳng định giá trị của truyện

ngắn Sơn Nam. Theo chúng tôi, chính việc đi và ghi nhớ đã làm nên tên tuổi của nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam theo một cách riêng, khó có thể nhầm lẫn. Vốn sống và sự trải nghiệm là điều không thể thiếu giúp ta khẳng định vai trò và vị trí của nhà văn Sơn Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Q.Thắng đã đánh giá rất đúng về Sơn Nam khi cho rằng “muốn 126

tham quan Đồng bằng sông Cửu Long thì Sơn Nam là một hướng dẫn viên đáng tin cậy”. Ông cũng đã nhận xét “giọng kể chuyện của tác giả thường khi rất giản dị, không có chút gì

trau chuốt” [76, 1214]. Trung thành với lối kể chuyện theo mô típ chuyện dân gian của

người dân Nam Bộ xưa, đôi lúc phóng đại câu chuyện theo kiểu chuyện Bac Ba Phi, Sơn Nam dẫn người đọc về thế giới rất riêng của vùng sông nước, và cách dựng truyện cũng theo lớp lang, tuần tự theo thời gian, không phải truyện nào cũng đặc sắc, nhưng trong mỗi truyện đều có những chi tiết ấn tượng.

Truyện ngắn Sơn Nam có lối viết thật tự nhiên, hấp dẫn. Mỗi truyện như một lời kể dung dị của một người dân quê – chân thành, chất phác nhưng không kém phần sâu sắc. Đọc truyện, độc giả quên rằng nhà văn đang vẽ nên một thế giới hư cấu, mà có cảm tưởng như chính mình đang sống, đang hít thở bầu không khí của “hương rừng Cà Mau”, để được “vọc nước giỡn trăng” hay tham gia vào những cuộc “hát bội giữa rừng” kỳ thú,…

“Truyện

ngắn Sơn Nam đạt được điều đó bởi những gì ông viết đều là vốn sống, vốn văn hóa của một con người lịch lãm, dường như ông không viết truyện mà đang trải lên trang văn khung

cảnh thiên nhiên, cuộc sống hàng ngày ở xung quanh mình” [26, 96]. Việc sử dụng nguồn tư liệu từ kho tàng truyện kể dân gian Nam Bộ đã tạo ra cho truyện ngắn của Sơn Nam tính chất bình dị và gần gũi với người dân lao động. Tác giả Hoài Anh khi viết về nhà văn Sơn Nam trên tạp chí Văn hóa đã đưa ra nhận xét: “Ngôn ngữ kể chuyện của anh dung dị, sinh động hấp dẫn, có màu, có tiếng kết hợp với động tác, không những đã góp phần tô đậm tính

cách nhân vật mà còn vẽ lên bộ mặt tinh thần của từng con người Nam Bộ”.

Sắc thái dân gian Nam Bộ được in đậm khá rõ nét trong cách xây dựng chủ thể kể chuyện trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Với nhiệm vụ kể lại câu chuyện, có vai trò

quan trọng trong tác phẩm tự sự, chủ thể kể chuyện không những thể hiện nhiệm vụ dẫn truyện mà còn thể hiện trình độ sáng tạo của nhà văn. Dù được gọi bằng những cái tên khác

nhau như: người kể chuyện, người thuật truyện, người trần thuật, người dẫn truyện,… thì

các thuật ngữ trên đều gặp nhau ở điểm xem “chủ thể kể chuyện là chủ thể của lời kể

chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học” [38, 149]. Chủ thể kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở phương diện thể hiện sắc thái dân gian Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam, chúng tôi chỉ dừng lại khảo sát chủ thể kể chuyện ở dạng vô nhân xưng.

Trong truyện ngắn Sơn Nam, chủ thể kể chuyện dạng vô nhân xưng chiếm 66/85 truyện được khảo sát. Người kể chuyện dùng ngôi kể thứ ba, đứng từ điểm nhìn bên ngoài 127

của tác phẩm để trần thuật. Sơn Nam đã kế thừa hình thức kể chuyện đặc trưng của văn phong truyền thống, bên cạnh đó, ông cũng đã phát huy những đặc điểm của hình thức này trong văn học hiện đại bằng cách chêm xen những nhận định, đánh giá của bản thân. Nhờ đó, truyện ngắn Sơn Nam đã đảm bảo được độ chân thực, tính khách quan dù đó có thể là những câu chuyện do nhà văn ghi chép lại sau khi đi và quan sát thực tế.

