Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 55 - 60)

Doanh số thu nợ là vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể

hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác và đầy đủ

không, phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, một

ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Nếu nhận thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ tương ứng với doanh số cho vay thì đây là một tín hiệu tốt

báo hiệu cho sự an toàn của nguồn vốn. Ta có tình hình thu nợ của Chi nhánh được

Bảng 8 : DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH KINH TẾ QUA BA NĂM

ĐVT: triệu đồng

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

NGÀNH

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh lệch (%) Chênh

lệch (%) Chế biến thủy sản 387.039 58 388.519 57 382.090 56,5 1.480 0,4 -6.429 -1,7 Lương thực 140.135 21 149.955 22 158.923 23,5 9.820 7,0 8.968 6,0 Phân bón - vật tư nông nghiệp 80.077 12 88.610 13 84.533 12,5 8.533 10,7 -4.076 -4,6 Khác 60.058 9 54.529 8 50.720 7,5 -5.529 -9,2 -3.809 -7,0 TỔNG 667.308 100 681.612 100 676.266 100 14.304 2,1 -5.346 -0,8

Nhìn chung tình hình thu nợ của VIETINBANK Cần Thơ qua ba năm thay đổi, không theo bất cứ một chiều tăng hay giảm nào, vẫn ổn định ở mức trung bình

(tăng ở năm 2007 là 8,8% so với năm 2006 và giảm ở năm 2008 theo tỷ lệ 7,3% so với năm 2007). Dựa vào hai bảng số liệu doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

theo ngành và doanh số thu nợ tài trợ xuất nhập khẩu theo ngành ta thấy mức độ

chênh lệch của doanh số thu nợ tương ứng với doanh số cho vay. Đây là một tín

hiệu tốt báo hiệu cho sự an toàn của nguồn vốn Ngân hàng. Để thấy được hiệu quả

của công tác thu nợ theo từng ngành ta sẽ phân tích doanh số thu nợ theo từng

ngành nghề kinh tế. 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Khác Phân bón vật tư No Lương thực Chế biến thủy sản

Sơ đồ 6: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH QUA 3 NĂM CỦA VIETINBANK

a) Ngành chế biến thủy sản

Do khách hàng của Ngân hàng là những khách hàng lớn và có uy tín, đồng

thời với doanh số cho vay của ngành chế biến thủy sản luôn chiếm một tỷ lệ cao

trong tổng doanh số cho vay của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nên doanh số thu nợ của ngành này cũng luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng doanh số

thu nợ của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Theo bảng số liệu ta thấy

mức độ chênh lệch của doanh số thu nợ đối với lĩnh vực này tương ứng với doanh

số cho vay của nó vì thế doanh số thu nợ ngành chế biến thủy sản cũng có xu hướng giảm không ổn định và không theo chiều hướng của doanh số cho vay ngành này ba năm qua: năm 2006 ngành này chiếm tỷ trọng 58%, năm 2007 giảm

nợ các ngành. Chính vì vậy, nguyên nhân của xu hướng giảm này không phải do

việc không thu được các món nợ. Ngành chế biến thủy sản là ngành nghề đang phát

triển trong nền kinh tế nói chung và nó có vai trò khá quan trọng trong việc đóng

góp vào kim ngạch xuất khẩu của vùng. Các khách hàng thuộc ngành này ngày càng tỏ ra làm ăn có hiệu quả, nhu cầu vốn nhiều nhưng cũng đảm bảo trả nợ khi đến hạn.

Việc doanh số thu nợ ngành chế biến thủy sản qua ba năm đều giảm một

mặt là do sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế hay bị ảnh hưởng bởi các quy định về kiểm tra chất lượng của mặt hàng này ngày càng trở nên gay gắt nhưng mặt

khác ta có thể thấy được rằng do Ngân hàng nhận thấy sẽ phải đối đầu với những

rủi ro trong việc tập trung đầu tư vào một ngành nghề nên Ngân hàng đã chủ động

giảm bớt tỷ trọng đầu tư vào ngành này từ đó làm cho doanh số thu nợ của ngành giảm theo.

b) Ngành lương thực

Cũng như ngành chế biến thủy sản, qua bảng số liệu, ta thấy tình hình thu nợ

trong lĩnh vực này tăng đều qua 3 năm, năm 2006 và 2007 doanh số thu nợ phù hợp với doanh số cho vay của ngành, đến năm 2008 doanh số cho vay ngành này giảm nhưng doanh số thu nợ lại tăng đáng kể 8.968 triệu đồng tức 6% so với năm

2007. Nguyên nhân là do ngân hàng không có chính sách hợp lý quản lý khoản nợ

vay của ngành này, cuối năm 2008 việc chính phủ không cho xuất khẩu gạo cũng

làm ảnh hưởng đáng kể đến doanh số thu nợ.

