Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Na mở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (Trang 57 - 60)

Trong quan hệ xuất khẩu với Trung Quốc, hàng hóa Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các tỉnh thuộc miền Tây Nam, Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam, Trùng Khánh, Qúy Châu, Tứ Xuyên …từ đó hàng hóa đi sâu vào lục địa của Trung Quốc. Hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam là hai tỉnh duy nhất có đường chung biên giới với Việt Nam vì vậy đây là cửa ngõ giao thông quan trọng cho việc buôn bán giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc nói riêng và của Trung Quốc với ASEAN nói chung. Vì thế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai tỉnh này chiếm 20% tổng kim ngạch mậu dịch của hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc cho biết vào năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 4 tỉnh: Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam đạt khoảng 3 tỷ USD, đóng góp hơn 90% vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể là, thương mại của Việt Nam với Vân Nam đạt 242 triệu USD; với Quảng Tây đạt 1302 triệu USD; với Quảng Đông đạt 1181 triệu USD và với Hải Nam là 212 triệu USD.

Biểu đồ 2.6:

Nguồn:Tổng cục Hải quan Trung Quốc

Tỉnh Vân Nam nói riêng và khu vực Tây Nam - Trung Quốc nói chung là thị trường nhiều tiềm năng đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vân Nam là vùng lãnh thổ rừng núi nằm sâu trong lục địa Trung Quốc, cách xa vùng biển, có dân số đông (trên 42 triệu người). Quan trọng hơn là, thị trường này dễ tính hơn thị trường châu Âu, yêu cầu tiêu dùng chất lượng hàng hóa trung bình, có nhu cầu tiêu thụ lớn các loại thủy sản, đặc biệt thị trường Vân Nam rất ưa chuộng các sản phẩm ăn liền, đóng túi nhỏ và làm sẵn để dễ chế biến.

Đối với Quảng Tây, là một tỉnh liền cả trên bộ và trên biển đối với Việt Nam. Hơn nữa, Quảng Tây cũng là một tỉnh quan trọng trong quá trình hợp tác phát triển Hai hành lang Một vành đai kinh tế Việt – Trung. Vì vậy, Gần 1 thập

kỷ lại đây, Việt Nam luôn là bạn hàng lớn nhất của Quảng Tây trong số các nước ASEAN. Mặt hàng nhập khẩu chính của khu vực thị trường này đối với hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là rau tươi (rau diếp, thì là, ngô bao tử..), hoa quả ( thanh long, nhãn, hạt điều…), thuỷ hải sản tươi sống (cá ngừ, mực, bào ngư đông lạnh…) và cao su.

Quảng Đông là tỉnh đi đầu trong cải cách mở cửa, là tỉnh lớn và mạnh về kinh tế. Trung Quốc có 5 đặc khu kinh tế thì 3 đặc khu kinh tế thuộc tỉnh Quảng Đông đó là đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu. Vì vậy, thị trường này có nhu cầu lớn đối với khoáng sản, nguyên liệu và tài nguyên của Việt Nam. Việt Nam xuất sang Quảng Đông các sản phẩm gồm: khoáng sản, than cám, dầu thô, cao su thiên nhiên, động cơ điện và máy phát điện, biến áp, chấn lưu, mạch tích hợp và tổ hợp vi điện tử...

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phần lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các vùng nông thôn với nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Bởi nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam như chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều mới chủ yếu dừng lại ở những sản phẩm thô hoặc chỉ qua sơ chế. Còn đối với các mặt hàng tiêu dùng thì mới chỉ đạt chất lượng vừa phải, hàm lượng công nghệ không cao, mẫu mã đơn điệu, chưa có thương hiệu trên thị trường Trung Quốc. Rõ ràng mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ cạnh tranh được trên thị trường cấp trung và cấp thấp, còn ở thị trường cấp cao thì chưa thể cạnh tranh được với hàng hóa của Trung Quốc nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Theo số liệu của Vụ châu Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ công thương Việt Nam: Khoảng 79% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc được tiêu dùng bởi nhóm người có thu

nhập thấp, 20% được tiêu dùng với nhóm có thu nhập trung bình, còn lại 1% (những mặt hàng cao cấp) được tiêu thụ bởi nhóm người có thu nhập cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (Trang 57 - 60)