Nghệ thuật xây dựng kết cấu

Một phần của tài liệu DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM (Trang 74 - 78)

b. Trong mối quan hệ giữa con người với con người

3.1.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu

“Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [20, 156]. Kết cấu tác phẩm là tổ chức các yếu tố trong tác phẩm sao có giá trị nhất trong việc thể hiện nội dung. Nói đến kết cấu nghệ thuật là nói đến toàn bộ những yếu tố, thành phần được sắp xếp gắn liền với nhau theo một cách tổ chức nhất định. Kết cấu chính là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Khi nắm rõ tầm quan trọng của kết cấu, nhà văn sẽ biết cách tổ chức cho cái cốt lõi được nổi bật và gây ấn tượng đối với người đọc.

Vì vậy cách thức xây dựng kết cấu của tác phẩm cũng giúp ta nhận ra tư tưởng phong cách của nhà văn.

Kết cấu bao gồm tổ chức các hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện,… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật. Ngoài ra,

kết cấu hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả bố cục hay nói cách khác bố cục là một phương diện của kết cấu. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn,

các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn

ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà con

bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bất cứ

tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất 89

yếu của khái quát nghệ thuật. Vai trò của kết cấu trong tác phẩm văn học rất đa dạng. Đó chính là phương diện bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của các tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ.

Kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm. Nó bộc lộ “nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn” [20, 157]. Những

nhà văn được đánh giá là có phong cách cá nhân thường có cách tổ chức sắp xếp nội dung tác phẩm theo cách riêng, độc đáo của mình. Sơn Nam cũng vậy, tuy nhiên ông có cách xây

dựng kết cấu truyện ngắn khá đơn giản và có cách tổ chức nội dung tác phẩm theo kết cấu của thể loại truyện dân gian. Ở đây chúng tôi không đi sâu vào tìm hiểu các kiểu kết cấu trong truyện ngắn Sơn Nam mà đi vào phương diện thể hiện được sắc thái văn hóa Nam Bộ

trong cách ông tổ chức, sắp xếp tác phẩm của mình theo một trình tự nhất định. Về phương diện này, điểm đáng chú ý nhất trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Sơn Nam nằm ở cách nhà văn mở đầu và kết thúc tác phẩm.

Các chi tiết trong truyện ngắn Sơn Nam thường được sắp xếp lớp lang theo trình tự thời gian. Điều đó đã tạo cho người đọc dễ dàng tiếp xúc và nắm bắt nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nhà văn thường chọn cách thức mở đầu câu chuyện trực tiếp, nhân vật kể

chuyện

thường xuất hiện ngay từ đầu. Người kể chuyện thường là nhân vật tham gia vào câu

chuyện hoặc là người chứng kiến sự việc xảy ra sau đó kể lại cho mọi người cùng nghe. Sơn Nam thường lựa chọn hai cách: kết thúc mở, đưa ra nhiều cách hiểu cho người đọc lựa chọn và cách kết thúc có hậu, phù hợp với tâm tư tình cảm của người bình dân.

3.1.2.1 Về phương diện mở đầu, truyện ngắn Sơn Nam có hai điểm đáng chú ý: thứ nhất, đó chính là việc vận dụng kiểu kết cấu của loại tự sự dân gian, thứ hai là cách giới thiệu trực tiếp đặc điểm của nhân vật ngay từ đầu truyện.

Như đã từng nói, truyện của Sơn Nam đậm chất dân gian Nam Bộ bởi lẽ ông thường chọn cách bắt đầu câu chuyện bằng việc giới thiệu nhân vật hay một địa danh nào đó, có khi tác giả đề cập đến tình hình chính trị xã hội, hoặc bối cảnh diễn ra câu chuyện. Ở những

câu chuyện như thế, người kể chuyện thường không nêu rõ thời gian cụ thể mà sử dụng

những cụm từ phiếm chỉ như: Năm ấy tôi là một công tử vườn ở làng Đông Bình, vùng khỉ ho cò gáy, chưa khai hoang (Kéo trúm); Lẩm rẩm mà mình lưu lạc đến chốn này đã hơn bốn mươi năm (Ngày xưa tháng chạp); Điệu mới đến ngọn rạch này từ sau ngày rày. Anh 90

chưa có nghề gì sinh sống, không ai quen thuộc để dạy bảo những bước đầu tiên trên đường

