Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An (Trang 98)

phẩm tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA

Xuất phát từ những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty và tính cấp thiết phải hoàn thiện nó, yêu cầu đặt ra đối với Công ty là phải khắc phục những tồn tại và những mặt hạn chế để phù hợp với chế độ và đúng với chuẩn mực kế toán ban hành, từng bước hoàn thiện kế toán chi phí và giá thành để hoàn thành mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Dưới góc độ của một sinh viên thực tập, trên cơ sở những hiểu biết của em khi tiếp cận thực tế Công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty trên các mặt như sau:

3.2.1. V ch ng t , s sách và tài kho n k toánề ế

Về việc sử dụng và luân chuyển chứng từ: Công ty áp dụng tương đối đầy đủ và phù hợp hệ thống chứng từ theo chế độ, tuy vậy việc luân chuyển chứng từ đôi khi còn xảy ra một số sai sót. Cụ thể như trong khi thực hiện sản xuất một số công trình, dưới phân xưởng nhận được lệnh sản xuất và yêu cầu xuất kho vật tư để sản xuất, nhưng chứng từ lại chưa được luân chuyển đến phòng kế toán để phê duyệt, do đó tiến trình sản xuất sản phẩm bị chậm trễ. Công ty nên chú ý đến các khâu luân chuyển chứng từ để phù hợp và hợp lý hơn.

Công ty nên thực hiện nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả, dự phòng phải trả, sử dụng các tài khoản như TK 335: chi phí phải trả, TK 352: dự phòng phải trả để thuận tiện trong công tác hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động, hoặc công tác hạch toán trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm…

3.2.2. V báo cáo k toánề ế

Hệ thống báo cáo tài chính mà Công ty đang sử dụng đúng và đầy đủ theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành, phản ánh đầy đủ tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo cung cấp thông tin cho những người quan tâm đến nó. Tuy nhiên, Công ty lại không sử dụng báo cáo kế toán quản trị. Đây là một yếu điểm mà Công ty mắc phải và cần khắc phục góp phần đưa Công ty phát triển.

Báo cáo kế toán quản trị giúp các nhà lãnh đạo Công ty đưa ra được những quyết định kinh tế tối ưu. Bản chất của báo cáo kế toán quản trị là cung cấp thông tin nội bộ để ra quyết định quản lý cũng như quyết định kinh doanh. Vì vậy Công ty nên quan tâm tới việc hình thành và sử dụng các báo cáo kế toán quản trị.

3.2.3. V công tác qu n lý nguyên v t li uề

Một vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty là trong công tác kiểm kê, sai sót trong số liệu sổ sách và thực tế thường xảy ra. Để giải quyết vấn đề này, Công ty nên tiến hành kiểm kê thường xuyên số lượng cũng như giá trị nguyên vật liệu, tránh tình trạng hư hỏng và mất mát.

Mặt khác phòng kế toán nên yêu cầu các xưởng lập bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng sau khi hoàn thành các công trình cửa để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh.

3.2.4. V h ch toán chi phí nhân công tr c ti pề ạ ế

Trong điều kiện Công ty đang ngày càng mở rộng quy mô về vốn, về lao động… thì những vấn đề liên quan đến hạch toán chi phí lao động sản xuất càng phải được chú trọng và đẩy đủ hơn.

Công ty phải tiến hành trích lập và nộp các khoản theo lương cho công nhân sản xuất, và trích nộp 17% bảo hiểm trên tổng lương và hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp, đảm bảo theo đúng chế độ hiện hành.

Về công tác dự toán và trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, mức trích trước được tính như sau:

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CN theo KH =

Tiền lương chính phải trả cho CNSX trong kỳ x

Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích

trước =

TL nghỉ phép theo KH năm của CN

Tổng tiền lương chính KH năm của CN x 100 Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 622: Mức trích trước Có TK 335: Mức trích trước

Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho họ:

Nợ TK 335: Lương thực tế phải trả Có TK 334: Lương thực tế phải trả

3.2.5. V h ch toán chi phí s n xu t chungề ạ

Đối với tài khoản sử dụng: Công ty chi tiết chi phí sản xuất chung ở từng phân xưởng sản xuất, đồng thời nên chi tiết theo các yếu tố chi phí để tiện cho việc theo dõi và phù hợp hơn với chế độ.

Cụ thể: Để tập hợp CPSXC phát sinh ở phân xưởng cửa nhựa, công ty nên chi tiết thành các tiểu khoản như sau:

TK 62712: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 62722: Chi phí vật liệu

TK 62732: Chi phí dụng cụ

TK 62742: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng TK 62772: Chi phí dịch vụ điện nước

TK 62782: Chi phí bằng tiền khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc chi tiết TK 627 nhằm cụ thể nguồn gốc phát sinh chi phí, giúp kế toán của Công ty nắm vững biến động của nội dung chi phí sản xuất chung trong kỳ.

Đối với việc phân loại vật liệu phụ và công cụ dụng cụ xuất dùng trong phân xưởng, Công ty nên quy định một cách rõ ràng hơn, tránh sự nhầm lẫn gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý mặc dù không ảnh hưởng đến chi phí phát sinh.

