Thực trạng về thị trường hiện tại

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội (Trang 37)

Thị trường xuất khẩu của công ty tập trung nhiều ở các nước Châu Á là Indonesia, Philipine, và thị trường chủ yếu cũng là thị trường đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty là Cuba, chiếm 36% tổng lợi nhuận xuất khẩu. Từ năm 2003 đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của công ty vào Cuba không ngừng tăng với tốc độ nhanh và ổn định.

Trong những năm gần đây, thị trường của công ty đã mở rộng thêm 17 nước. Trong đó có 5 nước trong khối ASEAN (gồm Singapore, Brunei, Lào, Malaysia và Inđônêxia), giữ được sự có mặt của công ty trên các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các thị trường châu Âu như Pháp, Tiệp Khắc (cũ).

Thị trường truyền thống của công ty tập trung tại các nước Châu Á. Thị trường đem lại lợi nhuận lớn cho công ty là Cuba. Quy mô xuất khẩu sang các nước châu Âu còn thấp, chiếm khoảng 1% lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên con số này được dự đoán là sẽ tăng lên trong thời gian tới do nhu cầu về sản phẩm gạo chất lượng cao của các nước này tăng lên.

Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo từng thị trường.

Đơn vị: USD Năm Thị trường 2003 2004 2005 1. Cuba 2. Iran 3. Inđônêxia 4. Philipin 5. Nhật Bản 6. Hàn Quốc 7. Brunei 8. Singapore 9. Hồng Kông 10. Trung Quốc 11. Nga 12. Israel 13. Ấn Độ 14. Lào 15. Malaysia 16. Pháp 17. Tiệp Khắc (cũ) 8.650.080 1.922.240 3.123.640 2.162.520 720.840 576.672 456.532 360.420 480.560 1.297.512 1.177.372 528.616 1.081.260 552.644 408.476 240.280 288.336 10.208.304 2.268.512 3.686.332 2.552.076 850.692 680.553 538.771 425.346 567.128 1.531.246 1.389.464 623.840 1.276.038 652.197 482.058 283.564 340.276 11.865.600 2.636.800 4.284.800 2.966.400 988.800 791.040 626.240 494.400 659.200 1.779.840 1.615.040 725.120 1.483.200 758.080 560.320 329.600 395.520 Tổng 24.028.000 28.356.400 32.960.000

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty.

2.2.2. Thị trường tiềm năng của VIHAFOODCO

Với chiến lược mở rộng thị trường công ty không ngừng hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm thị trường

mới. Theo chiến lược sản xuất kinh doanh thì thị trường tiềm năng mà công ty hướng đến trước hết là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

a)Thị trường Nhật Bản: tuy chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty nhưng được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và nằm trong kế hoạch phát triển thị trường của Công ty. Nhu cầu nhập khẩu lương thực – thực phẩm của Nhật Bản là khá cao do tỷ trọng lao động trong nông nghiệp thấp và dân số đông song yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về sản phẩm này cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành thâm nhập thị trường này. Thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính bậc nhất, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được siết chặt và với trình độ dân trí cao, người dân Nhật Bản luôn đặt ra yêu cầu cao đối với hàng hóa phục vụ đời sống có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Trong thời gian tháng 7/2007 vừa qua, Nhật Bản đã cảnh cáo chất lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản không đạt tiêu chuẩn do dư lượng chất acetaminprid vượt quá 2 lần mức cho phép. Điều đó thể hiện sự khắt khe, khó tính của thị trường Nhật Bản và cũng là lời cảnh báo đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo vào thị trường Nhật Bản nói chung và VIHAFOODCO nói chung phải tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm nếu muốn gia nhập thị trường này.

b) Thị trường Trung Quốc: là một thị trường có quy mô vô cùng lớn với trên 1 tỷ dân do đó nó có sức hút mãnh liệt với các doanh nghiệp. Trước đây Trung Quốc cũng là một nước xuất khẩu gạo bình quân 2-3 triệu tấn/năm song giờ đây cũng phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan. Năm tài khóa 2007-2008 Trung Quốc nhập khẩu 300.000 tấn gạo. Thị trường Trung Quốc giờ đây không phải chỉ có các doanh nghiệp của ta hướng đến mà Nhật Bản, Thái Lan cũng hướng đến thị trường này. Trước quy mô thị trường rộng lớn, sức tiêu thụ mạnh mẽ như vậy VIHAFOODCO đánh giá đây là thị trường

rất giàu tiềm năng. Do đó công ty đang từng bước đẩy mạnh các biện pháp đầu tư, xúc tiến thương mại nhằm thâm nhập thị trường này như tham gia hội chợ quốc tế, triển lãm quốc tế tại Trung Quốc.

