Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An (Trang 29)

Đối với những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên, vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của hàng đã bán. Vì thế, việc hạch toán chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp này cũng có những nét khác biệt nhất định.

1.4.1. K toán chi phí nguyên, v t li u tr c ti pế ế

Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí nguyên vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ…) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích.

Để phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường.

Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

1.4.2. K toán chi phí nhân công tr c ti pế ế

Với kế toán chi phí nhân công trực tiếp, ở phương pháp này tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 “Giá thành sản xuất” theo từng đối tượng.

1.4.3. K toán chi phí s n xu t chungế

Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và được chi tiết theo các tài khoản cấp hai tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được

TK 611 TK331, 111,

112, 411,…

Giá trị vật liệu Giá trị NVL dùng trực tiếp chế tạo SP TK 621 TK 631 Kết chuyển CP NVL trực tiếp TK 621 K/c giá trị vật liệu tồn cuối kỳ

tập hợp vào TK 631 “Giá thành sản xuất”, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành.

1.4.4. T ng h p chi phí s n xu t theo phổ ương pháp ki m kê đ nh kể

Để tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất”. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ… của cả bộ phận sản xuất chính, phụ hay chi phí thuê ngoài gia công chế biến… Được hạch toán vào TK 631 bao gồm các chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm hoàn thành (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).

Nội dung phản ánh của TK 631 như sau:

Nợ: Trị giá SPDD đầu kỳ và các CPSX phát sinh trong kỳ liên quan đến chế tạo sp hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Có: - Kết chuyển giá trị SPDD cuối kỳ

- Tổng giá thành sp, lao vụ, dịch vụ hoàn thành

Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm được thể hiện như sau (sơ đồ 1.6):

Sơ đồ1.6: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm

1.5. Tính giá thành sản phẩm

1.5.1. Đố ượi t ng và k tính giá thành s n ph mỳ

Cũng như đối với chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc cần thiết đầu tiên mà nhà quản lý phải làm để đảm bảo việc tính giá thành một cách chính xác, kịp thời.

Xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị.

TK 631 TK 621

TK 622

TK 627

Chi phí NVL trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Giá trị SPDD cuối kỳ

Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ Hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp

TK 154

TK 632 Giá trị SPDD đầu kỳ

Để xác định đối tượng tính giá thành kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng, nếu quy trình sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành lại là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.

Xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để hạch toán giá thành, tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm. Lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công tác tính giá thành hợp lý phục vụ cho việc quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng. Để xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Nếu tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng vào cuối tháng. Kỳ giá thành phù hợp với kỳ báo cáo có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế làm căn cứ tính toán ghi chép số thành phẩm nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.

1.5.2. Phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ… Việc tính giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp cụ thể, tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối

tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong các phương pháp nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp với nhau.

- Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn):

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…). Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất và chi phí sản phẩm dở dang ta tính giá thành theo công thức sau:

Z = C + Ddk - Dck

Giá thành đơn vị:

J = Trong đó:

Z: Tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành J: Giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá thành C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ S: Số lượng thành phẩm

Ddk và Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Nếu cuối tháng không có sản phẩm dở dang khi đó tổng chi phí bằng tổng giá thành

- Phương pháp tổng cộng chi phí:

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Theo phương pháp này, giá thành được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết

sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.

Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + Z 3 +…+ Zn

Z1 … Zn: Giá thành bộ phận tạo nên thành phẩm

Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc…

- Phương pháp hệ số:

Tính giá thành theo phương pháp hệ số thích hợp với doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.

Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đó đã hoàn thành.

Nội dung ta cần căn cứ vào các tiêu thức sau: + Chọn hệ số hợp lý cho các sản phẩm

+ Căn cứ vào sản lượng thực tế theo công thức sau: Stc =

Trong đó:

Stc: Tổng khối lượng thành phẩm thực tế quy đổi ra SP tiêu chuẩn Si: Sản lượng thực tế của sản phẩm i

Hi: Hệ số quy định cho sản phẩm i

+ Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp cho cả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính tổng giá thành của cả liên sản phẩm theo từng khoản mục. Tính giá thành đơn vị của sản phẩm bằng cách:

Trong đó:

Zi: Giá thành đơn vị của sản phẩm i C: Tổng chi phí đã tập hợp trong kỳ

Stc: Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn Hi: Hệ số quy định cho sản phẩm i

- Phương pháp tỷ lệ:

Các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng)… hay áp dụng phương pháp này để tính giá thành. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.

Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức × Tỷ lệ chi phí của từng loại sản phẩm Trong đó:

Tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sản phẩm

Tỷ lệ chi phí = × 100 Tổng giá thành kế hoạch của tất cả các loại sản phẩm

- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:

Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu hồi được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền…), để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều

phương pháp như giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…

Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ - Phương pháp liên hợp:

Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc… Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ…

PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT NGHỆ AN 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA

2.1.1. L ch s hình thành và phát tri n Công tyị

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, mỗi một ngành kinh doanh đã và đang đảm nhận một nhiệm vụ nhất định. Ngành sản xuất các loại cửa là một trong những ngành nghề đóng vai trò quan trọng, phục vụ cho nhu cầu không ngừng phát triển của con người. Công ty CP sản xuất và thương mại Hưng Phát là doanh nghiệp hàng đầu trong cả nước về thương hiệu cửa cuốn cao cấp, cửa nhựa uPVC.

Tiền thân cho thương hiệu Hưng phát Nghệ An là Công ty TNHH sản xuất- thương mại Hưng Phát AUSTDOOR có trụ sở đặt tại Hà Nội, ban đầu sản xuất trong lĩnh vực máy in phun công nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu đang ngày càng phát triển của con người, năm 2003 công ty đã tiên phong đầu tư dây chuyền sản xuất cửa cuốn công nghệ Úc với dây chuyền máy móc đồng bộ và hiện đại nhập khẩu từ Úc và Đài Loan. Sản phẩm cửa cuốn tấm liền thương hiệu AUSTDOOR ngay từ khi xuất hiện với nhiều tính năng vượt trội như êm, nhẹ, bền, nhanh, an toàn, thuận tiện đã được khách hàng trong cả nước tin dùng. Để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng lên và để mở rộng thị trường tiêu thụ trong cả nước, năm 2004 Công ty đã xây dựng hệ thống 3 nhà máy đặt trong cả ba miền của Tổ quốc. Công ty Hưng Phát Nghệ An tiền thân là từ nhà máy số 3 được xây dựng tại thành phố Vinh, Nghệ An. Công ty Hưng Phát Austdoor Nghệ An được thành lập dưới hình thức góp vốn cổ phần, lấy thương hiệu là AUSTDOOR. Hưng Phát Nghệ An là doanh nghiệp

hạch toán độc lập, có con dấu riêng và có tư cách pháp nhân đầy đủ, thành lập năm 2004. Với vốn điều lệ là: 6.000.000.000 đ.

* Trụ sở và địa bàn hoạt động:

Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất- thương mại Hưng Phát Austdoor Nghệ An

Trụ sở chính: Lô số 14, Khu công nghiệp Nghi Phú, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0383.518777 Fax: 0383.518666

Website: http://www.austdoor.com.vn

Tuy chỉ mới thành lập, nhưng Công ty Hưng Phát NA đã không ngừng nổ lực phát triển và trưởng thành.

Năm 2005, ngoài hệ thống các sản phẩm cửa cuốn của Úc, Công ty đã tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền sản xuất cửa nhựa cao cấp uPVC với lõi thép gia cường, góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Năm 2007, Công ty tiếp tục hướng tới nghiên cứu các sản phẩm cửa cuốn phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp cao: cửa cuốn chống cháy, cửa cuốn siêu tốc… Đồng thời kiện toàn phát triển hệ thống kinh doanh trên toàn quốc

Năm 2008, 2009: Mục tiêu phát triển hướng tới các sản phẩm phục vụ cho dân dụng và các dự án xây dựng.

Xuất phát từ chất lượng sản phẩm, thương hiệu Austdoor của Hưng Phát nói chung và Hưng Phát Nghệ An nói riêng đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong niềm tin của người tiêu dùng. Không ngừng đổi mới công nghệ và hoàn thiện sản phẩm, Công ty đang tiếp tục tạo nên lợi thế cạnh tranh trong thị trường và là nền tảng để xây dựng hình ảnh tin cậy và phát triển một thương hiệu tích cực.

2.1.2. Ch c n ng, đ c đi m kinh doanh c b n c aứ ă ơ

công ty CP s n xu t- thả ương m i H ng Phát Nghạ ư

An

* Chức năng, nhiệm vụ

Công ty thực hiện chức năng thiết kế, sản xuất các bộ sản phẩm cửa của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w