hạng tương đối sung túc. Dân ở đây sống bằng hai nghề: Phá rừng lấy củi và khi tiết trời thuận lợi họ ra biển đánh lưới tôm” (Bác vật xà bông); “Ở đây là hòn Móng Tay, cách bờ biển hơn hai mươi cây số ngàn. Tàu ngoại quốc thỉnh thoảng chạy qua lại ngoài xa xa. Ghe đánh lưới, ghe buôn lậu ít khi nào ghé vì trên hòn chỉ có một ngọn suối quá nhỏ, cạn khô khi trời vừa hửng nắng” (Cái va li bí mật); Rạch Cái Mau là ngọn sông cái lớn ăn qua địa phận tỉnh Cần Thơ. Trên ba mươi năm về trước đó là nơi lau sậy mọc um tùm quanh mấy gốc cây bần to lớn hai người ôm không xuể (Con Bảy đưa đò); Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt Nam từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang (Hết thời oanh liệt); Nói chuyện đời xưa nghe chơi, ông Tư ơi (Tình bậu muốn thôi); “Thời Pháp thuộc, làng Bình An, tỉnh Rạch Giá được nổi danh là sung

túc”(Anh

hùng rơm); “Ở Rạch Giá, Cà Mau nổi danh chậm tiến là chốn U Minh”(Một chuyện khó tin);… Phương thức mở đầu này rất thích hợp với mảng đề tài về cuộc khẩn hoang Nam Bộ

bởi lẽ nó đã gợi ấn tượng ban đầu cho người đọc về một vùng đất mới.

Sơn Nam còn chọn hình thức mở đầu truyện bằng cách giới thiệu yếu tố không gian

và đặc điểm nhân vật. Số lượng những truyện ngắn mở đầu theo kiểu giới thiệu không gian và nhân vật chiếm khoảng 29/88 truyện. Như vậy có thể nói, đây là cách mở truyện phổ biến nhất của truyện ngắn Sơn Nam. Hình thức mở đầu này có mối liên hệ trực tiếp đến cách tổ chức yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật. Toàn bộ không gian trong truyện của ông đều thuộc về Nam Bộ, toàn bộ sự việc xảy ra cũng thuộc về Nam Bộ và đương nhiên toàn bộ con người trong truyện ngắn Sơn Nam cũng chính là người dân Nam Bộ. Trong đó, khu vực rừng tràm U Minh là không gian chính của nhiều truyện ngắn như: Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Con sấu cuối cùng, Hết thời oanh liệt, Hát bội giữa rừng, Hai cõi U Minh, Kéo trúm, Chuyện rừng tràm, Hương rừng,… Bởi lẽ đây là nơi còn chứa đựng nhiều nét hoang sơ chưa được khai phá, nơi có nhiều nguồn lợi phong phú của thiên nhiên như cá tôm, sáp ong, rùa rắn,… vì thế đã thu hút dân tứ xứ tập trung đến làm ăn theo thời vụ. Ở một số truyện, tác giả vào truyện bằng cách trực tiếp giới thiệu nhân vật: “Thiên

hạ đồn rằng Lục cụ Tăng Liên có phép màu, nghe được tiếng chim kêu, gió thổi và nghe cả đến tâm sự từng giọt nước, từng hạt bụi trong lòng đất”. Lời giới thiệu mang màu sắc huyền

bí về nhân vật Lục Cụ đã gợi sự tò mò cho người đọc, người nghe (Chiếc ghe ngo); “Hồi tháng trước Năm Hinh thua cờ bạc sạch túi. Về nhà, anh năn nỉ vợ” (Ngày hội ba khía); 91

“Thằng Hon quỳ xuống cúi mọp đầu mà lạy. Nó lạy đến lần thứ hai mươi. Ông hương cả Bạch vẫn giữ nét mặt lạnh như đồng” (Lũ trẻ chăn trâu); “Từ bảy tháng qua, Bạch lấy làm thỏa mãn vì đã được đổi nghề” (Trong lòng bàn tay); “Hai Cần vào bếp chụm lửa nấu cơm, chợt nghe giọng quen thuộc của lão Ngượt (…) (Vẹt lục bình); “Gia đình ông hương

trưởng Neo rất nổi danh ở làng Thạnh Hòa” (Bức tranh co heo),…Giới thiệu về nhân vật ngay từ những dòng mở đầu truyện là cách hướng trực tiếp sự chú ý của người đọc vào đối tượng mình định kể. Với cách thức này, người viết truyện ngắn vẫn đảm bảo được giá trị nội dung và nghệ thuật trong một dung lượng nhỏ hoặc vừa.

