Các chiến lược cụ thể của công ty.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Thời Đại Mới (Trang 49 - 51)

II. Đánh giá về việc xây dựng và lựa chọn những chiến lược của công ty 1 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty.

4. Các chiến lược cụ thể của công ty.

4.1. Chiến lược tăng trưởng.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty đã chú trọng xây dựng một chiến lược tăng trưởng với một thời gian dài và được chia nhỏ thành nhiều giai đoan, các chiến lược này vẫn được áp dụng cho đến bây giờ và được điều chỉnh, xây dựng thêm nhằm có một hướng phát triển bền vững, lâu dài, mang lại hiệu quả và sự tăng trưởng lớn trong tương lai. Một số chiến lược tăng trưởng cơ bản:

4.1.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung:

- Phát triển nhiều gian hàng, đa dạng hoá các mặt hàng để tăng thêm nhiều đoạn và khúc thị trường. Bên cạnh đó sẽ củng cố các mặt hàng đã có nhằm tăng doanh số, nâng cao chất lượng các sản phẩm.

- Nhiều mặt hàng có mức lợi nhuận thấp, nhưng lại là những mặt hàng có thể lôi kéo được sự chú ý quan tâm của khách hàng tới thương hiệu của công ty, công ty vẫn đầu tư kinh doanh và chú trọng tới.

- Phát triển một số mặt hàng từ các nguồn trực tiếp của nước ngoài, tạo ra một thương hiệu riêng cho công ty, hướng tới có thể trở thành các nhà phân phối cho các sản phẩm đó cho các doanh nghiệp kinh doanh khác.

- Không ngừng chú trọng đầu tư vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với các dịch vụ kèm theo cho các sản phẩm đó.

- Xây dựng thêm các đại lý tại nhiều thị trường mới như thị trường miền Trung, miền Nam và cả các thị trường nước ngoài.

- Xây dựng và phát triển thị trường trên mạng. 4.1.2. Chiến lược liên kết.

- Liên kết các công ty theo cả hai chiều, tuy nhiên chủ yếu là liên kết theo chiều ngược, sự liên kết chặt chẽ với nhiều nhà cung cấp thông qua việc cho phép các nhà cung cấp được tham gia quản lý các gian hàng trên mạng, mua cổ phần từ các nhà cung cấp.

- Tham gia nhiều tổ chức liên kết, hiệp hội liên quan đên các sản phẩm của công ty, từ đó hình thành các mối quan hệ ổn định, tin tưởng với các nhà cung cấp.

4.1.3. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.

- Ngay từ khi thành lập, công ty đã xác định từng bước đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá gian hàng, phân đấu xây dựng thành một siêu thị với nhiều mặt hàng, nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

- Sự đa dạng hoá theo từng bước bền vững, khi mở thêm các gian hàng, công ty đều chú trọng nghiên cứu kĩ về nhu cầu, đặc tính của các sản phẩm trong gian hàng đó, tập huấn cho nhân viên kinh doanh và kĩ thuật.

- Trong mỗi gian hàng, sự đa dạng cũng được thể hiện khi mà số lượng các sản phẩm, các mã hàng đều tăng lên một cách đáng kể, phù hợp với nhu cầu thị trường.

4.2. Chiến lược ổn định và suy giảm.

Chiến lược ổn định được công ty áp dụng hiện tại cho một số gian hàng đang đi vào ổn định về số lượng khách hàng cũng như các thị trường. Các gian hàng này thường là gian hàng về thiết bị tin học có sự tăng trưởng thấp, thậm chí là không có sự tăng trưởng, nhưng doanh số bán ra vẫn còn lớn.

Các gian hàng này có chiến lược phát triển nhằm tăng uy tín và thu hút người xem quan tâm đến các gian hàng khác có quy mô phát triển lớn hơn.

Chiến lược suy giảm được công ty nghiên cứu cho một số gian hàng, mặt hàng đang có xu hướng giảm mạnh về doanh số bán ra. Chiến lược đối với các sản phẩm này được công ty áp dụng như sau:

- Hạn chế hoặc không nhập các sản phẩm hoặc gian hàng này, các hợp đồng có giá trị lớn phải được xem xét cân nhắc lợi nhuận của nó.

- Tăng cường các hoạt động khuyến mại với các sản phẩm này, đặc biệt là các sản phẩm còn nhiều trong kho hàng.

- Tăng thêm lợi thế về giá cho các sản phẩm này, từ từ rút ra ngoài thị trường.

4.3. Chiến lược về con người và nghiên cứu phát triển.

Hướng tới một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao trong hoạt động TMĐT. Từng bước tăng nhân sự lên về số lượng trong từng gian hàng đã có sẵn cùng như các gian hàng mới.

Bên cạnh đó công ty sẵn sàng đầu tư cho các khoản đào tạo cho nhân việc cả kinh doanh và kĩ thuật như cử người tham gia các buổi hội thảo, các khoá tập huấn ngắn hạn cho các nhân viên. Đặc biệt nhân viên kĩ thuật được cử tuần từ 1 đến 2 buổi tham gia học về kĩ thuật tại các lớp của các trường ĐH trong lĩnh vực khoa học và của các công ty cung ứng.

Ngoài việc đầu tư cho đội ngũ nhân viên, công ty còn chú trọng đến việc phát triển khoa học kĩ thuật cho công ty. Điều đó được thể hiện qua việc công ty đã có chiến lược nâng cấp trang web,

III. Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Thời Đại Mới (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w