Chấtliệusosánh là động vật

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 31 - 33)

Lãnh thổ Việt Nam nằm trên thềm lục địa, có hình chữ S, thuộc vùng cận xích đạo nóng ẩm mưa nhiều, chính điều này đã làm cho nước ta phong phú về chủng loại, giàu có về sản lượng động, thực vật. Có lẽ chính vì thế mà động vật đi vào thơ xưa một cách dễ dàng, đặc biệt là ca dao, dân ca. Việc đưa động vật vào thơ không chỉ làm cho câu thơ gần gũi, giản dị, giàu tính gợi hình, mang phong cách đặc thù Việt Nam mà còn ca ngợi được sự trù phú, đa dạng về chủng loại động vật của quê hương.

Dựa theo bảng thống kê trên, ta thấy chất liệu so sánh là động vật có khoảng 17/180 câu chiếm tỉ lệ 9,44% tổng số các câu có sử dụng biện pháp so sánh tu từ. Nhìn chung chất liệu so sánh là động vật trong thơ Trần Đăng Khoa là những loài quen thuộc, gần gũi với đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người Việt Nam như: chim, cá, tôm, ngỗng, cò, bê,… Cụ thể trong các câu thơ sau:

1 - Lá xanh vẩy gió như là gọi chim

2 - Con thuyền xưa mui chổng như đuôi chim

3 - Sỏi cát bay như lũ chim hoang

4 - Trăng tròn như mắt cá

5 - Như con mèo già, hắn nhẹ nhàng lên gác

6 - Tóc đỏ như râu tôm

7 - Bão đi thong dong

Như con bê gầy

9 - Cần cẩu vươn như cổ ngỗng cao

10 - Cổ ngẳng như cổ cò chết bão

11 - Vô nghĩa và vo ve như tiếng muỗi

12 - Hắn lồng như con trâu đực bị đòn đau

13 - Vù vù như ong trong trưa hanh heo

14 - Giãy lụa tơi bời trên cát

Như con cá rô rạch nước đón mưa rào

15-Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào

Như ếch, nhái uôm uôm khắp đảo

16 - Những hạt đầu mùa như ong làm nhộng

17 - Ngày đêm bom nổ. Biết gì

Như con chuột con đỏ hỏn

Nếu đứng trên bình diện của một người trưởng thành nhìn nhận những vần thơ của Trần Đăng Khoa, chúng ta sẽ thấy một điều là nhà thơ không đề cập nhiều đến vấn đề chính trị, xã hội mà chỉ tập trung khắc họa, cụ thể hóa những cảnh vật, sự việc bằng những loài động vật rất gần gũi. Còn trên bình diện của một người đồng trang lứa với Trần Đăng Khoa thì mới thấy được tài năng thiên bẩm, một tài hoa nhỏ tuổi hiếm có.

Những cảnh vật thì hiển hiện trước mắt nhìn thì gần gũi nhưng khi đưa vào trong thơ là cả một vấn đề không hề giản đơn. Mà đặc biệt những vần thơ có “cái thần” lại dào dạt cảm xúc và khái quát được tâm lí chung của lứa tuổi thiếu nhi thì quả là rất khó.

Trần Đăng Khoa đã ghi lại hình ảnh một cơn bão bằng chính ngôn ngữ thơ của mình :

“Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Bão đi thong dong Như con bê gầy Xanh đẹp là cây Bão vặt trụi hết”.

(Mặt Bão)

Đối tượng so sánh trong khổ thơ này là hiện tượng thiên nhiên – bão, Trần Đăng Khoa đã so sánh “bão” như “đoàn tàu hỏa”, ầm ầm khi xuất hiện. Mà như ta biết tàu hỏa khi rời ga thì có những tiếng như còi xe, động cơ, với sức nặng vài chục tấn đã phát ra như tiếng rất ồn. Chính những nét tương đồng của cơn bão và đoàn tàu hỏa đã thể hiện được sức tàn phá mạnh mẽ của cơn bão. Để rồi khi qua đi bão lại cứ “thong dong như con bò gầy” mà sau lưng nó là sự tàn phá đáng sợ đến nỗi những hàng cây xanh tươi bão vặt trụi hết”.

Hay khi nhà thơ quan sát một chiếc cần cẩu đang làm việc :

“Em nghe tiếng than ra bến Cần cẩu vươn như cổ ngỗng cao Và đoàn tàu như những con cá to Nổi trên mặt nước”.

(Em Về Hồng Gai)

Chiếc “cần cẩu” là chiếc máy có phần thân rất cao và dài nhằm mục đích vận chuyển những vật liệu nặng. Còn “cổ ngỗng” là một phần cơ thể của con ngỗng, nét tương đồng của “cần cẩu” và “cổ ngỗng” là chúng điều rất cao và dài, đây là sự liên tưởng thú vị cũng không kém phần độc đáo. Trong câu thơ tiếp theo Trần Đăng Khoa đã so sánh “đoàn tàu như những con cá to” nổi trên mặt nước đã thể hiện được sự đông đúc, tấp nập của thành phố biển. Đồng thời thể hiện tình yêu động vật và óc quan sát thật nhạy bén của nhà thơ. Với lối lối so sánh mộc mạc, chân thật, dễ hiểu đã thể hiện được sự dí dỏm, hài hước nhưng rất sáng tạo của nhà thơ.

Hình ảnh “con chuột con” cũng được Trần Đăng Khoa đưa vào trong thơ để thể hiện tấm lòng của nhà thơ với quê hương, đất nước.

“Ngày đêm bom nổ. Biết gì Như con chuột con đỏ hỏn”

(Cháu Về)

Trần Đăng Khoa đã sử dụng chất liệu so sánh “con chuột con” để nói về một tâm hồn non nớt, thơ dại nào hay biết kẻ thù đang bỏ bom khắp nơi trên quê hương. Đồng thời, thông qua hình ảnh nầy để lên án sự độc ác, dã man, tàn nhẫn và vô nhân đạo của kẻ xâm lược.

Một phần của tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w