Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của các tỉnh, thành phố nói riêng, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Chất lượng của lực lượng lao động được đánh giá thông qua nhiều tiêu chí, trong đó hai tiêu chí thường dùng để đánh giá là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Hai tiêu chí này được hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
* Về trình độ học vấn:
Số liệu thống kê qua các năm cho thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn có xu hướng được nâng cao, tỷ lệ người không biết chữ không ngừng giảm
xuống, từ 2,31 năm 2000 đến 2005 con số này chỉ còn 1,01%; số chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 9,75% năm 2000 xuống còn 6,51% năm 2005; số đã tốt nghiệp THCS và THPT tăng từ 58,88% năm 2000 lên 64,09% năm 2005. Tuy nhiên, so với khu vực thành thị trong tỉnh thì trình độ học vấn của lao động nông thôn thấp hơn hẳn; Năm 2005 số lao động ở khu vực thành thị tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông là 81,51% trong đó tốt nghiệp trung học phổ thông và 44,44% gấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn.
Bảng 2.4: Trình độ học vấn lao động nông thôn Bắc Ninh
Đơn vị tính: % Năn Tổn số Mù chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp trung học cơ sở Đã tốt nghiệp trung học phổ thông 2000 100 2,31 9,75 29,06 44,47 14,41 2001 100 1,28 7,66 29,36 45,52 16,18 2002 100 1,22 7,61 30,79 44,15 16,23 2003 100 1,19 7,43 30,71 42,75 17,92 2004 100 1,18 6,92 30,70 45,70 15,60 2005 100 1,01 6,51 28,39 46,73 17,36
* Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị tính: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số 100 100 100 100 100 100
- Chưa qua đào tạo 90,40 88,23 84,01 75,50 70,80 72,2 - Đã qua đào tạo nghề và tương
đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,05 - Tr.đó: CNKT có bằng 1,78 2,40 2,31 2,10 3,20 4,02 - Tốt nghiệp TCCN 2,50 2,71 2,24 3,70 4,30 4,79 - Tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên 2,05 2,61 2,20 2,00 2,00 2,64
Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh 2000 - 2005.
Tổng quát lại có thể đưa ra mô hình về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động của nông thôn tỉnh Bắc Ninh (năm 2005) là: Cứ 100 người thuộc lực lượng lao động thì có 72 người chưa qua đào tạo, 20 người đã được đào tạo nghề, 5 người có trình độ trung cấp, 3 người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. So với năm 2000 thì số lực lượng lao động đã qua đào tạo tăng lên đáng kể, nhưng vẫn rất là khiêm tốn so với số lao động chưa qua đào tạo (20,05/72,52); thực trạng này cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong điều kiện công nghiệp hoá, rấthiện đại hóa. Một ví dụ cho thấy là Nhà máy kính nổi Việt - Nhật thuộc khu công nghiệp Quế Võ, khi xây dựng trên đất của địa phương đã cam kết nhận 1/3 số
lao động của nhà máy là người của huyện Quế Võ vào làm việc (khoảng 100 người) qua kiểm tra xét tuyển chỉ đáp ứng được hơn 10% (12 người)
Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã hạn chế khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu và phân công lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học - công nghệ để có thể thúc đẩy sự phát triển trong kinh tế nông thôn.
Trong khi chất lượng của nguồn nhân lực còn rất thấp, thì lao động đã được đào tạo cũng chưa được sử dụng có hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo vẫn ở mức cao trên 18,5%. Trong khi khu vực nông thôn đang thiếu nhiều những cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, thì ở thành thị số lao động thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học tăng bình quân 13,6%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005. Sự mất cân đối giữa cung và cầu của thị trường lao động kỹ thuật đòi hỏi tỉnh phải có những chính sách hữu hiệu để cải thiện tình hình này.
* Chất lượng nguồn lao động ở nông thôn không chỉ được thể hiện ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật mà còn được đo bằng các chỉ số về sức khỏe và mức sống của người lao động. Trong những năm gần đây, tình trạng sức khỏe của lao động nông thôn Bắc Ninh đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng có sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng nhưng vẫn thua kém nhiều nước trong khu vực. Một so sánh cho thấy: chiều cao và cân nặng của trẻ em 15 tuổi - tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi lao động của Việt Nam là 147 cm - 34,3 kg trong khi đó ở Thái Lan là 149 cm 40,5 kg; ấn Độ là 155 cm - 49 kg; Nhật Bản là 164 cm - 53 kg... Ngoài ra tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, việc sử dụng các loại hóa chất bừa bãi, không đúng quy định đang hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân nói chung và lực lượng lao động trong tỉnh, nhất là lực lượng lao động nông thôn nói riêng, tỷ lệ ốm đau của nông dân cũng cao (khoảng 68% dân cư bị ốm đau trong năm), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tương đối (khoảng 18% và tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 2,5 kg còn mức 2,3%. Những chỉ
số trên cho thấy tuy đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do vậy đã làm hạn chế đáng kể chất lượng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh.