Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I. Khả năng thanh toán 629,616,690,961 813,023,944,279 1,010,741,644,069 183,407,253,318 29.1 381,124,953,108 60.5 197,717,699,790 24.3
1. Khả năng thanh toán
ngắn hạn 233,641,866,109 362,202,907,874 507,247,700,069 128,561,041,765 55.0 273,605,833,960 117.1 145,044,792,195 40.0
Tiền và khoản tương đương
tiền 20,589,461,568 1,237,844,144 18,428,048,820 -19,351,617,424 -94.0 -2,161,412,748 -10.5 17,190,204,676 1388.7 Các khoản phải thu 46,666,737,414 131,693,471,944 92,285,839,012 85,026,734,530 182.2 45,619,101,598 97.8 -39,407,632,932 -29.9
Hàng tồn kho 152,087,161,603 211,048,971,328 373,620,846,256 58,961,809,725 38.8 221,533,684,653 145.7 162,571,874,928 77.0
TSNH khác 14,298,505,524 18,222,620,458 22,912,965,981 3,924,114,934 27.4 8,614,460,457 60.2 4,690,345,523 25.7
2. Khả năng thanh toán dài hạn 395,974,824,85 2 450,821,036,40 5 503,493,944,000 54,846,211,553 13.9 107,519,119,148 27.2 52,672,907,595 11.7 TSCĐ 395,842,003,752 394,844,721,228 374,210,351,821 -997,282,524 -0.3 -21,631,651,931 -5.5 -20,634,369,407 -5.2
Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 0 804,429,034 0 804,429,034 - 0 - -804,429,034 -100.0
TSDH khác 132,821,100 55,171,886,143 129,283,592,179 55,039,065,043 41438.5 129,150,771,079 97236.6 74,111,706,036 134.3
II. Nhu cầu thanh toán 615,081,887,503 805,680,098,562 878,314,623,479 190,598,211,059 31.0 263,232,735,976 42.8 72,634,524,917 9.0
1. Nhu cầu thanh toán ngắn
hạn 254,113,298,628 443,833,832,541 413,616,569,122 189,720,533,913 74.7 159,503,270,494 62.8 -30,217,263,419 -6.8
Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 443,833,832,541 413,616,569,122 189,720,533,913 74.7 159,503,270,494 62.8 -30,217,263,419 -6.8
2. Nhu cầu thanh toán dài
hạn 360,968,588,875 361,846,266,021 464,698,054,357 877,677,146 0.2 103,729,465,482 28.7 102,851,788,336 28.4
Vay và nợ dài hạn 360,968,588,875 360,796,177,221 458,308,478,887 -172,411,654 0.0 97,339,890,012 27.0 97,512,301,666 27.0
Nhu cầu thanh toán khác 0 1,050,088,800 6,389,575,470 1,050,088,800 - 6,389,575,470 - 5,339,486,670 508.5 Đơn vị tính: đồng
III. Hệ số khả năng thanh toán chung (Hk) (III)=(I)/ (II)
Hệ số khả năng thanh toán của công ty trong cả 3 năm đều lớn hơn 1. Chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty luôn lớn hơn nhu cầu thanh toán. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của công ty là tốt, đảm bảo thanh toán được các khoản nợ. Năm 2007 hệ số khả năng thanh toán chung giảm so với 2 năm còn lại. Điều này là do năm 2007 nhu cầu thanh toán tăng 190,598 triệu đồng, tốc độ tăng 31% nhanh hơn so với khả năng thanh toán tăng 183,407 triệu đồng, tốc độ tăng 29.1% so với năm 2006 của công ty. Sang năm 2008 Hk tăng mạnh. Năm 2008 Hk tăng 0.142, tốc độ tăng 14% so với năm 2007. Điều này là do năm 2008 khả năng thanh toán tăng 197,717 triệu đồng, tốc độ tăng 24.3%, trong khi nhu cầu thanh toán tăng 72,634 triệu đồng, tốc độ tăng 9% so với năm 2007. Chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng khả quan.
Năm 2007 khả năng thanh toán tăng chậm hơn nhu cầu thanh toán, một phần là do khoản tiền và tương đương tiền giảm mạnh. Năm 2007 khoản mục này giảm 19,351 triệu đồng, tốc độ giảm 94% so với năm 2006. Như đã phân tích ở phần trước, sự giảm sút tiền lớn như vậy là không tốt. Công ty nên tập trung thu tiền từ các khoản phải thu, có biện pháp dự trữ hàng tồn kho hợp lý nhằm nâng cao tính thanh khoản của khả năng thanh toán.
