ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 34 - 41)

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra thu nhập lớn

nhất cho ngân hàng, đồng thời hổ trợ cho kinh tế địa phương phát triển bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Trong thời gian qua,

lĩnh vực hoạt động chủ yếu của VIETINBANK Cần Thơ là đầu tư cho vay, có thể xem đây là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng. VIETINBANK Cần Thơ rất chú

trọng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín

dụng. Hoạt động tín dụng có thể xem là một hoạt động có tác động sống còn đến

sự tồn tại của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng đã đưa vốn đến tận tay, kịp thời và

nhanh chóng đến khách hàng của mình. Bên cạnh đó, để mở rộng thị phần và phân tán rủi ro, VIETINBANK Cần Thơ đã nhanh chóng đa dạng hóa khách hàng, đầu tư vào thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể (doanh nghiệp

vừa và nhỏ). Không chỉ dừng lại ở đa dạng hóa khách hàng, VIETINBANK Cần Thơ còn mở rộng ngành nghề kinh tế cho vay. Ngoài chế biến và xuất khẩu lương

thực, thủy sản… hiện nay còn có một số ngành nghề mới như dịch vụ ăn uống, du

lịch, văn hóa và thể dục thể thao, khoa học và công nghệ… Đặc biệt trong điều

kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, do đó ngân hàng phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để không thể bỏ qua

những cơ hội đầu tư tốt. Ngoài ý nghĩa tạo ra thu nhập cho ngân hàng thì việc nâng

cao chất lượng tín dụng của ngân hàng còn góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, giúp ích cho công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Để thấy rõ

hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua thông qua

GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang35 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 35

Bảng 1 :TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ QUA 03 NĂM

ĐVT: Triệu đồng

2007/2006 2008/2007

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008

Chênh lệch % Chênh lệch %

Doanh số cho vay 2.753.994 2.954.140 2.991.294 200.146 7,27 37.154 1,26

Doanh số thu nợ 3,336,538 3,029,388 2.940.289 -307.150 -9,21 -89.099 -2,94 Dư nợ 711.386 636.138 687.143 -75.248 -10,58 51.005 8,02 Dư nợ bình quân 695.658 673.762 661.640,5 -21.896 -3,15 -12.121,5 -1,80 Nợ xấu 17.262 6.991 4.133 -10.271 -59.50 -2.858 -40,88 Tỉ lệ nợ xấu (%) 2,4 1,1 0,6 Hệ số thu nợ (%) 121 102,5 98,3 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 3,33 4,5 4,45

Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của VIETINBANK Cần Thơ qua ba năm có sự thay đổi đáng kể. Do chủ trương của Ngân hàng Nhà nước không

cho các Ngân hàng thương mại nếu có thành lập Chi nhánh cấp II thì các số liệu không được chuyển giao, tập trung về Chi nhánh cấp I. Ngoài ra, năm 2006 Chi

Nhánh Trà Nóc tách ra hạch toán độc lập, trở thành Chi nhánh cấp trực thuộc NHCT VN. Chính điều đó làm cho các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của Chi nhánh thay đổi và cụ thể thay đổi mạnh nhất ở năm 2007.

Năm 2007 doanh số cho vay đạt 2.954.140 triệu đồng tăng 7,26% so với năm 2006. Tuy nhiên, trong năm 2007 tổng dư nợ của chi nhánh là 636.138 triệu đồng,

chứng tỏ trong năm 2007 Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu

chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa sắp tới. Cụ thể, nợ xấu trong năm 2007 là 6.991 triệu đồng giảm so với năm 2006 về số tương đối là 59,5%. Sang năm 2008,

tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến phức tạp hơn, Việt Nam phải chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với quyết tâm thu hồi những

khoản nợ quá hạn của khách hàng, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng đã làm cho doanh số thu nợ có giảm nhưng còn kiểm soát được, tình hình trả nợ vay

biểu hiện qua doanh số thu nợ đạt 2.940.289 triệu đồng, giảm 2,94% so với năm

2007. Doanh số cho vay năm này đạt 2.991.294 triệu đồng, tăng so với năm 2007

là 37.154 triệu đồng với tỷ lệ 1,26%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến doanh số cho

vay của Ngân hàng tăng cao: do sự cố gắng của lãnh đạo và phòng tín dụng trong

việc nổ lực mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đẩy mạnh công tác phát vay, đơn

giản hóa dần các thủ tục xin vay vốn, chịu khó tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực cho

vay nên không chỉ giữ được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm một số

khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Như vậy mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ta có thể đánh giá rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày một tốt hơn

vì Ngân hàng đang cố gắng khắc phục nợ quá hạn và đẩy mạnh công tác thu nợ.

