4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
3.6.1 Thuận lợi
Nằm trong hệ thống VCB Việt Nam, VCB Cần Thơ có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình nhờ những lợi thế nhất định của VCB Việt Nam.
+ Hệ thống VCB Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực thanh toán thẻ
Với vị thế là Ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam, VCB luôn là một thương hiệu lớn trong phát hành và thanh toán thẻ. Là Ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thực hiện đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế cho các Ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài, VCB có thể chấp nhận thanh toán cho cả 6 loại thẻ tín dụng thông dụng nhất hiện nay l à: VisaCard, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay. Bên cạnh đó, VCB cũng là Ngân hàng thực hiện việc phát hành thẻ thanh toán nội địa đầu tiên trên địa bàn Việt Nam nên luôn chiếm được thị phần lớn trong lĩnh vực kinh doanh thẻ và có được nhiều khách hàng truyền thống.
+ VCB Cần Thơ là một Ngân hàng lớn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán, dịch vụ
VCB Cần Thơ được biết đến là một Ngân hàng hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại, vì vậy trong lĩnh vực thanh toán quốc tế VCB Cần Thơ luôn là Ngân hàng đi đầu, VCB Cần Thơ có nhiều kinh nghiệm và tạo được nhiều mối quan hệ kinh doanh với các tổ chức lớn trong nước cũng như nước ngoài. Trong công tác thanh toán thẻ, chủ yếu là thanh toán quốc tế, với các mối quan hệ sẵn có với các tổ chức thanh toán quốc tế, VCB có một lợi thế to lớn khi tham gia lĩnh vực thẻ. Bên cạnh đó, VCB sẵn có những trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh toán, điều này giúp cho hệ thống VCB nói chung và VCB Cần Thơ nói riêng bước vào thanh toán thẻ mà không cần đầu tư quá nhiều cho cơ sở hạ tầng.
+ Công nghệ thông tin trong những năm gần đây ở Việt Nam có những bước tiến bộ nhanh chóng
Ngày nay, tốc độ phát triển của tin học trên thế giới được ví như vũ bão và ở Việt Nam công nghệ thông tin là một ngành đang có những tiến bộ vượt bậc.
Những bước phát triển vượt bậc trong công nghệ thông tin là một thuận lợi cho các Ngân hàng nói chung và VCB Cần Thơ nói riêng trong hoạt động kinh doanh thẻ. Ngân hàng có thể áp dụng những thành tựu trên thế giới cũng như những phần mềm, phần cứng và sử dụng đội ngũ nhân lực trong nước để đáp ứng những đòi hỏi về mặt tin học trong công nghệ thẻ. Đây là một yếu tố quan trọng giúp Ngân hàng phát triển tốt công tác phát hành và thanh toán thẻ.
+ Vị trí thuận lợi, quy mô hoạt động rộng lớn
VCB Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên trục đường chính của Thành phố cùng với cơ sở vật chất hiện đại, quy mô hoạt động rộng lớn với mạng lưới 6 phòng giao dịch trực thuộc. Ngân hàng luôn chiếm ưu thế so với các Ngân hàng khác về số lượng máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ, mặc dù nguồn vốn để đầu tư lắp đặt và bảo trì các trang thiết bị này là khá lớn khoảng vài trăm triệu trên một máy ATM. Đó cũng là một bước đi đúng đắn nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ ATM do Ngân hàng phát hành trong điều kiện cạnh tranh khó khăn như hiện nay.
+ Bên cạnh đó, VCB Cần Thơ còn có những thuận lợi khác như:
- Có nguồn vốn hoạt động rất lớn
- Có đội ngũ cán bộ hơn 200 người và có trình độ chuyên môn cao - Luôn ưu tiên phát triển các dịch vụ và công nghệ hiện đại
- Nhà nước khuyến khích sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt” và chỉ thị 20 của Ngân hàng nhà nước “Trả lương qua tài khoản”
3.6.2 Khó khăn
Trên địa bàn hiện nay có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động nên không thể tránh khỏi sự cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán. Trong khi số lượng người có nhu sử dụng thẻ chỉ có hạn thì các Ngân hàng lại đua nhau phát hành thẻ với nhiều chính sách khuyến mãi khác nhau.
Một khó khăn khác nữa là thói quen sử dụng tiền mặt cũng như người dân chưa có kiến thức về việc sử dụng các máy móc hiện đại như máy ATM cũng là hạn chế trong việc phát hành thẻ cho người dân. Bên cạnh đó, họ cũng chưa thấy
hết được sự tiện ích của thẻ thanh toán trong việc chi tiêu trong các sinh hoạt hằng ngày.
Gia nhập WTO cũng đem lại những khó khăn nhất định cho Ngân h àng, Ngân hàng phải cạnh tranh quyết liệt với các Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài để giành lấy thị phần trong dịch vụ thẻ nói riêng và các hoạt động kinh doanh khác nói chung.
Bên cạnh đó, hoạt động tiếp thị quảng bá của Ngân hàng cũng chưa được chú trọng và phát triển, trong thị trường hội nhập như hiện nay nếu không có chính sách tiếp thị phù hợp thì Ngân hàng sẽ đánh mất hình ảnh và vị thế của mình trong khách hàng. Ngân hàng cũng khó khăn trong việc giữ chân các cán bộ công nhân viên của mình trước sức hút và sự đãi ngộ từ các Ngân hàng khác cạnh tranh trên cùng địa bàn.
Năm 0 100 200 300 400 500 600 700 2006 2007 2008 Thẻ 287 406 659 CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DỊCH VỤ THẺ ATM TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ
4.1 TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ TẠI VCB CẦN THƠ 4.1.1 Công tác phát hành thẻ
VCB Cần Thơ là Ngân hàng thực hiện phát hành thẻ thanh toán đầu tiên trên địa bàn, do đó số lượng người sử dụng thẻ không ngừng gia tăng qua các năm. Số lượng thẻ do VCB Cần Thơ phát hành được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 3: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ TẠI VCB CẦN THƠ (2006-2008) Khoản mục 2006 2007 2008 Thẻ Connect 24 14.440 19.840 22.502 Thẻ tín dụng 287 406 659 - Thẻ Visa 79 266 428 - Thẻ Master 205 129 152 - Thẻ American Express 3 11 79 Tổng số thẻ phát hành 14.727 20.246 23.161
(Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ)
Tình hình phát hành thẻ tín dụng được thể hiện qua biểu đồ sau:
0 5000 10000 15000 20000 25000 2006 2007 2008 Năm Thẻ 14.440 19.840 22.502
Tình hình phát hành thẻ Connect 24 được thể hiện qua biểu đồ sau:
HÌNH 8: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ CONNECT 24 (2006-2008)
Thẻ tín dụng quốc tế đã được VCB Cần Thơ phát hành cách đây rất lâu bao gồm: thẻ Visa Card, Master Card và American Express. Tuy nhiên, việc phát hành các thẻ tín dụng quốc tế này chủ yếu dành cho các đối tượng có điều kiện đi nước ngoài và sinh sống ở nước ngoài như: du học sinh, sinh viên, các cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên địa bàn… và những đối tượng sử dụng, chi tiêu bằng các loại thẻ này có thể nói là rất ít. Trong những năm gần đây, do nhu cầu vui chơi, du lịch ngoài nước tăng cao cũng như các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều do chinh sách mở cửa của nước ta cũng làm cho số lượng thẻ tín dụng tăng lên khá nhiều so với những năm trước. Cụ thể, số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành qua các năm từ 2006 - 2008 đều tăng, năm 2007 tăng 119 thẻ (41,46%) so với năm 2006, và năm 2008 tăng 253 thẻ (62,31%) so với năm 2007. Tuy tình hình phát hành thẻ tín dụng quốc tế nói chung có tăng nhưng xét trên phương diện tổng thể thì vẫn còn quá ít so với dân số và nhu cầu của người dân trên địa bàn. Năm 2006 thẻ tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng 1,95%, năm 2007 là 2,01%, năm 2008 là 2,85% trên tổng số lượng thẻ được VCB Cần Thơ phát hành.
Mặc dù ra đời sau được phát hành sau thẻ tín dụng quốc tế (phát hành vào năm 2002), tuy nhiên thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 lại có tốc độ phát triển rất nhanh. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng trong dân chúng nên việc sản phẩm thẻ Connect 24 ra đời là một bước đột phá lớn, bởi thói quen thích tiêu dùng tiền nội địa cũng như có nhiều tiện ích mà thẻ Connect 24 có thể mang lại cho người sử
dụng nó. Bên cạnh đó, là các chính sách khuyến mãi, hậu mãi rộng rãi đến các tầng lớp dân cư, Ngân hàng cũng tích cực đầu tư vào việc trang bị và đổi mới hệ thống máy ATM, đến nay trên địa bàn hoạt động của VCB Cần Thơ đã có 30 máy ATM và 56 đơn vị chấp nhận thẻ. Số lượng máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ khá lớn cũng là một điều kiện thuận lợi để ng ười dân dễ dàng chấp nhận trong việc yêu cầu phát hành và sử dụng thanh toán bằng thẻ Connect 24 của VCB Cần Thơ. Doanh số phát hành thẻ Connect 24 của VCB Cần Thơ đều tăng qua các năm cụ thể năm 2007 số lượng thẻ được phát hành tăng mạnh tăng 5.400 thẻ (37,39%) so với năm 2006, năm 2008 tăng nhẹ 2662 thẻ (13,42%) so với năm 2007. Số lượng thẻ trong thời gian gần đây tuy có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ nguyên nhân là do từ khoảng đầu 2007 đến nay có nhiều Ngân hàng tham gia phát hành thẻ và xu hướng sử dụng trong người dân là sử dụng cùng lúc nhiều loại thẻ để thuận tiện cho việc sử dụng thanh toán và rút tiền. Bên cạnh đó, thị trường thẻ cũng đã gần đạt mức bão hòa nên số lượng thẻ càng về những năm gần đây tuy có tăng nhưng chỉ tăng chậm.
4.1.2 Tình hình phát hành thẻ theo địa bàn
Do số lượng thẻ thẻ tín dụng được phát hành với số lượng rất ít nên không thể thống kê theo địa bàn. Chỉ có thẻ Connect 24 là được thống kê phát hành theo địa điểm giao dịch. Tình hình phát hành thẻ Connect 24 được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 4: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ CONNECT 24 THEO ĐỊA ĐIỂM GIAO DỊCH (2006-2008)
Khoản mục 2006 2007 2008 Hội sở Cần Thơ 12.226 14.749 14.500 PGD Ninh Kiều 1.782 2.006 3.488 PGD Vĩnh Long 432 2.815 1.923 PGD Cái Răng - 270 1.037 PGD Hậu Giang - - 1.044 PGD An Hòa - - 484 PGD Nam CT - - 26 Tổng 14.440 19.840 22.502
(Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ) Từ bảng số liệu ta thấy, tại hội sở chính là địa điểm có số lượng phát hành lớn so nhất và vượt trội so với các phòng giao dịch trên cùng địa bàn. Đây cũng là việc dễ hiểu khi Hội sở nằm tại một vị trí rất thuận lợi (giữa trung tâm của Th ành phố) để khách hàng có thể giao dịch cũng như là đầu não trong việc điều hành phát hành và thanh toán thẻ. Còn tại các phòng giao dịch được mở thêm tại các trung tâm kinh tế mới được xây dựng chủ yếu để cho các khách hàng thuận tiện trong việc đi lại và sử dụng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng nói chung. Tình hình phát hành thẻ tại hội sở chính và các phòng giao dịch qua các nhìn chung là khá tốt, cụ thể qua các năm đều tăng.
4.1.3 Tình hình phát hành thẻ của các Ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ
Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có rất nhiều Ngân hàng thực việc phát hành thẻ vì đây là một thị trường tiềm năng để phát triển. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình phát hành thẻ của một số Ngân hàng có số lượng thẻ phát hàng lớn trên địa bàn.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ NĂM 2008
Khoản mục Đông Á Agribank Eximbank Vietcombank
SL máy ATM 15 12 15 30
SL thẻ phát hành 18.528 17.602 13.896 23.161
( Nguồn: Ngân hàng Đông Á, Aribank, Eximbank và VCB )
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng máy ATM và số lượng thẻ thanh toán của VCB Cần Thơ vào cuối năm 2008 là vượt trội so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Cụ thể, số lượng thẻ ATM đã phát hành của VCB Cần Thơ là 23.161 thẻ và số lượng máy ATM hiện có là 30 máy, gấp đôi so với các Ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các loại thẻ thanh toán của các Ngân hàng khác không ngừng gia tăng tiện ích, điển hình như thẻ thanh toán Đa năng của Đông Á khách hàng có thể nạp tiền trực tiếp qua máy mà không cần phải đến Ngân hàng cùng nhiều hình thức thanh toán tiện lợi khác, trong khi thẻ thanh toán của VCB chỉ dừng lại ở việc rút tiền và thanh toán một số loại phí nhất định. Và với việc các Ngân hàng gia nhập liên minh thẻ thì số lượng máy ATM của VCB Cần Thơ sẽ không còn là lợi thế đối với Ngân hàng, do đó nếu muốn giữ vững được thị phần thì Ngân hàng phải cố gắng hoàn thiện nhiều trong việc mang lại các tiện ích cũng như sự phục vụ chu đáo nhất đối với khách hàng của mình.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN THẺ ATM TẠI VCB CẦN THƠ TẠI VCB CẦN THƠ
4.2.1 Tình hình thanh toán qua máy ATM
Với thói quen sử dụng tiền mặt của dân chúng trong thanh toán nên việc triển khai dịch vụ thanh toán bằng thẻ ATM của Ngân hàng là khá khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực của Ngân hàng trong việc đưa dịch vụ thẻ đến với cộng đồng trong những năm gần đây, tình hình thanh toán qua thẻ dần được cải thiện và cũng đạt được những kết quả khả quan.
