2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI – ĐÔNG ANH
2.3 Tình hình vi phạm an toàn lao động và hậu quả trong những năm gần đây tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh
gần đây tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh
Trong những năm qua Công ty đã thực hiện tương đối tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, tuy nhiên vẫn có một số vi phạm diễn ra do ý thức người lao động hay do một số máy móc chưa được kiểm tra định kỳ đúng quy định… dẫn đến hậu quả là tai nạn lao động sảy ra.
Bảng 2.15: Số lượng và nguyên nhân các vụ tai nạn từ năm 2003 đến 2007
Đơn vị: Vụ
Năm
Phân loại TNLĐ theo mức độ
Phân loại theo nguyên nhân TNLĐ Số vụ Số người (người) Tổng số Số vụ có người chết Số người chết Số người bị thương nặng Số người bị thương nhẹ Thiết bị không an toàn Không sử dụng hoặc sử dụng không tốt phương tiện bảo hộ Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện ATLĐ chưa đầy đủ Không có quy trình hoặc biện pháp làm việc an toàn Tổ chức lao động không hợp lý Người bị tại nạn vi phạm an toàn lao động Người khác vi phạm an toàn lao động Khách quan khó tránh 2003 6 0 0 0 6 0 1 0 5 2 4 0 1 2004 3 0 0 1 3 0 2 0 1 0 3 0 0 2005 4 0 0 2 3 1 0 0 2 1 3 2 0 2006 3 0 0 0 3 0 1 0 3 0 1 0 1 2007 2 0 0 0 2 1 0 0 2 0 1 0 1 (Nguồn bộ phận an toàn)
Từ bảng số liệu trên ta thấy nguyên nhân của hầu hết các vụ tai nạn đều là do vi phạm các yêu cầu về thực hiện an toàn lao động, cụ thể là:
Năm 2003, tại Công ty có 6 vụ tai nạn lao động thì trong đó có 5 vụ do thực hiện không đúng quy trình biện pháp an toàn, chỉ có 1 vụ là do khách quan mang lại không tránh khỏi (là vụ tai nạn giao thông của ông Phạm Xuân Bình ngày 02/8/2003 tại ngã ba Thiết bị điện). Trong 5 vụ tai nạn do nói trên ngoài nguyên nhân thực hiện sai quy trình an toàn thì còn có các nguyên nhân khác cũng xảy ra đồng thời như 4 vụ do người bị tại nạn vi phạm an toàn lao động, 1 vụ do sử dụng không đúng quy định các phương tiện bảo hộ an toàn lao động, 2 vụ do tổ chức lao động không hợp lý. Dưới đây là một số vụ tai nạn điển hình của năm 2003
- 13h 45 phút ngày 08/01/2003. Bùi Trọng Kim công nhân xưởng chế tạo cột thép bị 3 thanh thép góc 175 × 175 ×15 đè vào phần giữa mu bàn chân trái, không chảy máu, phải nằm viện điều trị 15 ngày. Nguyên nhân là do trong khi móc vật vào cẩu không chú ý kiểm tra vật cẩu và hiện trường, đồng thời vi phạm quy trình cầu không làm theo đúng thứ tự quy trình cẩu.
- 13h20 phút ngày 11/12/2003. Trương Văn Sơn tổ trưởng tổ máy đột dập CNC cùng Nguyễn Cao Hưng tiến hành cẩu chuyển một bó thép góc 60 × 4 × 12000 vào giàn phôi máy 120. Trương Văn Sơn là người ra tín hiệu cẩu chuyển, Nguyễn Cao Hưng là người bấm nút cẩu - điều khiển bằng tay. Trong quá trình cẩu chuyển khi tải được nâng lên xấp xỉ 1.2m do thiếu phối hợp ăn ý với nhau nên một đầu tải đã gạt sang chèn ép tổ trưởng Sơn vào trụ giá phôi liệu máy 121 dẫn đến anh Sơn bị đau tức phần ngực đã được đưa ngay sang viện Bắc Thăng Long cấp cứu phát hiện bị dạn đầu xương sườn số 10 bên phải. Nguyên nhân chính của tai nạn là do sự sơ xuất, thiếu phối hợp ăn ý trong công viêc, thực hiện chưa đúng quy trình vận hành thiết bị nâng.
Năm 2004, số vụ tai nạn ở Công ty giảm xuống chỉ còn 3 vụ nhưng có lại có 1 người bị thương nặng (Đoàn Thị Sức), và nguyên nhân của cả 3 vụ đều do vi phạm quy định an toàn lao động. Vụ tại nạn lao động nghiêm trọng nhất trong năm 2004 là vụ tai nạn vào hồi 8h30 phút ngày 28/9/2004 tại xưởng chế tạo phụ kiện mạ công
nhân Đoàn Thị Sức thợ hàn hơi xưởng mạ được giao nhiệm vụ thổi thủng hai lỗ đối xứng ở gần sát nắp các phuy nhiên liệu cũ để móc cẩu vận chuyển. Do các phuy chưa được kiểm tra ngâm tẩy kỹ lưỡng nên khi đưa mỏ hàn hơi vào thổi đã gây nổ tức khắc gây bỏng nặng cho Đoàn Thị Sức. Tổ trưởng Trần Trọng Hiệp và một số công nhân gần đó đã ngay lập tức đưa Đoàn Thị Sức đi cấp cứu tại viện Bắc Thăng Long sau đó được chuyển sang điều trị tại Viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Nguyên nhân của tai nạn là do Đoàn Thị Sức đã vị phạm điều 11 quy trình kỹ thuật an toàn sử dụng các thiết bị hàn hơi axetilen ( khi chưa xử lý ngâm tẩy… thì tuyệt đối không được hàn vào các bình nhiên liệu như xăng, dầu, khí cháy…) Đồng thời cũng do cán bộ quản lý là tổ trưởng, quản đốc khi giao việc chưa chú ý nhắc nhở lưu ý các biện pháp an toàn.