Nhu cầu thanh toán ngày càng tăng. Điều này là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Việc nợ phải trả tăng lên sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh toán của công ty. Theo phân tích ở phần trước, khoản khách hàng ứng trước cho công ty tăng, chứng tỏ uy tín tốt của công ty. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp làm giảm các khoản nợ phải trả nhằm nâng cao khả năng thanh toán.
Để đánh giá tình hình thanh toán của công ty một cách rõ ràng hơn, ta cần tiến hành xem xét một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty:
Bảng 6: Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền 20,589,461,568 1,237,844,144 18,428,048,820 2. TSNH 233,641,866,109 368,736,218,139 507,247,700,069 3. Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 443,833,832,541 413,616,569,122 4. TSDH 395,974,824,852 450,821,036,405 503,493,944,000 5. Nợ dài hạn 360,968,588,875 361,846,266,021 464,698,054,357 6. TSNH bình quân 159,591,703,809 301,189,042,124 437,991,959,104 7. Hệ số thanh toán nhanh
(7)=(1)/(3) 0.081 0.003 0.045
8. Hệ số thanh toán ngắn hạn
(8)= (2)/(3) 0.919 0.831 1.226
9. Hệ số thanh toán tổng quát
(Hk) (9)=[(2)+(4)]/[(3)+(5)] 1.024 1.009 1.151
10. Hệ số chuyển đổi thành
tiền của TSNH (10)=(1)/(6) 0.129 0.004 0.042
11. Hệ số thanh toán dài hạn
(11)=(4)/(5) 1.097 1.246 1.083
Dựa vào bảng số liệu tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty trong 3 năm đều lớn hơn 1. Chứng tỏ tổng tài sản của doanh nghiệp hiện tại đủ thanh toán các khoản nợ hiện có. Như đã phân tích ở phần trên hệ số thanh toán tổng quát năm 2007 là thấp nhất, đến năm 2008 đã được cải thiện. Tuy hệ số thanh toán tổng quát của 3 năm đều đạt ở mức an toàn nhưng vẫn tương đối thấp, năm 2007 xấp xỉ bằng 1. Công ty cần có biện pháp giảm nợ phải trả nhằm nâng cao khả năng thanh toán.
Hệ số thanh toán ngắn hạn của 2 năm 2006, 2007 gần bằng 1. Vậy trong 2 năm 2006 và 2007 TSNH của doanh nghiệp không đủ thanh toán khoản nợ ngắn hạn. Đến năm 2008 hệ số này bằng 1.226 lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng tốt. Công ty cần tiếp tục duy trì hệ số thanh toán nợ ngắn hạn như năm 2008 để đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh của công ty thấp. Năm 2007 là 0.003 lần, gần bằng 0. Chứng tỏ năm 2007 công ty không có đủ khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn. Năm 2008 hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0.045 lần. Tuy tăng so với năm 2007 nhưng tỷ lệ này vẫn thấp. Hệ số thanh toán nhanh thấp sẽ dẫn đến công ty không đủ khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Công ty cần có biện pháp tăng khoản mục tiền và tương đương tiền để tăng khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nợ dài hạn trong 3 năm đều lớn hơn 1. Chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng TSDH của công ty là tốt. Hệ số thanh toán nợ dài hạn năm 2007 là lớn nhất, tăng 0.149 lần so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 hệ số này giảm 0.163 lần. Điều này là do năm 2008 nợ dài hạn tăng nhanh, tăng 102,851 triệu đồng, tốc độ tăng 28.4% so với năm 2007.
