- 1.1.3 Các hình thức thu hút vốn ĐTNN trên TTCK
2.2.3. Sự tham gia của các tổ chức đầu tư nước ngoài vào TTCK
Từ những năm 90, sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo ra sức hút lớn đối với nguồn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Những gương mặt đầu tiên có thể kể đến là Vietnam Fund (Lloyds Bank) với tài sản ban đầu 10 triệu USD, sau đó tăng lên là 58 triệu USD vào năm 1991; Templeton Vietnam Opportunities Fund với tài sản 115 triệu USD; Beta Vietnam Fund với tài sản 70 triệu USD; Beta Mekong Fund với tài sản 25 triệu USD; Lazard Vietnam Fund với tài sản 59 triệu US; Vienam Frontier Fund với tài sản 60 triệu USD; Vietnam Enterprise Investment Ltd. (VEIL) với tài sản 16.4 triệu USD;
Sau một thời gian hoạt động, phần lớn các quỹ này vì nhiều lý do khác nhau phải tạm ngưng hoạt động hoặc thanh lý. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây, một lần nữa các quỹ này đã quay trở lại để tham gia vào hoạt động đầu tư kiếm lợi nhuận. Chỉ riêng năm 2003 đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều quỹ mới như: Quỹ Vietnam Growth Fund, Vietnam Opportunities Fund, IDG Venture Vietnam. Các quỹ này hầu như có tổng tài sản lớn, ít nhất là 5 triệu USD trở lên. Từ tháng 7/2006, đã có rất nhiều gương mặt quỹ đầu tư nước ngoài mới xuất hiện trên thị trường, trong đó có những tập đoàn tài chính khổng lồ trên thế giới như Merrill Lynch, JP Morgan, Morgan Stanley, UBS.
Ngoài ra, nhiều quỹ đầu tư lớn đã được thành lập với mục tiêu đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường Việt Nam, ví dụ: quỹ Vietnam Holding của Thụy Sĩ với quy mô vốn 112,5 triệu USD. Đến nay đã có trên 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang tham gia đầu tư tại TTCK Việt Nam với tổng vốn trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu so với nguồn vốn FDI vào Việt Nam đến tháng 8/2006 là 55,1 tỷ USD thì lượng vốn FII vẫn còn quá thấp. Con số vốn FII vào Việt Nam cũng còn quá nhỏ bé nếu so với các nước đang phát triển. Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nếu như vào năm 1997 nguồn vốn FII trên toàn cầu mới chỉ đạt 5.885 tỷ USD thì đến năm 2004, tổng vốn FII đã tăng lên đến 23.263 tỷ USD. Nguồn vốn FII hiện tập trung 2/3 ở các nước phát triển, nhưng quy mô vốn FII vào các thị trường mới nổi lại đang tăng mạnh. Năm 2005, tổng nguồn vốn FII đổ vào các thị trường mới nổi đạt 406 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và gấp hơn 2 lần vốn FDI vào những thị trường mới nổi.
Do tham gia đầu tư vào giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất của thị trường nên tình hình kinh doanh của các quỹ đều rất hiệu quả. Chẳng hạn quỹ VEIL có mức tăng trưởng NAV rất cao: NAV thời điểm 30/04/2006 là 3,12 USD/chứng chỉ quỹ, trong khi đó NAV tại thời điểm 2/2006 là 1,9 USD/chứng chỉ quỹ và thời điểm 11/2004 chỉ là 1,3 USD/chứng chỉ quỹ. Quỹ VOF do VinaCapital quản lý có tốc độ tăng trưởng NAV là 25% trong 6 tháng đầu năm 2006. Còn quỹ PXP và VEEP do PXP Asset Management quản lý đã đạt hiệu quả kinh doanh hết sức thuyết phục với mức tăng NAV cho 6 tháng đầu năm lần lượt là 64% và 33%.
Bảng 12: Chính sách đầu tư của một số quỹ lớn:
Tên quỹ Chính sách đầu tư
Vietnam
Opportunity Fund (VOF)
Thực hiện tất cả các lọai đầu tư mà pháp luật cho phép, bao gồm cổ phiếu niêm yết và không niêm yết, khoản vay có thể chuyển đổi, các tài sản khác, công cụ dẫn xuất (cho mục đích phòng ngừa rủi ro). Đầu tư tối đa 20% NAV vào một dự án. Đầu tư vào những công ty đang trong giai đọan đầu hoặc giai đọan giữa trong những khu vực tăng trưởng chủ chốt trong nước hoặc khu vực xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Các khu vực bao gồm bán lẻ và hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, du lịch, chế tạo và vật liệu xây dựng, địa ốc và hạ tầng. Tiêu chuẩn lựa chọn là đầu tư vào những
công ty được đánh giá “dưới giá trị” (undervalued) có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
PXP Vietnam Fund Ltd
Đầu tư vào cổ phiếu các công ty niêm yết và chưa niêm yết có giá trị thị trường từ 5 triệu USD trở lên. Đầu tư vào nhiều loại ngành nghề. Đầu tư không quá 40% giá trị tài sản vào bất cứ một ngành nào. Tiêu chuẩn lựa chọn là đầu tư vào những công ty được đánh giá “dưới giá trị” (undervalued) có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Vietnam Holding Fund
Tập trung đầu tư vào các ngành: hàng tiêu dùng và dược phẩm; dịch vụ, cả cho thị trường trong nước lẫn nước ngoài; địện và năng lượng, ưu tiên cho dầu và gas; viễn thông, bao gồm điện thọai di động và truyền hình cáp; khai thác mỏ, đặc biệt là than; du lịch và vận tải; dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng, môi giới chứng khoán và bảo hiểm; vận tải và giao nhận, hưởng lợi từ sự phát triển bùng nổ của cơ sở hạ tầng.
Đầu tư vào các công ty: có vị thế mạnh trên thị trường; quản lý tốt; tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao; sẵn sàng giới thiệu và duy trì các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp; có ít rủi ro thị trường.
Mekong
Enterprise Fund (MEF)
Là quỹ đầu tư mạo hiểm, tập trung đầu tư vào cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân. Mục tiêu: đạt được lợi nhuận cao nhất và tạo được tác động tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân thông qua trợ giúp cho các doanh nghiệp này, đặc biệt trong việc phát triển quản lý như quản lý nhân sự, quản lý mối quan hệ khách hàng, bán hàng và tiếp thị, quản lý tài chính, hệ thống quản lý thông tin,… dựa trên những thông lệ quản lý tốt nhất.
Đầu tư vào các DNTN chủ yếu họat động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, lắp ráp, phân phối, xây dựng thương hiệu. Tập trung vào các ngành sử dụng nhiều nhân lực và kinh doanh theo hướng xuất khẩu
Dự định nắm giữ 1 khoản đầu tư từ 5 đến 8 năm.
Khoản đầu tư trung bình vào mỗi công ty khoảng 1,4 triệu USD
Chỉ thực hiện từ 4-5 khoản đầu tư 1 năm
Indochina Fund Cơ cấu 51,5%; tài chính 36,7%; vận tải biển (shipping) 6,9%; nông đầu tư đến quý I/2006: thực phẩm và đồ uống
nghiệp 4%; khác 0,9%.
Tuy có một số điểm khác biệt nhưng chính sách đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài đều có những điểm chung là: