Chấtliệusosánh là conngười và trạng thái, tâm lí, hoạt động Chất liệu so sánh là con người (Có nên thêm các bộ phận thuộc về

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 36 - 43)

Chất liệusosánh là thực vật.

2.2.2.2. Chấtliệusosánh là conngười và trạng thái, tâm lí, hoạt động Chất liệu so sánh là con người (Có nên thêm các bộ phận thuộc về

con người?)

Theo khảo sát, chất liệu so sánh là con người có 14/180 câu, chiếm tỉ lệ 7,77%, trong tổng số câu có chứa chất liệu so sánh. Những hình ảnh như: cha, mẹ, bà, anh,

em, kẻ thù,… được Trần Đăng Khoa dùng làm chất liệu để bộc lộ cảm xúc yêu thương, mến phục, kính trọng hay căm hờn của mình. Cụ thể trong các câu thơ sau:

1 - Cao ụ pháo như người đứng canh

2 - Người xem như thoáng quên chị (Không nên xếp vào đây)

3 - Đỏ rực như tôi trong lửa (Không phải chất liệu so sánh là con người – “Tôi” ở đây là “tôi luyện” trong lửa)

4 - Hắn phục như thầy

5 - Hơi thuốc gây gây như hơi người chết cháy

6 - Cành lá rung như bàn tay non

7 - Bạn tôi cười. Hồn nhiên như trẻ nhỏ

8 - Con đang bay trên cao thẳm bầu trời Như hoàng tử trong chuyện xưa mẹ kể

9 - Mưa yểu điệu như một nàng công chúa

10 - Đêm đêm thao thức như người

11 - Tiến như những đoàn quân

12 - Đâu biết đá buồn như người

13 - Anh như con tàu lắng song từ hai phía

Biển một bên và em một bên (Chất liệu này không phải người) 14 - Trước thiên nhiên con người như khách trọ

Như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến thoáng lìa xa

Chất liệu so sánh là con người được nhà thơ sử dụng nhằm để chỉ những phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí của con người được thể hiện qua những câu thơ sau :

Ví dụ :

Hắn ngả lưng, phì phà khói xì – gà

Hơi thuốc gây gây như hơi người chết cháy Cô đã nhận ra cái hơi thê thảm ấy

Trong những trận càn”

(Trường Ca Khúc Hát Anh Hùng)

Tên lính ( kẻ thù) hút xì – gà đáng lẽ ra khói của điếu thuốc này rất thơm nhưng đối với cô (chiến sĩ cách mạng đang bị giam) thì hơi thuốc nó “như hơi người chết cháy”. Như ta cũng biết hơi người chết cháy thì rất nồng, gây gây, rất khó ngửi. Câu thơ chợt làm cho người đọc nhận ra được sự đối lập giữa mùi thơm (xì – gà) và mùi hôi

(hơi người chết cháy). Bằng khả năng của mình Trần Đăng Khoa đã so sánh “hơi thuốc” của kẻ thù giống như hơi người dân vô tội đã ngã xuống “trong những trận càn. Qua câu thơ nhà thơ đã lên án tố, cáo tội ác của kẻ thù khi đã gây nên thảm kịch kinh hoàng cho dân ta nói riêng và đất nước ta nói chung.

Khi hòa bình lặp lại thì khí chất anh hùng vẫn còn trong tiềm thức của những người lính hải đảo:

Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi Mưa yểu điệu như một nàng công chúa Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa

Thì cứ xin hiện lên thăm thẳm cuối chân trời”

(Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn)

Hình ảnh cơn mưa là nỗi khát khao trong lòng người lính đảo, những cơn mưa thật sự hiếm hoi “dăng bức màn lộng lẫy” nhưng vẫn còn ở phía xa khơi. Trần Đăng Khoa đã so sánh “mưa yểu điệu như một nàng công chúa”. Đây là hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo mượn sự vật thiên nhiên – mưa, để so sánh với “một nàng công chúa”. Mưa yểu điệu quá khiến các chàng lính đảo cứ ngóng trông, cứ ao ước cho dù: “mưa chẳng bao giờ đến nữa, thì cứ xin hiện lên thăm thẳm cuối chân trời”.

Cuộc sống có thể là tiếng ca yêu đời, hạnh phúc, lắm lúc lại buồn đau chua chát, đắng cay và nhà thơ quan niệm về cuộc đời, về sự luân hồi của kiếp con người:

“Trước thiên nhiên con người như khách trọ Như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến, thoáng lìa xa Chúng ta sống bên nhau, dẫu năm này tháng khác Thì cũng vẫn chỉ là một thoáng giữa sân ga”.

(Ở Nghĩa Trang Văn Điển)

Thiên nhiên là cái vô hạn còn sự sống của con người thì lại hữu hạn. Từ khi sinh ra trong cuộc đời này thì “con ngườinhư khách trọ”, để nói lên một điều kiếp sống con người không phải là mãi mãi mà chỉ là tạm bợ mà thôi. Cuộc đời này nhà thơ còn ví nó như là giấc mộng “như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến, thoáng lìa xa”.