Việc VIETINBANK Cần Thơ tách số liệu, chuyển giao các sổ sách có liên quan của các Chi nhánh cấp II không những làm cho doanh số cho vay tăng chậm,

doanh số thu nợ giảm mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến dư nợ và nợ xấu. Theo bảng

10,58%) và ở năm 2008 thì dư nợ tăng nhẹ 687.143 triệu đồng (tăng 8,02%). Dư

nợ giảm không mang ý nghĩa là hoạt động tín dụng của Chi nhánh có vấn đề mà ở đây dư nợ giảm là do kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn

thu nợ cũng khác nhau, đồng thời do mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm 2008 cũng thay đổi giảm do đó dư nợ cho vay cũng biến đổi theo. Nhưng dư nợ nếu ở mức thấp sẽ không tạo được nhiều lợi nhuận cho ngân

hàng. Bên cạnh việc giảm dư nợ, chỉ tiêu nợ xấu vẫn còn tồn tại trong ba năm, theo xu hướng ngày càng tăng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, do đó khoản mục nợ quá hạn phát sinh thì cũng không đáng

ngạc nhiên. Tuy nhiên, nợ quá hạn là chỉ tiêu mà bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng cần phải quan tâm đúng mức để có thể kiểm soát khoản mục này ở mức an

toàn. Việc nợ quá hạn của VIETINBANK Cần Thơ liên tục giảm qua ba năm: năm

2006 nợ quá hạn là 17.262 triệu đồng, năm 2007 là 6.991 triệu đồng, năm 2008 nợ

quá hạn giảm đáng kể 4.133 triệu đồng (giảm 40,88% so với năm 2007). Kết quả

trên là minh chứng cho sự cố gắng vượt bực của ngân hàng trong công tác thu hồi và đẩy lùi nợ xấu. Ngân hàng đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân tại sao nên đã

có được những biện pháp xử lý kịp thời, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu, không để cho những khoản nợ đó kéo dài.

Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng còn được xem xét ở khía cạnh

tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Và ở đây chỉ số vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng sẽ thể hiện điều này. Chỉ số này càng cao thể hiện thời hạn thu hồi nợ vay của ngân hàng là nhanh, và hoạt động tín

dụng là hiệu quả, ngoài ra nó còn phản ánh số vốn đầu tư của ngân hàng quay vòng nhanh trong một thời kỳ nhất định. Cụ thể như năm 2006 vòng quay tín dụng

của ngân hàng là 3,33 vòng và năm 2007 là 4,5 vòng, có sự tăng lên so với năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ thể hiện qua

doanh số thu nợ luôn tăng. Tuy nhiên, qua bảng trên ta thấy năm 2008 vòng quay tín dụng chỉ còn 4,45 vòng, giảm nhẹ so với năm 2007 điều này chưa thể xác định

là ngân hàng hoạt động không tốt, không hiệu quả so với hai năm đầu mà là do mục tiêu của ngân hàng chuyển sang đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn cùng với

giới xảy ra trong thời gian này làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân

hàng.

Tóm lại, qua ba năm tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự thay đổi, không theo bất kỳ xu hướng tăng lên hay giảm xuống nào mà ở đây có sự

biến động tăng giảm qua các năm. Tuy nhiên sự thay đổi trên không có nghĩa là chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị giảm sút, mà sự thay đổi chính là do việc phân chia thị phần giữa các Chi nhánh sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế

hiện tại mà thôi.