Hệ số chuyển đổi thành tiền của TSNH chỉ trong năm 2006 là 0.129 lần. Trong 2 năm 2007 và 2008 hệ số này của công ty thấp. Nguyên nhân là do các khoản tiền và tương đương tiền giảm xuống, trong khi TSNH lại có xu hướng tăng lên. Khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH thấp làm tính thanh khoản của TSNH thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn, có thể dẫn đến thiếu tiền trong thanh toán.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và xây dựng, đạt được kết quả như trên là một điều đáng mừng. Vì đặc thù của ngành này là các công trình dở dang nhiều. Doanh nghiệp bị ứ dọng vốn tại các công trình do các công trình chưa được quyết toán. Liên hệ với việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn thì nguồn vốn đi vay ngày càng nhiều, làm giảm nguy cơ thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ không trả được nợ vay. Tuy nhiên kết quả kinh doanh của công ty là khả quan. Doanh thu thuần năm 2008 tăng lên 165,288 triệu đồng so với băn 2007. Điều này chứng tỏ việc vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý. Để các nhà tài trợ vốn, nhà đầu tư bỏ vốn vào công ty, công ty cần có khả năng thanh toán lãi vay tốt. Ta xem xét bảng tính toán dưới đây:
Bảng 7: Khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2007 giảm so với năm 2006 0.145 lần, tốc độ giảm 11.86%. Sang năm 2008 hệ số này tăng 0.044 lần, tốc độ tăng 4.09% so với năm 2007. Nguyên nhân là tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của lãi vay. Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán năm 2006 lớn nhất, năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng vẫn thấp hơn năm 2006. Điều này là do năm 2007 nợ ngắn hạn tăng làm chi phí lãi vay ngắn hạn tăng lên. Trong khi lợi nhuận của công ty tăng nhỏ. Đến năm 2008 tình hình kinh doanh của công ty khả quan hơn, lợi nhuận tăng. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng lên sẽ làm các chủ nợ yên tâm hơn. Hệ số này trong 3 năm vẫn ở mức độ thấp nhưng đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ lợi nhuận của công ty đủ để thanh toán lãi vay. Phân tích hệ số thanh toán lãi vay cho thấy mặc dù công ty đi chiếm dụng vốn nhiều nhưng công ty hoàn toàn có thể tự chịu trách nhiệm được về những khoản vay đó.
Qua việc phân tích ta thấy khả năng thanh toán của công ty là tương đối tốt. Tài sản của công ty đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên khoản tiền và tương đương tiền của công ty chiếm tỷ trọng thấp, dẫn đến khả năng thanh toán nhanh thấp, công ty có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Công ty cần có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh, đảm bảo đủ tiền trong thanh toán.
2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất. Hiệu quả kinh doanh chính là thước đo chất lượng hoạt động sản xuất
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Lợi nhuận trước thuế 967,636,409 1,310,957,316 2,119,755,215 2. Chi phí lãi vay 4,366,101,269 17,124,858,795 17,498,662,725 3. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
(3)=[(1)+(2)]/(2) 1.222 1.077 1.121
kinh doanh cũng như hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho tất cả đối tượng, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hoặc giữ nguyên quy mô hoạt động hoặc thu hẹp phạm vi và quy mô nhằm đảm bảo an toàn vốn của doanh nghiệp. Qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp có hướng đầu tư phù hợp trong tương lai. Trước tiên ta đi phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty. Sau đó sẽ phân tích hiệu quả sử dụng vốn hay hiệu quả sử dụng tài sản và đánh giá khả năng sinh lời của doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu.
2.2.4.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty
Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bảng 8: Bảng phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 130,584,864,522 292,448,753,233 450,552,559,920 161,863,888,711 124.0 319,967,695,398 245.0 158,103,806,687 54.1
2. Các khoản giảm trừ 10,443,558,395 3,258,599,073 10,443,558,395 - 3,258,599,073 - -7,184,959,322 -68.8
- Chiết khấu bán hàng 0 410,000,000 0 - 410,000,000 - 410,000,000 -
- Giảm giá hàng bán 373,311,343 135,985,875 373,311,343 - 135,985,875 - -237,325,468 -63.6
- Hàng bán bị trả lại 10,070,247,052 2,712,613,198 10,070,247,052 - 2,712,613,198 - -7,357,633,854 -73.1
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 130,584,864,522 282,005,194,838 447,293,960,847 151,420,330,316 116.0 316,709,096,325 242.5 165,288,766,009 58.6
4. Giá vốn hàng bán 121,451,265,333 256,895,248,092 419,173,431,081 135,443,982,759 111.5 297,722,165,748 245.1 162,278,182,989 63.2
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,133,599,189 25,109,946,746 28,120,529,766 15,976,347,557 174.9 18,986,930,577 207.9 3,010,583,020 12.0
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,127,929,924 2,399,933,241 2,129,393,498 1,272,003,317 112.8 1,001,463,574 88.8 -270,539,743 -11.3 7. Chi phí tài chính 4,402,651,291 17,420,478,018 17,514,403,265 13,017,826,727 295.7 13,111,751,974 297.8 93,925,247 0.5 - Trong đó: Chi phí lãi vay 4,366,101,269 17,124,858,795 17,498,662,725 12,758,757,526 292.2 13,132,561,456 300.8 373,803,930 2.2 8. Chi phí bán hàng 0 2,770,329,585 3,205,530,274 2,770,329,585 - 3,205,530,274 - 435,200,689 15.7 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,468,545,885 6,989,596,503 8,203,577,911 1,521,050,618 27.8 2,735,032,026 50.0 1,213,981,408 17.4
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 390,331,937 329,475,881 1,326,411,814 -60,856,056 -15.6 936,079,877 239.8 996,935,933 302.6
11. Thu nhập khác 716,015,845 982,677,552 1,000,680,900 266,661,707 37.2 284,665,055 39.8 18,003,348 1.8 12. Chi phí khác 138,711,373 1,196,117 207,337,499 -137,515,256 -99.1 68,626,126 49.5 206,141,382 17,234.2
13. Lợi nhuận khác 577,304,472 981,481,435 793,343,401 404,176,963 70.0 216,038,929 37.4 -188,138,034 -19.2
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 967,636,409 1,310,957,316 2,119,755,215 343,320,907 35.5 1,152,118,806 119.1 808,797,899 61.7
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 270,938,195 367,068,048 593,531,460 96,129,854 35.5 322,593,266 119.1 226,463,412 61.7
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 - 0 - 0 -
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 696,698,214 943,889,268 1,526,223,755 247,191,053 35.5 829,525,540 119.1 582,334,487 61.7
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 699 269 699 - 269 - -430 -61.5
Là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, công ty luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Từ năm 2006 các chỉ tiêu của công ty liên tục tăng. Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng mạnh. Điều này là do trong năm có nhiều công trình hoàn thành và được bàn giao. Ngoài ra, Công ty cũng tham gia vào nhiều công trình và dự án lớn. Có thể nói mấy năm gần đây, Lilama Hà Nội làm ăn khá thành công với hàng loạt hợp đồng được ký và triển khai có hiệu quả. Đó là các hợp đồng xây lắp và chế tạo thiết bị ký từ đầu năm 2007 như: Hợp đồng 220 tỷ làm tổng thầu xây lắp và lắp thiết bị (chiếm 45% tổng khối lượng công việc nhà máy) cho dự án xây dựng Nhà máy bia Hà Nội (Habeco) với công suất 100 triệu lít/năm tại Vĩnh Phúc; hợp đồng trị giá 25 tỷ đồng chế tạo và lắp đặt thiết bị Nhà máy xi măng Thái Nguyên; hợp đồng trị giá 65 tỷ đồng chế tạo và lắp thiết bị và cung cấp tôn lợp Nhà máy xi măng Thăng Long; hợp đồng trị giá trên 80 tỷ đồng chế tạo bồn bể và tổ hợp lắp thiết bị Nhà máy lọc dầu Dung Quất; hợp đồng trị giá trên 40 tỷ chế tạo là lắp đặt thiết bị Nhà máy đường Việt - Đài (Thanh Hoá)… Tại Khu CN Quang Minh (Vĩnh Phúc), hai nhà máy chế tạo thiết bị và nhà máy sản xuất thép cuộn mạ kẽm, mạ màu LILAMA nằm trên diện tích 12ha đang hoạt động khá hiệu quả. Ngoài các sản phẩm hiện có là thép mạ kẽm, mạ màu galfan chất lượng châu Âu, cường độ cao (trên 450 N/mm) xuất khẩu sang các nước Malayxia, Srilanka, Quata…, Lilama Hà Nội đang có nhiều biện pháp tích cực tìm kiếm thị trường, chú trọng về chất lượng cũng như nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm đối với thị trường Châu Âu. Để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của Công ty theo hướng đa ngành, đa nghề, tối đa hoá lợi ích của khách hàng và các cổ đông, góp phần đưa Lilama trở thành tập đoàn công nghiệp mạnh, công ty đã chuyển hướng đầu tư vào các dự án bất động sản ở Hà Nội và tỉnh Hà Tây (cũ) như trung tâm thương mại dịch vụ, khu biệt thự sinh thái, nhà máy sản xuất rượu – bia – nước giải khát và nhà máy đóng tàu, cảng vận chuyển hàng hoá… Mới đây, Công ty đã thuê tổng giám đốc người
vương Quốc Anh cùng nhóm chuyên gia có kinh nghiệm của tập đoàn Man Ferrostaal (CHLB Đức) sang quản lý và điều hành nhà máy. Do đó chi phí quản lý tăng lên là điều tất yếu. Chi phí công ty bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận thu về cũng không phải là ít. Lợi nhuận của công ty năm 2006 là 967 triệu đồng, năm 2007 là 1,310 triệu đồng, năm 2008 là 2,119 triệu đồng. Lợi nhuận của công ty ngày càng tăng là do doanh thu tăng liên tục trong 3 năm. Doanh thu năm 2007 tăng 161,863 triệu đồng, tốc độ tăng 124% so với năm