1. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO CỘT THÉPHUYNDAI – ĐÔNG ANH HUYNDAI – ĐÔNG ANH
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính và tính chất lao động
Đơn vị: người Thứ
tự Năm
Tổng số LĐ
Lao động nam Lao động trực tiếp Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 2003 301 202 67,11 233 77,41 2 2004 313 225 71,88 245 78,27 3 2005 279 198 70,97 209 74,91 4 2006 277 198 71,48 212 76,53 5 2007 285 207 72,63 220 77,19 (Nguồn: phòng Nhân sự)
Qua bảng trên ta thấy lao động của Công ty chủ yếu là lao động nam chiếm hơn 70% tổng số lao động và số lượng ngày càng tăng lên vì công việc trong Công ty chủ yếu là công việc nặng đòi hỏi sức khoẻ.
Ta thấy số lượng lao động trực tiếp là rất lớn chiếm đến gần 80% số lao động toàn Công ty, đây là những người tiếp xúc trực tiếp nhất với hoá chất, khói bụi, máy móc… và có nguy cơ gặp phải tai nạn lao động là rất cao, do đó khi thực hiện công tác bảo hộ an toàn lao động cần phải chú ý đặc biệt đến đối tượng này.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo mức độ độc hại của công việc
Đơn vị: người Thứ
tự Năm
Tổng số LĐ
LĐ làm việc độc hại Trong đó LĐ nữ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 2003 301 90 29.90 20 22.22 2 2004 313 91 29.07 20 21.98 3 2005 279 85 30.47 13 15.29 4 2006 277 78 28.16 15 19.23 5 2007 285 74 25.96 11 14.86 (Nguồn: phòng Nhân sự)
Số lượng lao động làm việc trong khu vực độc hại của Công ty chiếm tỷ lệ khoảng 30% số lượng lao động của Công ty trong đó số lao động nữ chiếm khoảng 20%. Khi thực hiện công tác bảo hộ an toàn lao động cần phải đặc biệt chú ý đến đối tượng lao động trong điều kiện độc hại nói chung và các lao động nữ trong đó nói riêng, cần có nhiều biện pháp để tăng khả năng bảo hộ, tạo sự an toàn trong lao động, giảm mức độ ảnh hưởng đối với sức khoẻ người lao động.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo môi trường lao động nặng nhọc, độc hại
Đơn vị: Người Thứ
tự Năm TổngLĐ
Số người làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc
Ẩm
ướt Nóngquá Lạnhquá Ồn Rung Bụi Hơi khíđộc
1 2003 301 0 3 0 2 3 90 5 2 2004 313 0 3 0 2 3 91 6 3 2005 279 0 3 0 5 0 89 5 4 2006 277 0 3 0 3 0 91 9 5 2007 285 0 3 0 0 7 91 8 (Nguồn: phòng Nhân sự)
Qua bảng trên chúng ta thấy số lượng công nhân làm trong điều kiện bụi và hơi khí độc là khá lớn gây hại nhiều đến sức khoẻ người lao động, công tác an toàn lao động cần tập trung cải thiện điều kiện môi trường và có các biện pháp để phòng tránh, bảo hộ tốt cho người lao động.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Đơn vị: người Thứ tự Danh mục nhân sự Số lượng nhân sự Tỷ lệ (%)
1 Trình độ đại học 28 9,66
2 Trình độ cao đẳng 15 5,17
3 Trình độ trung cấp 50 17,24
4 Chuyên nghiệp kỹ thuật 197 67,93
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo bậc thợ
Đơn vị: người Thứ tự Danh mục nhân sự Số lượng nhân sự Tỷ lệ (%)
1 Bậc thợ 7/7 1 0,34 2 Bậc thợ 6/7 4 1,38 3 Bậc thợ 5/7 20 6,90 4 Bậc thợ 4/7 77 26,55 5 Bậc thợ 3/7 95 32,75 6 Khác 93 32,08 (Nguồn: phòng Nhân sự)
Hai bảng trên cho thấy lao động của Công ty có trình độ và tay nghề tương đối tốt, đã được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, vẫn cần quan tâm nhắc nhở để tránh sự xao nhãng đến công tác an toàn lao động dẫy đến nguy hiểm trong sản xuất.
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Đơn vị: người Thứ tự Danh mục nhân sự Số lượng nhân sự Tỷ lệ (%)
1 Độ tuổi trên 50 17 5,86
2 Độ tuổi từ 40 - 50 45 15,52
3 Độ tuổi từ 30 – 40 219 75,52
4 Độ tuổi từ 20 - 30 9 3,10
(Nguồn: phòng Nhân sự)
Chủ yếu lao động của Công ty là ở trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm đến 75,5% lao động. Cho thấy lao động của Công ty là lao động có kinh nghiệm, thâm niên công tác, sức khoẻ đang ở mức ổn định nhưng có chiều hướng giảm sút do tuổi đời tăng lên, cần quan tâm đúng mức.