Cho dù “chúng ta sống bên nhau dẫu năm này tháng khác, thì vẫn cũng chỉ là một thoáng giữa sân ga” mà thôi. Từ những quy luật chung của cuộc sống nhà thơ thấy được cuộc đời này thật là ngắn ngủi, vì thế cho nên ta hãy trân trọng từng giờ, từng phút bên cạnh những người yêu thương nhất.

Tuy thơ của Trần Đăng Khoa ít nói về đề tài tình yêu nam nữ nhưng nhà thơ cũng để lại bài thơ tình bất hủ đó là bài thơ thơ tình người lính biển. Sau đây người viết trích ra một hình ảnh so sánh trong bài thơ này :

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên”.

(Thơ Tình Người Lính Biển)

Trong câu thơ này Trần Đăng Khoa đã sử dụng hình ảnh người con trai – xưng hô bằng anh đã so sánh mình như con tàu lắng sóng từ hai phía. Sóng từ hai phía ở đây có thể hiểu một bên chính là trách nhiệm của người lính đảo và một bên là tình cảm riêng tư của nhà thơ. Chính vì thế con tàu – nhà thơ, phải lắng lại suy tư để rồi thốt lên:

biển một bên và em một bên.

Chất liệu này được Trần Đăng Khoa sử dụng khá nhiều nhằm dễ tả sự lạc quan yêu đời trong tâm hồn nhà thơ. Mặc khác, khẳng định dân tộc hào hùng với những con người luôn đấu tranh với tinh thần kiên trung, bất khuất.

Chất liệu so sánh là trạng thái, tâm lí, hoạt động

Trạng thái, tâm lí, hoạt động của con người bắt nguồn từ tâm sinh lí, suy nghĩ của con người. Đó là, dạng phức tạp và phong phú. Trần Đăng Khoa đã rất nhạy bén trong việc tìm kiếm, xây dựng chất liệu so sánh để từ đó chọn được những chất liệu so sánh phù hợp với đối tượng so sánh.

Trạng thái, tâm lí, hoạt động được nhà thơ biến thành chất liệu so sánh nhằm làm tăng thêm giá trị biểu cảm trong thơ. Qua việc miêu tả những trạng thái cảm xúc, tâm lí, hoạt động tính chất của đối tượng được so sánh nhà thơ đã làm nổi bật lên một khía cạnh khác của ngôn từ, khiến người đọc có cái nhìn độc đáo hơn, mới mẻ hơn. Khảo sát, chất liệu so sánh là trạng thái, tâm lí, hoạt động có khoảng 29/180 câu, chiếm tỉ lệ 16,11%, trong tổng số câu có chứa biện pháp so sánh. Cụ thể trong các câu thơ sau:

1 - Nhảy bên thuyền như trêu

2 - Chân đi như đập đất

3 - Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

4 - Ù ù như xay lúa

5 - Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

6 - Ôi lòng chú cũng như lòng mẹ cha

8 - Cháu thề phấn đấu suốt đời

Như lời Bác dạy, nên người Bác mong

9 - Em chẳng còn bé bổng như xưa

10 - Đập rối loạn như điên, như dại

11 - Lung lay

Như bàn tay (Chất liệu so sánh này thuộc về con người)

12 - Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo Như nhận ra cái chưa hoàn hảo

13 - Sáng như giọt nước mắt (Chất liệu so sánh này thuộc về con người )

14 - Tất cả như bình yên

15 - Soi máu, cái nhìn như moi ruột gan ra

16 - Đồn Trung Hà nhô lên như một đốt ngón tay (như trên)

17 - Trong gió thổi

Như một điều muốn nói

18 - Hương cỏ ngọt ngào Như lạ như quen

19 - Nhưng lại nặng hơn ngàn tấn bom

20 - Ít nhất cũng là khi nằm xuống

Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vầng trăng

21 - Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng

22 - Chiều như người mộng du (như trên)

23 - Pháo nằm như mơ ngủ

24 - Thoáng đâu trẻ lại như hồi bé thơ

25 - Vẫn là đêm như đêm trong ca dao

26 - Mấy chục năm rồi mà như hôm qua

27 - Người ăn âm thầm như có gì tội lỗi

28 - Hãy trổ ta xem như tóc kết đuôi gà

29 - Gầy và run như vừa bị đánh

Trước tiên khi nhà thơ diễn tả hành động của một con trâu: “Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất”

(Con Trâu Đen Lông Mượt)

Hình ảnh một “con trâu đen lông mượt” xuất hiện với một cái sừng rất to mà còn “vênh vênh”. Vì thân hình “cao lớn lênh khênh” cho nên con trâu đen đi lại rất khó khăn, nặng nề. Từng bước chân của nó “như đập đất”, động từ này gợi cho người đọc cảm giác như có vật thể rất nặng đang nện xuống nền đất đang lặng im. Bằng thủ pháp so sánh nhà thơ đã diễn tả hết được sức nặng của con trâu. Đồng thời, ta thấy được nét đẹp, dễ thương, hiền lành của “bạn nhà nông”.