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ QUA BA NĂM

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 108.774 121.577 140.344 12.803 12 18.767 15 Tổng chi phí 97.520 82.981 123.463 -14.539 -15 40.482 49 Lợi nhuận 11.254 38.596 16.881 27.342 243 -21.715 -56

(Nguồn: Phòng nguồn vốn VIETINBANK Cần Thơ)

Thu nhập

Nhìn chung tổng thu nhập của VIETINBANK Cần Thơ liên tục tăng qua

các năm. Năm 2007 tổng thu nhập đạt 121.577 triệu đồng, tăng 12% tương ứng

12.803 triệu đồng so với 2006. Nguyên nhân là do các nguồn thu từ hoạt động tín

dụng, từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng tăng, năm 2007 Ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ mới đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong việc

thanh toán và các hoạt động khác nên thu hút được nhiều khách hàng như thu từ

độ tăng trưởng của tổng thu nhập càng cao. Nguyên nhân là do dưới áp lực cạnh

tranh giữa các ngân hàng như tăng lãi suất,VIETINBANK Cần Thơ có nhiều hình thức thu hút khách hàng hấp dẫn hơn như gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng, Ngân hàng chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có nhiều hình thức khác nhau để thu hút

khách hàng ở mọi tầng lớp. Cụ thể: Tổng thu nhập đạt 140.344 triệu đồng, tăng

18.767 triệu đồng so với năm 2007, nguyên nhân là do nhu cầu thanh toán giữa các NHTM trong năm 2007 là rất lớn, VIETINBANK mở rộng quan hệ, hợp tác với

các NHTM khác ngày càng nhiều. Đây là xu hướng của thời kỳ kinh tế hội nhập

hiện nay. 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 2006 2007 2008 Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

Sơ đồ 3 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ QUA BA NĂM

Chi phí

Chi phí hoạt động của ngân hàng gắn liền với huy động vốn, điều chuyển

vốn để cho vay và các chi phí khác như dịch vụ thanh toán, điều hành…Cùng với

sự tăng nhanh về thu nhập thì chi phí cũng tăng theo.

Năm 2007 tổng chi phí đạt 97.520 triệu đồng, giảm 14.539 triệu đồng tương ứng 15% so với năm 2006. Sang năm 2008, tăng 40.482 triệu đồng, tăng 21,92%

so với năm 2006. Trong thời gian qua, chi phí tăng nguyên nhân là để đáp ứng nhu

cầu vốn vay của khách hàng nên ngân hàng tập trung huy động vốn qua nhiều hình thức khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ

thưởng…Đồng thời, do sự cạnh tranh giữa các NHTM khác nên ngân hàng tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của khách

hàng nên chi nhánh phải xin điều chuyển vốn từ Hội sở. Chính vì vậy mà làm cho chi phí trả lãi liên tục tăng. Bên cạnh chi trả lãi vốn huy động và vốn điều chuyển

thì ngân hàng còn chi trả cho các khoản khác như dịch vụ thanh toán, quỹ điều

hành, thuế, phí… đều tăng. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng thị phần, đưa

các sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng. Ngân hàng đã đầu tư những khoản chi phí như quảng cáo, khuyến mãi, đầu tư thêm thiết bị… Không ngừng mở rộng

mạng lưới, các phòng giao dịch, điểm giao dịch làm cho chi phí của ngân hàng

trong năm tăng cao.

Lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của

ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận của ngân hàng tăng giảm không đồng đều qua các năm. Do chi nhánh thuộc Hội sở nên không phải nộp thuế thu nhập, điều này góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh. Tuy nhiên, do sự gia tăng chi phí quá cao vào năm 2008 cũng làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể.

Cụ thể như sau:

- Năm 2006 đạt 11.254 triệu đồng, năm 2007 đạt 38.596 triệu đồng tăng

27.342 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2007 tăng 22,78% tương ứng 2.831

triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận giảm là do sự cạnh tranh gây gắt

của các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng như tăng lãi suất huy động… Đồng

thời, nhằm mở rộng thị phần đưa các sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng

như quảng cáo, khuyến mãi… làm cho chi phí tăng lên. Ngoài ra tình hình kinh tế

xã hội, chính sách kinh tế của NHNN cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của

VIETINBANK.

- Tuy nhiên VIETINBANK Cần Thơ có lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội như thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển…Cùng với uy tín và nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân

viên trong ngân hàng. Vì vậy mà hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong tương

lai là rất khả quan, góp phần duy trì sự tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)