Đối với việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng, sản phẩm không đúng quy cách: cụ thể là với sản phẩm hỏng ngoài định mức, thiệt hại của những sản phẩm này không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được hạch toán vào chi phí sản xuất chính phẩm. Do vậy phải hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức và tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý, thu hồi. Toàn bộ thiệt hại được hạch toán vào TK 1381:

Nợ TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng ngoài định mức

Có TK 152, 153, 334…: Chi phí sửa chữa sp hỏng có thể sữa chữa được Có TK 154, 155, 632…: Giá trị sản phẩm hỏng không sữa chữa được Sau khi xử lý các khoản thiệt hại, kế toán hạch toán:

Nợ TK 632…: Giá trị thiệt hại thực về sp hỏng Nợ TK 152, 1388…: Giá trị phế liệu thu hồi, bồi thường Có TK 1381: Giá trị sp hỏng ngoài định mức

3.2.6. M t s bi n pháp nh m ti t ki m chi phí và hộ ế

giá thành s n ph mả

* Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVLTT là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm. Do vậy tiết kiệm được chi phí NVLTT sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.

Trước hết, Công ty nên xây dựng định mức tiêu hao NVL cho từng công trình cửa sản xuất và tổ chức chặt chẽ việc thực hiện định mức. Trên cơ sở đó, Công ty xây dựng được cho mình kế hoạch cung ứng và dự trữ vật tư đầy đủ về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, Công ty nên xây dựng mối quan hệ với các nhà cung ứng vật tư có uy tín, ngoài nguồn cung ứng vật tư chính là Hưng Phát Hà Nội. Làm như vậy sẽ khiến Công ty chủ động hơn trong việc sản xuất. Công ty nên tìm kiếm những nguồn cung ứng vật tư đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Hơn nữa, cần tìm kiếm nguồn cung ứng vật tư ngay tại địa phương sẽ bớt được khá nhiều chi phí vận chuyển thu mua. Việc quản lý và quy kết trách nhiệm đối với số vật tư hao hụt cũng là một biện pháp giúp giảm chi phí NVL một cách đáng kể.

* Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Công ty nên bố trí nhân công sao cho phù hợp với năng lực, tay nghề và chuyên môn của từng lao động. Ngoài ra, Công ty cũng nên chú trọng đến công tác cải thiện đời sống công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động.

* Đối với chi phí sản xuất chung

Công ty cần có những quy định cụ thể hơn về việc xác định và hạch toán những khoản mục được coi là hợp lý hợp lệ để tránh tình trạng đưa ra những khoản chi phí không hợp lý làm tăng giá thành sản phẩm.

* Những điều kiện cần thiết để thực hiện những giải pháp trên

Hiện nay các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp sản xuất vật chất nói riêng hoạt động độc lập theo ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và cạnh tranh với nhau một cách găy gắt để tồn tại và phát triển. Việc hoàn thiện công tác kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết, đòi hỏi Nhà nước cũng như các doanh nghiệp nói chung phải có những quy định, chế độ hợp lý để cung cấp những thông tin chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Về phía Nhà nước

Để các doanh nghiệp có được một quy định thống nhất về công tác tổ chức kế toán., Nhà nước phải ban hành một chế độ kế toán cụ thể, chi tiết, rõ ràng và phù hợp với thực tế. Đó là các quy định giúp Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế một cách dễ dàng và nắm bắt tình hình tài chính kịp thời. Tuy nhiên, Nhà nước không bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các quy định này một cách cứng nhắc. Để phát huy đầy đủ vai trò là công cụ quản lý kinh tế, công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX tính giá thành sản phẩm nói riêng phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh về quy trình công nghệ sản xuất. Theo đó, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp một mặt phải tuân thủ Chế độ, mặt khác lại có thể đưa ra những quy định riêng về công tác tổ chức kế toán, đặc biệt là kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình.

Về phía doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều chứa đựng những đặc điểm tổ chức sản xuất riêng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể

về quy trình công nghệ và công tác tổ chức hạch toán kế toán thực tê tại doanh nghiệp mình.

Hơn nữa, các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện công tác kế toán phải mang tính khả thi, giúp cho doanh nghiệp có thể vận dụng và phát triển đi lên. Công ty cũng cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ, từng bước sắp xếp lại sản xuất, bố trí cán bộ công nhân có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường hiện nay. Đội ngũ cán bộ kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác.

KẾT LUẬN

Qua các phần trình bày ở trên, có thể thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong quá trình quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty đã cung cấp kịp thời và đầy đủ những thông tin về những khoản mục chi phí phát sinh, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Điều đó giúp cho ban lãnh đạo Công ty luôn nắm bắt được tình hình sản xuất, góp phần giúp họ giải quyết được vấn đề là làm thế nào để cùng với một khối lượng nguyên vật liệu, và tiền vốn nhất định có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất.

Trong thời gian thực tập, em đã cố gắng tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Hưng Phát. Kết hợp với những lý luận được tiếp thu ở nhà trường em đã đưa ra một số phương pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung, kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Tuy nhiên do thời gian thực tế chưa dài và trình độ còn hạn chế nên vấn đề đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót, em mong sẽ nhận được những nhận xét và góp ý của thầy cô giáo cũng như các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung, ban lãnh đạo công ty, các anh chị phòng kế toán Công ty cổ phần sản xuất- thương mại Hưng Phát NA trong quá trình em thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2009 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp” – ĐH Kinh tế quốc dân. 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp- nhà xuất bản thống kê

3. Giáo trình “Kế toán quản trị” – ĐH Kinh tế quốc dân. 4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

5. Các Tạp chí kế toán - kiểm toán, Thời báo kinh tế,…

6. Tài liệu của phòng Kế toán – tài chính, phòng tổ chức Công ty cổ phần sản xuất- thương mại Hưng Phát NA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An (Trang 98)