Một trong những mảng đề tài chính trong truyện ngắn Sơn Nam là đề tài về cuộc khẩn hoang Nam Bộ. Ở mảng đề tài này, Sơn Nam chủ yếu sử dụng hình thức chủ thể kể chuyện vô nhân xưng, trong Hương rừng Cà Mau chiếm 52/66 truyện; trong Biển cỏ miền Tây chiếm 14/19 truyện. Các truyện ngắn tiêu biểu như: Bác vật xà bông, Cô Út về rừng, Ruộng

lò bom, Hương rừng, Nhứt phá sơn lâm, Hai ông già, Người mù giăng câu, Chiếc ghe ngo, Tháng Chạp chim về, Con rắn ri voi, Chuyện rừng tràm, Hát bội giữa rừng, Con Bảy đưa đò, Hai cõi U Minh, Ngày hội ba khía, Ngày xưa tháng chạp, Vẹt lục bình, Tục lệ ăn trộm, Cấm bắt rùa, Con Bà Tám,… Cách sử dụng dạng chủ thể kể chuyện vô nhân xưng có tác dụng rất lớn trong việc phản ánh về thiên nhiên và cuộc sống con người Nam Bộ. Ngoài ra ở một số truyện hình thức kể chuyện này còn góp phần thể hiện sự phong phú của những sản vật địa phương. Thiên nhiên được miêu tả bằng một giọng văn tự hào, có sự xen lẫn giữa kể, tả và chen vào những suy nghĩ nhận định của người kể. Như đã khẳng định, hiệu quả của việc lựa chọn ngôi kể thứ ba đã giúp truyện ngắn của Sơn Nam đạt được tính chất khách quan, chân thực và chính xác. Đó dường như là những câu chuyện kể của dân gian và trong dân gian, nó có thể diễn ra ở bất kỳ thôn xóm, làng xã nào của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người đọc có thể thay thế địa danh cụ thể trong mỗi truyện để trở thành

câu chuyện về chính quê hương mình. Nhờ đó, truyện của ông đã tạo được sự gần gũi cho người đọc, người thưởng thức. Và qua đó, độc giả như được quay về với không gian và thời

gian của thời đi mở đất với những chuyện bắt sấu, ăn ong, đánh cọp, chuyện làm lúa và chọn kiểu canh tác như thế nào cho phù hợp với khí hậu và địa hình.

Mảng đề tài thứ hai trong truyện ngắn Sơn Nam hướng về những thay đổi trong cuộc sống, sinh hoạt của con người Nam Bộ khi có xâm lăng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ở mảng đề tài này, nhà văn đã nêu bật lên hình ảnh về con người Nam Bộ trên một phương diện khác. Đó là tính kiên cường, bất khuất, quyết giữ đất giữ vườn của con người Nam Bộ và một tình cảm yêu nước chân thành, quyết tâm bảo tồn những nét đẹp truyền thống đạo lý

của người Việt và ý thức giữ gìn sự giàu có của thiên nhiên sông nước miệt vườn. Sơn Nam

đã tập trung khai thác ở nhiều góc cạnh khác nhau những mối quan hệ giữa con người với 128

cộng đồng làng xã, với quê hương đất nước và với kẻ thù xâm lược. Tiếp tục mạch truyện trên, ông có dịp khai thác rõ hơn và giới thiệu những chuyện tai nghe mắt thấy trên bước

đường “đi kháng chiến” của mình. Trong hồi ký, Sơn Nam tâm sự khi còn ở chiến khu IX có lần ông được nghe dân chúng kể về chuyện một con trâu đã nhỏ những giọt nước mắt khi thấy chủ bị giặc bắt phải tự tay xúc lúa do mình trồng được đổ xuống sông. Một hình ảnh gây xúc động như thế để lại ấn tượng trong lòng Sơn Nam rất lâu và trong cuộc đời sáng tác của mình, Sơn Nam luôn mong có dịp để đưa nó vào một truyện ngắn nào đấy. Trong Hương rừng Cà Mau những truyện được sáng tác như thế khá nhiều. Đó là kết quả của một vốn sống, vốn hiểu biết thực tế phong phú mà nhà văn đã tích lũy được. Và có lẽ cũng vì vậy mới có những nhà văn sau này lần theo truyện ngắn Sơn Nam để hiểu thêm về những sáng tác và về chính con người nhà văn Nam Bộ này. Với 19 truyện được tuyển

chọn đưa vào tập Biển cỏ Miền Tây, cũng vẫn với giọng văn, giọng kể truyện và lối viết đặc

trưng ấy, Sơn Nam đã dẫn dắt người đọc đi khắp các nẻo đường của đồng bằng Sông Cửu

Một phần của tài liệu DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w