c) Thị trường Hàn Quốc: là một thị trường có nhiều nét tương đồng về văn hóa với Nhật Bản và Trung Quốc. Mức tiêu thụ gạo của người dân Hàn Quốc trong những năm gần đây giảm sút do người dân chuộng mỳ gói và các loại thực phẩm đơn giản hơn. Tuy vậy sức tiêu thụ gạo của Hàn Quốc vẫn ở mức cao so với các nước Châu Á (theo cục thống kê quốc gia Hàn Quốc – NSO). Với dân số xấp xỉ 50 triệu dân và mặt hàng thực phẩm lại là một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Hàn Quốc, vì vậy có thể thấy thị trường gạo của Hàn Quốc rất có tiềm năng. Hàn Quốc từng là một quốc gia nông nghiệp nghèo nhất thế giới nhưng giờ đây đã trở thành một nước công nghiệp có tốc độ phát triển cao và phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của khu vực Đông Bắc Á vì vậy tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của Hàn Quốc cũng giảm dần. Hiện nay giá gạo của Hàn Quốc rất cao, gấp 5 lần gọ Thái Lan và Mỹ do đó gạo Hàn Quốc xuất khẩu chủ yếu ở mảng gạo chất lượng cao. Bên cạnh đó Hàn Quốc buộc phải mở cửa thị trường gạo, đây là một vấn đề nhạy cảm với Hàn Quốc nên Hàn Quốc cũng dần đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn để hạn chế nhập khẩu gạo vào điều này đòi hỏi các doanh nghiệp của ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng khi thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc.

2.2.3. Những nghiệp vụ mà công ty VIHAFOODCO đang áp dụng nhằm mởrộng thị trường. rộng thị trường.

a) Công tác nghiên cứu thị trường: Công ty không ngừng đầu tư tiền của, công sức vào công tác nghiên cứu thị trường vì đây là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường. Nghiên cứu thị trường là căn cứ để đưa ra

chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động trên thị trường đều phải nghiên cứu thị trường vì thị trường luôn biến động liên tục không ngừng nghỉ từ đó đặt ra yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu thị trường là phải thường xuyên. Mục đích của nghiên cứu thị trường là tìm hiểu khả năng kinh doanh một hay nhiều nhóm hàng nào đó trong khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm nhất định. Như vậy nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định được việc sẽ kinh doanh cái gì cho hợp lý.

Nội dung của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu tất cả các yếu tố cấu thành nên thị trường như: cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh. Chỉ có thông qua nghiên cứu thị trường mới khiến cho doanh nghiệp làm chủ được tình hình thị trường, làm chủ được nguồn lực từ đó kinh doanh có lãi.

Tại VIHAFOODCO, hoạt động nghiên cứu thị trường luôn được chú trọng và đầu tư đúng mức vì vậy kết quả kinh doanh của VIHAFOODCO luôn luôn phát triển năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động nghiên cứu thị trường được Ban giám đốc công ty trực tiếp đôn đốc và giao phòng Kinh doanh – Thị trường thực hiện. Phòng Kinh doanh – Thị trường của VIHAFOODCO trong những năm qua luôn làm tốt công tác điều tra thị trường, thực hiện nghiệp vụ nghiên cứu bài bản từ đó đảm bảo tính chính xác của thông tin, điều này trở thành công cụ đắc lực cho Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đề ra kế hoạch kinh doanh. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty thể hiện cụ thể qua việc công ty thường xuyên cử cán bộ ra thị trường để nghiên cứu các yếu tố cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty so với những sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Mỗi cán bộ tham gia nghiên cứu thị trường phải là những người có năng lực, có khả năng phân tích tình hình bên cạnh đó lại được công

ty bồi dưỡng thêm kỹ năng nghiên cứu thị trường và nghiên cứu nhiều lần để đối chiếu kết quả từ đó thu được thông tin chính xác nhất.

b) Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh: Trong cơ chế thị trường để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động phát triển thị trường nói riêng luôn cần phải có kế hoạch kinh doanh. Thị trường quyết định sản xuất cái gì, bao nhiêu, cho ai do đó sau mỗi kỳ kế hoạch doanh nghiệp lại phải tiến hành phân tích và lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo.

Chiến lược kinh doanh đúng đắn có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh có vai trò định hướng hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lực để nắm bắt cơ hội cũng như đối phó với những nguy cơ, giúp doanh nghiệp tổ chức hoạt động được thống nhất và cuối cùng là giúp doanh nghiệp sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn lực của mình.

Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc VIHAFOODCO luôn quán triệt phương châm:

• Xác định nhiệm vụ và hệ thống mục tiêu của công ty cho phù hợp với ngành hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.

• Thường xuyên phân tích những yếu tố tác động của môi trường bên ngoài, bên trong doanh nghiệp nhằm tìm kiếm cơ hội, phát hiện sớm những thách thức, đánh giá thế mạnh và nhược điểm của công ty.