Bên cạnh đó, qua một số truyện ngắn như: Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Cái va li bí

mật, Hết thời oanh liệt, Cây huê xà, Ông già xay lúa, Chuyện rừng tràm,… Sơn Nam còn lựa chọn cách thức mở đầu truyện bằng cách đặt câu hỏi, vừa biểu hiện sự thắc mắc của

người kể chuyện, vừa khơi gợi sự tò mò của người đọc, người nghe. Những câu chuyện này

đã tạo ra sức hấp dẫn rất lớn ngay từ những dòng đầu tiên. Thông thường những câu hỏi đặt

ra cũng chính là sự việc sẽ được tác giả kể lại hoặc giải quyết theo một cách tổ chức riêng của mình. Khi cha ông ta đến vùng Rạch Giá, Cà Mau, miền đất tận cùng của tổ quốc, để khai cơ lập nghiệp họ đã phải đối mặt với những khó khăn thử thách nào và làm cách nào để vượt qua những khó khăn để tồn tại. Đó là những câu hỏi được người viết đặt ra khi mở đầu câu chuyện Hết thời oanh liệt. Sau đó tác giả tiếp tục dẫn dắt người đọc tìm hiểu sự đối mặt giữa con người với loài cọp ở vùng Gò Quao, Trà Ban qua những giai thoại được nghe kể lại. Người kể bất ngờ đặt ra câu hỏi “Sự thật ra sao?” và bắt đầu kể lại câu chuyện. Mở đầu truyện Cây huê xà, Sơn Nam đã gợi sự tò mò của bạn đọc chú ý đến một bài thuốc quý trị rắn cắn của thầy Hai Rắn nổi tiếng trong vùng. Những điều băn khoăn thắc mắc của thằng Lợi cũng chính là của độc giả sẽ được làm sáng tỏ ngay sau khi trả lời được hàng loạt

các câu hỏi đặt ra: “Cây huê xà là thứ cây gì? Hình dáng ra sao? Có thiệt hay là bịa đặt? Nó có lợi hay có hại cho loài người?”. Mở đầu truyện Ông già xay lúa, nhân vật cậu xã bất ngờ đặt câu hỏi cho chú phó hương quản: “Tây cai trị xứ mình…đem lại nhiều cái hay nhưng cũng lắm điều dở, phải không chú phó hương quản?”. Ở truyện Mây trời và rong biển, là thắc mắc của người kể chuyện vì sao ở vùng Hà Tiên lại có loại dưa hấu giả. Truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, là câu hỏi tại sao ở sông rạch, cá sấu là giống hung hăng nhứt. Truyện Chuyện rừng tràm là câu hỏi “Rừng Cà Mau âm u và mênh mông đến mức nào?” … Sử dụng những câu hỏi là một trong những cách nhà văn thu hút người đọc tiếp tục tìm hiểu câu chuyện. Khi chọn các câu hỏi để mở đầu truyện, tác giả đã trực tiếp hướng người 92

đọc vào nội dung tư tưởng của tác phẩm. Cách gợi mở này tạo đã tạo nên một nét duyên cho truyện ngắn Sơn Nam.

3.1.2.2 Một nét nổi bật khác trong nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện ngắn Sơn Nam là lối khép lại của câu chuyện. Có rất nhiều tác giả đã tạo điểm nhấn cho câu chuyện bằng cách tạo ra một cách kết thúc ấn tượng. Ở truyện ngắn Sơn Nam, chúng tôi nhận thấy tác giả đã chọn một số hình thức kết truyện như đặt câu hỏi, sử dụng cách kết truyện mở theo kiểu dân gian hoặc dùng những lời nhận xét mang tính triết lý gợi cho người đọc

những suy nghĩ trăn trở.

Đây là đoạn kết của truyện Cây huê xà: “Cây huê xà là gì? Có thiệt hay không? Lắm đêm nó nằm mơ thấy một thứ dây lốm đốm trắng mọc cheo leo ở chót núi Ông Cấm, tiếp với trời xanh. Trên cảnh xa vời, không nhơ bợn đó dây huê xà nhởn nhơ uốn éo vói gió núi.

Giữa lòng từng chiếc lá, hiển hiện kìa trăm gương mặt con Lài, tươi tắn, cười riêng với nó, trẻ mãi không già”. Còn đây là đoạn kết trong Mây trời và rong biển: “Ông già Hai ôm mặt. Gió ngoài thổi lộng. Từng giề rong biển tấp vào bãi. Và trên trời, mây trắng bay. Xác thằng Tú ở đâu, hồn cô Ngọc ở đâu? Trên chiếc chiếu nào và cái quan tài nào? Chàng nằm trên nệm rong biển và nàng tới lui vơ vẩn cho đến bao giờ”. Ngoài ra, ở một số truyện ngắn

khác tác giả cũng sử dụng hình thức câu hỏi như: Đường về quê, Người đi đêm, Hội ngộ bến Tầm Dương,…Thông thường hình thức đặt câu hỏi ở đoạn kết được Sơn Nam sử dụng

trong những truyện ngắn cũng có cách mở đầu bằng những câu hỏi. Đây là biểu hiện của tính thống nhất cao độ trong nghệ thuật xây dựng kết cấu của truyện ngắn Sơn Nam. Ngoài ra cách kết truyện mở, có hậu theo kiểu truyện dân gian cũng được Sơn Nam lựa chọn trong nhiều truyện ngắn như: Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Cái tổ ong, Hai con cá, Hòn Cổ Tron, Đóng gông ông thầy Quít, Kho vàng, Hồn người trong ly rượu, Hai cõi U Minh, Ngày xưa tháng chạp,... Cách kết này có sự thống nhất với cách mở đầu truyện ở mảng đề tài khẩn hoang Nam Bộ. Khi mở truyện tác giả đã cố ý giấu đi yếu tố thời gian, đến lúc kết truyện ông lại đưa ra nhiều cách hiểu cho người đọc chọn lựa hoặc cố ý tạo cho câu chuyện mang màu sắc giai thoại.

Xin đưa ra một vài trường hợp cụ thể: Ông Cai Thoại (Hai cõi U Minh) giúp dân

miệt U Minh diệt trừ cọp dữ, làm cho chúng phải lẩn trốn vào rừng sâu không dám bén mảng đến các làng mạc, thôn xóm. Sau đó ông để lại manh áo và ra đi không trở lại thêm lần nào nữa. Sơn Nam kết lại câu chuyện này như sau: “Vài chục năm sau, tin rằng ông Cai 93

đã chết, mấy ông kỳ lão trong xóm bàn bạc, muốn hùn tiền cất ngôi miếu nhỏ thờ ông.

Nhưng vừa hùn tiền xong lại nghe tin ông Cai Thoại còn sống nhăn. Bằng cớ là đêm đêm, người đi bắt trăn giữa rừng đã gặp ông thấp thoáng bên đống lửa, trong sương mù, kế bên có con cọp bạch qùy xuống chầu chực. Lời đồn đại còn kèm theo chi tiết: Ông Cai ngồi, uống rượu, thỉnh thoảng vỗ vai cọp, nói tiếng gì, không ai nghe được nhưng cọp gật đầu”. Truyện ngắn Ngày xưa tháng chạp là tâm sự của ông Ba Hò, người đã lưu lạc đến rạch Chà Tre miệt U Minh trên bốn mươi năm. Ông già có tài hò đối đáp ấy đã kể cho lớp con cháu nghe về cách thức hò, các loại hò,… và cả cuộc đời trai trẻ của ông. Tên gọi của

truyện ngắn đã mang đến cho người đọc sự liên tưởng về bối cảnh diễn ra câu chuyện đã rất

xưa, nhà văn nhấn mạnh thêm điều đó bằng cách kết thúc như sau: “Vài năm sau trong

vòng tháng Chạp năm xưa đó, ông Ba Hò ra đi biệt tích,…Ba năm sau, có kẻ bảo ông đã chết bờ chết bụi vì say rượu. Kẻ thì phao tin: ông ra hòn Cổ Tron cất am, lập một môn đạo mới có kinh kệ riêng, đọc tên nghe khó hiểu nhưng giọng khi trầm khi bổng như hò như hát. Sự thật ra sao? …Có lẽ vì vậy mà bây giờ ở rạch Chà Tre vùng U Minh Hạ tuyệt nhiên không còn ai biết hò đúng điệu có lớp lang như hồi xưa nữa”. Kết thúc truyện Hòn Cổ

Tron, Sơn Nam đã tạo ra những dư luận về hành tung cuối cùng của ông Từ Thông như: Có

người cho rằng ông đang đi truyền bá một thứ tôn giáo mới, có giả thuyết đồn rằng ông thường lân la đến mấy nhà có đàn bà góa, con gái tơ để gạ gẫm.

Cách mở đầu và kết thúc là điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Nó tạo ra tính chỉnh thể nghệ thuật, có tác dụng liên kết

Một phần của tài liệu DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w