Năm 2006 doanh số thu nợ ngành lương thực đạt mức 140.135 triệu đồng,

chiếm tỷ trọng 21%, năm 2007 doanh số này đạt 149.955 triệu đồng, cao hơn so

với năm 2006, chiếm tỷ lệ 22% và ở năm 2008 doanh số thu nợ của ngành đạt

158.923 triệu đồng đạt tỷ lệ cao nhất là 23,5% trong tổng doanh số cho vay theo

ngành. Nguyên nhân của sự gia tăng về tỷ trọng của ngành lương thực qua 3 năm là

do nhà nước đã có sự đầu tư đúng đắn vào lĩnh vực này. Nguyên nhân kế tiếp là do sự ảnh hưởng sự tăng của tình hình lương thực thế giới, giá hàng hóa đi lên mang

lại cho các nhà sản xuất lương thực những cơ hội kiếm tiền và gia tăng sản lượng.

Giá hàng hóa luôn biến động với sự thay đổi cung cầu, ngành nông nghiệp thế giới

cao khiến nhu cầu đối với những bữa ăn có chất lượng hơn - bao gồm nhiều sản

phẩm từ thịt, sữa và rau – cũng tăng theo. Giá các mặt hàng lương thực đã tăng lên

cùng với mức thu nhập của người tiêu dùng: giá dầu thực vật gấp đôi kể từ năm

2000 trong khi giá lúa mì tăng 61%, giá ngô tăng 32% và giá gạo tăng 29% (theo FAO). Đã gián tiếp mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn cho nhà sản xuất, tạo điều

kiện cho họ trả nợ vay đúng hạn, làm cho doanh số thu nợ tăng đều qua các năm.

c) Ngành phân bón vật tư nông nghiệp

Qua bảng số liệu, ta thấy đây là nhóm ngành có tỷ trọng thay đổi nhất qua ba năm trong số các ngành cả về doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ. Như đã phân tích, nhóm ngành này bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập

khẩu. Tuy là nhóm ngành được tài trợ đứng sau cùng, sau các ngành chế biến thủy

sản và ngành lương thực nhưng qua ba năm ngành phân bón vật tư nông nghiệp có

những thay đổi đáng kể và nhìn vào đồ thị, ta thấy ngành lương thực và ngành phân bón vật tư nông nghiệp hầu như có xu hướng phát triển tương tự nhau, cụ thể: năm

2006 doanh số thu nợ của ngành này chiếm 12% trong tổng doanh số thu nợ các ngành, năm 2007 thì tỷ lệ này tăng lên chiếm 13% tỷ trọng trọng các ngành, đến năm 2008 doanh số này lại giảm chiếm tỷ lệ là 12,5% nghĩa là giảm hơn 7% so với năm 2007. Doanh số thu nợ của ngân hàng đối với ngành phân bón vật tư nông

nghiệp tăng trong năm 2007 cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng thuộc nhóm ngành này khi đến vay vốn tại ngân hàng đã được nâng lên rõ rệt, thêm vào đó là

sự năng động, nhiệt tình trong công tác tín dụng của các cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng, vì vậy khi cho vay thì doanh số thu lại luôn được đảm bảo kịp

thời và khá đầy đủ. Đến năm 2008 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên doanh số thu nợ của ngành này giảm nhẹ.

Do nước ta là nước đặc thù về nông nghiệp, 80% dân số làm nghề nông, Đồng Bằng Sông Cửu Long còn là vựa lúa của cả nước, đa số người dân ở đây sinh

sống nhờ vào nông nghiệp, do đó đây là nhóm ngành có tiềm năng phát triển. Trong tương lai, ngành này có khả năng sẽ vượt qua những ngành có tỷ trọng tài trợ chiếm ưu thế như ngành chế biến thủy sản và ngành lương thực.

d) Ngành nghề khác

Từ năm 2006 đến năm 2008 doanh số thu nợ của ngành khác này giảm về tỷ

đồng giảm 5.529 triệu đồng tức 9,2% so với năm 2006, đến năm 2008 đạt 50.720

triệu đồng giảm 3.809 triệu đồng tức 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay ngành này giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Điều này chứng tỏ công tác thu nợ ở lĩnh vực này không phải là vấn đề làm cho doanh số thu nợ giảm, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này có đang cần sự trợ giúp về phương hướng hoạt động kinh doanh để có thể có được một thế vững trong nền

kinh tế thị trường phức tạp như hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)