BẢNG 6: TÌNH HÌNH THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG TẠI VCB CẦN THƠ (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Thanh toán HH, DV 5.429 11.423 13.679 Ứng tiền mặt 2.522 2.620 3.296 Tổng 7.951 14.043 16.975
(Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ)
BẢNG 7: TÌNH HÌNH THANH TOÁN THẺ CONNECT 24 TẠI VCB CẦN THƠ (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục 2006 2007 2008
Doanh số rút tiền mặt 860.592 1.138.103 1.448.701
Doanh số chuyển khoản 45.294 72.645 110.048
Tổng 905.886 1.210.748 1.558.749
(Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ) Từ bảng 6 và bảng 7 ta có bảng số liệu sau:
BẢNG 8: CHÊNH LỆCH DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ QUA CÁC NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 Chênh lệch 2008 so 2007 Số tiền TL % Số tiền TL % Thẻ tín dụng 7.951 14.043 16.975 6.092 76,62 2.932 20,88 Thẻ Connect 24 905.886 1.210.748 1.558.749 304.862 33,65 348.001 28,74 (Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ) Đối với thẻ tín dụng quốc tế tổng doanh số thanh toán qua các năm 2006-
2008 đều tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2007 tổng doanh số thanh toán là 14.043 triệu đồng tăng 6.092 triệu đồng (tăng 76,62%) so với năm 2006, năm
2008 tổng doanh số thanh toán là 16.975 triệu đồng tăng 2.932 triệu đồng (tăng 20,88%) so với năm 2007, tuy có tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2008 không bằng tốc độ tăng của năm 2007. Trong thanh toán bằng thẻ tín dụng thì việc thanh toán bằng chuyển khoản tại các điểm POS chiếm phần lớn trong tổng doanh thanh toán của thẻ tín dụng vì các đối tượng thanh toán chủ yếu là các khách du lịch nước ngoài. Doanh số thanh toán tại POS qua 3 năm không ngừng tăng, năm 2007 doanh số thanh toán tại POS là 11.423 triệu đồng tăng 5.994 triệu đồng (tăng 110,41%) so với năm 2006, năm 2008 tăng doanh số thanh toán tại POS là 13.679 triệu đồng tăng 2.256 triệu đồng (tăng 19,765%) so với năm 2007. Doanh số ứng tiền mặt bằng thẻ tín dụng qua các năm cũng tăng, cụ thể năm 2007 tăng 98 triệu đồng (tăng 3,88%) so với năm 2006, năm 2008 tăng 676 triệu đồng (tăng 25,8%) so với năm 2007. Các khách h àng sử dụng và thanh toán bằng thẻ tín dụng chủ yếu là các khách du lịch nước ngoài nên việc ứng tiền mặt là rất hạn chế mà thanh toán bằng chuyển khoản là chủ yếu, do đó tỷ trọng ứng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán ngày càng giảm. Năm 2006 tỷ trọng ứng tiền mặt là 31,72%, qua năm 2007 và 2008 giảm xuống lần lượt là 18,65% và 19,42%.
Cuối năm 2006 Ngân hàng thực hiện việc tách chi nhánh nhưng tổng doanh số thanh toán của thẻ tín dụng qua các năm 2007 và năm 2008 vẫn không ngừng