Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNHHỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANHDỊCHVỤTẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁIRĂNG (Trang 69 - 73)

3.2.6.1. Nhân tố chủ quan

Ngân hàng còn hoạt động mang tính lệ thuộc vào ngân hàng cấp trên, nhiều hoạt

động kinh doanh mang tính chất thu hộ và chi hộ, ngân hàng không có những khoản thu nhập này. Các khoản phí thu dịch vụ do ngân hàng cấp trên cố định nên NHNo&PTNT quận Cái Răng khó linh hoạt với khách hàng. Mặt khác ngân hàng chỉ

chú trọng nhiều đến hoạt động cho vay và huy động vốn, hoạt động kinh doanh dịch vụ chỉ được xem là khoản thu nhập phụ của ngân hàng. Dịch vụ chưa được chú trọng

đúng mức là một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập về dịch vụ không cao, trong báo cáo tài chính cuối năm để xác định mục tiêu và phương hướng kinh doanh cho năm sau, ngân hàng chỉ nói qua và đa dạng hoá và chú trọng doanh thu dịch vụ

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

Ngoài ra, ngân hàng chưa có điều kiện để tiếp cận nhiều hơn với hoạt động dịch vụ.Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nguồn ngoại tệ chủ yếu được giao dịch trong trung tâm thành phố, khách hàng của ngân hàng chỉ là các cá nhân có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam rất nhỏ, những khoản tiền lớn của doanh nghiệp thường được giao dịch ở các ngân hàng trung tâm thành phố. Trong lĩnh vực bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ngân hàng chưa có đủ năng lực

để bảo lãnh các hợp đồng và các gói thầu lớn vì ngân hàng chỉ là chi nhánh cấp hai. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT Quận Cái Răng chưa được phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, các loại hình dịch vụ chưa được đa dạng và chưa nâng cao chất lượng dịch vụđối với từng loại khách hàng.

3.2.6.2. Nhân tố khách quan

Các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng bao gồm:

- Các ngân hàng hoạt động trong Thành Phố Cần Thơ có các loại hình dịch vụ

rất đa dạng: là nguyên nhân dẫn đến NHNo&PTNT Quận Cái Răng mất nhiều khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, tính đa dạng và hấp dẫn luôn là yếu tốđể

thu hút khách hàng, các tầng lớp có thu nhập cao trong quận cũng có xu hướng chọn ngân hàng cao cấp hơn

- Hội sở đặt ra tỉ lệ thu nhập và phí thu không phù hợp: Quận Cái Răng là quận

đi lên từ sản xuất nông nghiệp, nhưng hội sở đặt ra cho NHNo&PTNT quận Cái Răng tỉ lệ kinh doanh dịch vụ 8% là không hợp lí. Các khoản phí phải thu ngân hàng cấp trên cũng đặt các mức phí cố định cho toàn hệ thống làm ngân hàng khó linh hoạt đến với từng loại khách hàng, giá mua ngoại tệ của ngân hàng hội sở mua lại của chi nhánh cấp 2 bằng với tỉ giá mua ban đầu của chi nhánh đó làm cho các chi nhánh ngân hàng không có lãi. Năng lực thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các chi nhánh cũng tuỳ thuộc vào mức độ cấp vốn của ngân hàng cấp trên.

- Khách hàng trong quận chưa ý thức được nhu cầu sử dụng, người dân trong quận chưa quan tâm nhiều đến các loại hình dịch vụ của ngân hàng, chẳng hạn như

dịch vụ mua bảo hiểm, người dân không thấy được lợi ích của bảo hiểm nên không tự nguyện mua trừ khi có sự bắt buộc. Người dân thường kinh doanh nhỏ theo quy mô gia đình nên cũng không cần sựđảm bảo về tài chính của ngân hàng.

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

- Kinh tế của quận chưa chuyển đổi hoàn toàn, quận Cái Răng đang trong giai

đoạn phát triển, các dự án đầu tư đang trong giai đoạn đi vào hoạt động nên hoạt

động kinh doanh trên địa bàn quận cũng chưa được ổn định và chưa thể hiện rõ nét nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của dân cư trong quận.

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIN VÀ GII PHÁP NÂNG CAO

HIU QU HOT ĐỘNG DCH V CA NHNo&PTNT QUN CÁI RĂNG

4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Thành phố Cần Thơ đang trong xu thế phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hướng đến phát triển Thành phố Cần Thơ từ năm 2004 – 2010 tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, nông nghiệp theo cơ cấu sau:

Bảng 22: ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM 2004 – 2010

Ngành Năm 2004 (%) Năm 2005 (%) Năm 2010 (%)

Thương mại - Dịch vụ 42,82 43,14 53,00 Công nghiệp 38,54 39,59 38,50 Nông nghiệp 19,34 17,37 8,50

Tổng 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Báo thông tin, NHNo&PTNT Việt Nam, Tháng 01 – 2006)

Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần theo các năm do quá trình đô thị hoá của Thành phố Cần Thơ là thương mại dịch vụ chiếm cao nhất 53% vào năm 2010. Do đó, các loại dịch vụ của ngân hàng cũng nên thay đổi theo bao gồm cả hoạt động tín dụng, huy động vốn và các dịch vụ khác của ngân hàng. Dịch vụ của ngân hàng ngày đa dạng hơn, phát triển bền vững để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Phát triển dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại hối là điều kiện cần thiết để hướng đến xây dựng hệ thống dịch vụ của ngân hàng hiện đại. Khi kinh doanh thì bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn có lợi nhuận, đối với NHNo&PTNT thì bên cạnh thu lợi nhuận còn có chức năng là nâng cao đời sống dân cư ngày càng tiện lợi. an toàn hơn. Khi kinh tế nông nghiệp không còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quận thì ngân hàng cũng phải chuyển hướng kinh doanh theo xu thế mới. Ngày nay ngân hàng không chỉ đơn thuần đóng vai trò hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp mà cần phải mở

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNHHỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANHDỊCHVỤTẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁIRĂNG (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)