Nếu như ở câu thơ trên nhà thơ so sánh sức mạnh của con trâu, còn câu thơ này nói về một cơn mưa :

Mưa Mưa

Ù ù như xay lúa Lộp bộp”

(Mưa)

Khi Trần Đăng Khoa miêu tả một cơn mưa “ù ù” kéo đến với những âm thanh rất ồn ào “như xay lúa”. Tại sao nhà thơ chọn âm thanh xay lúa mà không chọn âm thanh khác? Bởi lẽ thứ nhất là cả “mưa” và “xay lúa” điều có tiếng ồn, thứ hai là do khi “xay lúa” những hạt thóc cọ xác và tiếng động cơ tạo ra âm thanh “ù ù”. Khi so sánh như thế gợi ra cho người đọc một khung cảnh mưa thật ồn ào, hình ảnh thật sống động. Từ đó mới thấy được khả năng quan sát vô cùng tinh tế và vốn từ phong phú của thần đồng thơ.

Nếu những câu thơ trên nói về những hoạt động của thiên nhiên thì đến đây nhà thơ lại nói về người thầy “thương binh của mình”. Với một thái độ kính yêu và thương xót cho những hi sinh, mất mát mà thầy phải gánh chịu.

Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo Như nhận ra cái chưa hoàn hảo”

(Bàn Chân Thầy Giáo) Hình ảnh của người thầy thương binh với chiếc nạng gỗ bên mình mỗi giờ lên lớp đã tạo thành sự ám ảnh lớn trong tâm trí của cậu học sinh nhỏ tuổi. Hình ảnh ấy

không trôi qua thờ ơ, vô cảm, nó đặt ra trong tâm trí nhà thơ biết bao câu hỏi, để rồi tìm ra lời giải đáp ý nghĩa cho chính mình.

Đọc những vần thơ của Trần Đăng Khoa chúng ta dễ dàng nhận thấy những sự vật, sự việc, con người,… được so sánh đầy sáng tạo nhưng lại hết sức giản dị, hồn nhiên. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là thơ Trần Đăng Khoa không có những câu thơ chiêm nghiệm:

Tiếng chim vách núi nhỏ dần Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.

(Đêm Côn Sơn)

Nhà thơ so sánh “tiếng rơi lại rất mỏng như là rơi nghiêng”, câu thơ bật ra tưởng chừng như ngẫu nhiên, chỉ là một thoáng cảm nhận bằng tai, nhưng đọc kỹ cả đoạn, cả bài, thì ta mới càng khâm phục cái tài của tác giả. Trạng thái rơi nghiêng, chao đảo, bồng bềnh trong không gian ấy đáng ra phải được cảm nhận bằng mắt, vậy mà tác giả lại cảm nhận được bằng tai, có lẽ lúc này nhà thơ đang ở trạng thái vô thức vì quá say mê trước khung cảnh thiên nhiên mang đậm chất “thiền”. Tiếng rơi” tưởng như bất chợt ấy có vẻ vô thức, nhưng lại là vốn sống tích góp được đọng lại trong tâm trí của nhà thơ, không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy, nó phải bắt nguồn từ sự rung động của trái tim, của con người thực sự yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp của quê hương, đất nước, bởi thế câu thơ trở nên có hồn, có thần.

Đôi khi tâm trạng nhà thơ lại mơ hồ nhưng không hiểu vì sao : “Chiều như người mộng du

Đi về đâu chẳng biết”

(Chiều Riazan)

Hình ảnh so sánh “chiều như người mộng du” gợi lên hình ảnh của một người đang bước đi lơ đảng trong cơn “mộng du”. Những bước chân ấy không định hình được sẽ đi đâu về đâu như người mộng du không ý thức được bản thân mình. Khi chiều về tâm trạng của con người như lắng lại một cách mơ hồ không rõ nét. Sự so sánh không gian buổi hoàng hôn với “người mộng du” đã làm câu chữ trở nên lắng đọng, hàm xúc.

Tóm lại, trạng thái, tâm lí, hoạt động là những chất liệu so sánh tu từ được Trần Đăng Khoa dùng để diễn tả tâm trạng, cảm xúc tâm lí của đối tượng được đem ra so

sánh trong thơ. Chính những chất liệu so sánh này đã làm cho các bài thơ của ông trở nên độc đáo, gây được cảm xúc nơi người đọc, biến ông thành một “nhà thơ trẻ con”

được nhiều người yêu mến.

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w