• Xây dựng chiến lược chi tiết từ chiến lược cấp cao đến chiến lược cấp chức năng để đảm bảo tính thống nhất.

c) Biện pháp về sản phẩm: Cụ thể là đầu tư nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền công nghệ mới, mẫu mã mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất giúp hạ giá thành tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Như vậy tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm mà công ty kinh doanh là rất lớn do đó VIHAFOODCO luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp như: thường xuyên đổi mới, cải tiến trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ, năng lực làm việc và trách nhiệm cao. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp hạ thấp chi phí sản xuất, giảm hao phí nguyên vật liệu.

d) Biện pháp xúc tiến thương mại: đây là nghiệp vụ mà VIHAFOODCO tập trung nhiều nguồn lực nhất nhằm phát triển thị trường. Với chiến lược mở rộng thị trường sang Châu Âu mà trước hết Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc công ty thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế tại các nước trên nhằm quảng bá hình ảnh; tìm kiếm bạn hàng, đối tác; xây dựng thương hiệu Nam Đô. Bên cạnh đó VIHAFOODCO cũng đã tích cực gửi catalogue sang nước ngoài, hoàn thiện website quảng bá hình ảnh và là nơi giao dịch thương mại trực tuyến bằng song ngữ Anh – Việt. VIHAFOODCO cũng đã thâm nhập dần vào các kênh phân phối tại nước ngoài mà cụ thể sản phầm của công ty đã có mặt tại nhiều chuỗi siêu thị tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VIHAFOODCO trong thời gian gần đây. VIHAFOODCO trong thời gian gần đây.

2.3.1. Những thành tựu đạt được

• Công ty hiện có kho chứa trang bị hệ thống xát trắng, lau bóng phù hợp với nhu cầu chế biến lương thực xuất khẩu, đáp ứng chất lượng theo yêu cầu khách hàng. Qua nhiều năm làm công tác xuất khẩu gạo, công ty có mạng lưới cung ứng gạo đáp ứng yêu cầu kinh doanh, nhiều mối làm ăn, kinh nghiệm và thương hiệu được khẳng định cùng với việc có quan hệ tốt với khách hàng nên đã xây dựng được một số khách hàng truyền thống tiêu thụ ổn định. Công ty đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý điều hành có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Địa điểm của công ty nằm ở vị trí khá thuận lợi, ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội. Công ty chỉ sử dụng tầng 3 của tòa nhà 84 Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Các tầng khác Công ty đã cho thuê và khoản thu này đóng góp một phần vào lợi nhuận của Công ty.

• Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, thể hiện qua số phòng ban nghiệp vụ và số nhân viên của mỗi phòng (4 phòng nghiệp vụ, 1 bộ phận đầu tư; số nhân viên các phòng dao động từ 3-5 người, riêng phòng hành chính là 15 người). Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và trợ giúp giữa các phòng ban nói riêng và quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung. Công ty ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức cán bộ từ các phòng, ban, chức năng đến các xí nghiệp. Ngoài ra, công ty luôn coi trọng công tác giám sát kiểm tra, bố trí phù hợp với năng lực, sở trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác từng vị trí.

• Công ty đã hình thành được thương hiệu và khẳng định được uy tín của mình với khách hàng trên thị trường trong nước và quốc tế bằng chứng là các chứng nhận chất lượng và các giải vàng tại các hội chợ thương mại quốc tê, điều này góp phần củng cố và nâng cao doanh số cho công ty.

• Sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và mối quan hệ tốt với các ngành quản lý liên quan chắc chắn sẽ là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục

• Chất lượng một số loại sản phẩm gạo còn thiếu tính ổn định do các yếu tố đầu vào chưa ổn định. Là đơn vị xuất nhập khẩu quy mô vừa, vốn ít chưa đáp ứng yêu cầu, chưa khai thác tốt tài sản hiện có, tuy có đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn. Công ty tuy đã xây dựng được chiến lược kinh doanh lâu dài nhưng công tác dự báo thị trường còn chưa được quan tâm.

• Khi tiến hành cổ phần hóa, quan hệ tín dụng với các ngân hàng sẽ chuyển từ hình thức tín chấp là chủ yếu sang hình thức là thế chấp. Trong khi vốn điều lệ của công ty thấp so với yêu cầu sản xuất kinh doanh sẽ là một thách thức rất lớn đối với công ty. Bên cạnh đó kinh doanh hàng nông sản là một ngành đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, ổn định song các ngân hàng lại không cho vay nhiều tiền, chính vì vậy trong thời gian gần đây VIHAFOODCO đang gặp phải khó khăn về tài chính. Tỷ giá hối đoái trong thời gian gần đây lên xuống thất thường do ảnh hưởng của sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của VIHAFOODCO.

• Trên thị trường trong nước, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực Việt Nam chỉ tập trung vào hoạt động xuất khẩu mà không đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nội địa dù thị trường tiêu thụ lúa gạo Việt Nam với dân số trên 80 triệu dân. Công ty cũng không phải là một ngoại lệ. Thị trường nội địa vẫn chưa được Công ty chú trọng đầu tư đúng mức. Công ty chỉ tập trung xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, việc đầu tư mở rộng thị trường mới đã có cố gắng nhưng chưa thực sự được đẩy mạnh.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Nguyên nhân chủ yếu của các điểm yếu trên là do hạn chế về vốn và kinh phí dẫn đến việc công tác lập kế hoạch và nghiên cứu phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội (Trang 37)