Năm 2005, có 4 vụ tai nạn tăng 1 vụ so với năm 2004 và nghiêm trọng hơn nữa là có một vụ tai nạn dẫn đến hai công nhân bị thương nặng đây là vụ việc nghiêm trọng nhất trong 10 năm trở lại đây cụ thể vào hồi 4h sáng ngày 12/09/2005 tại xưởng mạ, nhóm làm việc gồm 3 người: Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Văn Chuông và Nguyễn Phi Hùng, trong đó Bình vận hành cầu trục, Chuông và Hùng đỡ 2 đầu bó thép (Gồm 3 cây đã mạ, xếp chồng lên nhau). Khi xoay đầu bó thép để đưa tới vị trí đóng kiện, bất ngờ móc (càng cua) trượt, bó thép mất thăng bằng, đổ nghiêng về phía công nhân Hùng, do vướng nhà xưởng và kiện gỗ để kê hàng nên không tránh kịp, nên bó thép đã va mạnh vào mạng sườn phải của công nhân Hùng đồng thời một cây thép bị lật khỏi bó rơi xuống đè lên bàn chân trái Đỗ Văn Chuông. Cả hai đã được đưa ngay đến bệnh viện Bắc Thăng Long cấp cứu sau đó phải chuyển sang viện Việt - Đức, đa khoa Xanh – Pôn, kết quả: công nhân Đỗ Văn Chuông phải phẫu thuật cắt bỏ ngòn I và một phần xương bàn chân trái, Nguyễn Phi Hùng bi dập lá lách phải phẫu thuật cắt bỏ một phần. Đây là vụ tai nạn hết sức nghiêm trọng nguyên nhân chính là sự phối hợp trong nhóm không chặt chẽ, thiếu quan sát xung quanh, sử dụng dụng cụ móc cẩu không phù hợp và nguyên nhân khách quan là do mặt bằng làm việc chật chội.
Năm 2006 và 2007 số lượng các vụ tai nạn lao động có xu hướng giảm và không có vụ nào gây hậu quả nghiêm trọng đây là dấu hiệu đáng mừng tuy nhiên vẫn
có một số vụ xuất phát từ nguyên nhân thiếu ý thức thực hiện an toàn lao động của công nhân đồng thời cũng do sự thiếu thốn chật chội về mặt cơ sở vật chất của Công ty, điển hình là các vụ tai nạn sau;
- 9h30, ngày 09/4/2006 tại đầu hồi phía bắc nhà Hành Chính của Công ty công nhân Nguyễn Thị Hồng tiến hành ngắt bỏ cành cây bị gãy còn mắc trên cây do mưa, gió gây ra, đã dùng cán chổi tre để vít kéo cành cây, vì nền đất trơn, mất thăng bằng nên trượt chân ngã. Bàn chân Trái bị trẹo đau. Sau khi khám tại bệnh viện Bắc Thăng Long kết luận bị gãy kín xương bàn V chân trái. Nguyên nhân tai nạn là do nền đất trơn, thiếu sự quan sát cẩn trọng của Nguyễn Thị Hồng và thiếu dụng cụ lao động thích hợp.
- 11h20 ngày 27/10/2006. Dương Đức Luận công nhân bộ phận đào tạo bị ngã từ độ cao 3,5m xuống nền bê tông trong lúc lắp ráp cột mẫu, bị choáng phải nằm viện điều trị 7 ngày. Nguyên nhân là do Dương Đức Luận đã vi phạm quy trình làm việc khi trèo cao, không kiểm tra đồ gá, không đeo dây an toàn.
- 10h45 ngày 02/3/2007 Bùi Hữu Hà công nhân xưởng chế tạo bị ngã theo cả mảng cột từ độ cao 2,5m xuống nền bê tông, đầu va vào tấm mã làm rách 6cm sâu 1cm phía trán phải, dạn xương trụ gót phải, nằm viện điều trị 75 ngày. Nguyên nhân là do người chỉ huy tháo cột vi phạm quy trình, không tổ chức giám sát thứ tự thao tác.
Qua một số vụ tai nan trên đây ta thấy nguyên nhân hầu hết là do người lao động chưa tập trung chú ý đến việc thực hiện các biện pháp an toàn, chưa nghiêm túc trong công việc, còn chủ quan chưa cẩn thận đề phòng, không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn nhất là đối với các công việc cẩu kéo, trèo cao, Tổ trưởng, quản đốc chưa chú ý giám sát nhắc nhở người lao động thực hiện tốt các biện pháp an toàn. Bên cạnh đó còn do điều kiện nhà xưởng chật chội, cơ sở vật chất thiếu thốn, máy móc thiết bị chưa được kiểm tra định kỳ cẩn thận dẫn đến hỏng hóc gây tai nạn cho người sử dụng.