Biện pháp khắc phục:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp docx (Trang 49 - 55)

Qua kết quả quản lý thu thuế NQD đã đạt được và những mặt còn tồn tại, cần thiết phải có những biện pháp nhằm mục tiêu tăng cường quản lý thu thuế khu vực NQD năm 2000 như sau:

+ Tiếp tục rà soát các hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn, đưa hết đối tượng có thực tế kinh doanh vào diện nộp thuế. Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế cần chú ý các trường hợp sau:

Một số cửa hàng, cửa hiệu núp dưới danh nghĩa hạch toán báo sổ, hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp nhưng thực chất là nhận khoán, doanh nghiệp không chi phối hoạt động kinh doanh, không hạch toán kết quả kinh doanh chung vào doanh nghiệp. Những đối tượng này phải kiên quyết đưa ra quản lý thu theo hộ cá thể.

Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống, đặc biệt là các nhà hàng, vũ trường. Thủ đoạn của các chủ kinh doanh đều sử dụng chứng từ riêng để thu tiền không phải là chứng từ đăng ký với cơ quan thuế, họ chỉ xuất trình chứng từ của cơ quan thuế khi có yêu cầu của khách hàng. Kinh doanh nhà hàng lại thường đông đúc vào những giờ cơ quan thuế quản lý đã hết giờ làm việc nên khó nắm bắt được thực tế lượng khách ra vào. Hiện nay ở thị xã, thị trấn nơi tập trung dân cư đông đúc dịch vụ ăn uống đêm rất phổ biến, nhiều hộ kinh doanh cả ngày không xuất hiện nhưng đến tối kê bàn ghế chiếm một đoạn vỉa hè để làm điểm kinh doanh hoặc tập trung vào các chợ đêm. Họ bán có cả các loại rượu bia kèm theo, có thể bán đến cả rạng sáng hôm sau, doanh thu hàng đêm rất lớn nhưng phần lớn vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thuế. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất thu ở hiện tượng trên là do cơ quan thuế chưa phối hợp chặt chẽ với Hội đồng tư vấn thuế rà soát đối tượng kinh doanh, chưa bố trí phân công cán bộ giám sát, kiểm tra ngoài giờ dẫn đến tình trạng thất thu về hộ và cả về doanh số. Để khắc phục hiện tượng trên cần tăng cường sự phối hợp của cơ quan thuế với các cơ quan liên quan đưa vào sổ bộ quản lý hết đối tượng này, tiến hành điều tra, khảo sát làm cơ sở ấn định doanh thu tính thuế, ra thông báo yêu cầu nộp thuế hàng tháng.

Những hộ kinh doanh ở các làng nghề truyền thống: phối hợp với các ngành của huyện và UBND phường, xã thống kê số hộ thực tế kinh doanh để đưa vào sổ bộ quản lý. Nắm quy mô kinh doanh, điều tra doanh thu và lập dự kiến mức doanh thu ấn định, tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế phường, xã cũng như các hộ kinh doanh trên cơ sở đó ấn định mức thuế và thông báo để từng hộ kinh doanh nộp thuế vào ngân sách.

Để quản lý chặt chẽ doanh thu kinh doanh, Cục thuế cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc yêu cầu hộ kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, chứng từ hóa đơn và kiểm tra các hộ kinh doanh lập hóa đơn khi bán hàng. Cục thuế căn cứ vào đặc điểm kinh doanh chọn hộ kinh doanh những ngành nghề, những mặt hàng có giá trị lớn như: điện tử, xe máy, đồ trang trí nội thất bắt buộc hộ kinh doanh phải mở sổ sách kế toán, lập hóa đơn chứng từ khi bán hàng và quản lý thuế theo hình thức kê khai. Nắm chắc lượng hàng mua vào, bán ra để quản lý sát doanh thu, phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp đối với các trường hợp cố tình gian lận thuế.

Đối với những hộ kinh doanh nhỏ: Chi cục thuế cần phối hợp với các ngành, Hội đồng tư vấn thuế tổ chức cho các hộ kinh doanh đã hết thời hạn ổn định thuế tự giác kê khai lại doanh thu kinh doanh, tiến hành chọn mẫu điều tra và xác định lại tương đối chính xác doanh thu kinh doanh, đối chiếu với tài liệu kê khai để xác định lại doanh thu tính thuế phù hợp với thực tế kinh doanh của đối tượng.

Những hộ kinh doanh lớn có đủ điều kiện chuyển sang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Chi cục thuế huyện, thị xã phải tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhận đơn, xét duyệt, bán hóa đơn GTGT, hướng dẫn ghi sổ sách kế toán, lập hóa đơn GTGT, kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Đối với những hộ kinh doanh thực hiện việc ấn định doanh thu và ổn định mức thuế: phải điều tra, xem xét lại doanh thu tính thuế để kịp thời tính lại doanh thu. Trong bước thực hiện các Chi cục thuế cần tập trung vào những địa bàn trọng điểm, những ngành hàng đang thất thu nhiều như: ăn uống, kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, các mặt hàng nhập khẩu và những ngành hàng mang tính thời vụ nhưng tránh làm tràn lan hoặc chỉ tập trung vào các chợ dễ gây phản ứng ở các hộ kinh doanh.

Khi xem xét tính lại doanh thu của các hộ kinh doanh phải thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý đã đề ra.

+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra hộ xin nghỉ kinh doanh, phát hiện và xử lý kịp thời những hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh nhằm mục đích tránh thất thu thuế vừa ngăn chặn cán bộ thuế lợi dụng việc miễn, giảm thuế cho hộ nghỉ kinh doanh để móc ngoặc, tham ô tiền thuế.

+ Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán, chứng từ hóa đơn, đảm bảo 100% doanh nghiệp đều mở đầy đủ các loại sổ sách kế toán, ghi chép phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện nộp thuế theo kê khai, chấm dứt việc thu thuế khoán đối với doanh nghiệp. Đôn đốc doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán thuế, tổ chức tốt công tác kiểm tra báo cáo quyết toán thuế để thu ngay số thuế phát sinh và số thuế còn tồn đọng vào ngân sách, đồng thời phát hiện những trường hợp kê khai không trung thực để có những biện pháp phù hợp.

Căn cứ vào số lượng doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn cũng như kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán thuế, tiến hành kiểm tra chống thất thu để phát hiện và chấn chỉnh những doanh nghiệp lập báo cáo quyết toán không sát đúng với thực tế kinh doanh, cố tình gian lận thuế. Kết hợp với việc kiểm tra quyết toán thuế với việc kiểm tra trước và sau khi hoàn thuế, xác minh đối chiếu hóa đơn, chứng từ mua vào bán ra có nghi vấn liên quan đến tính thuế GTGT đầu vào, đầu ra nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp gian lận.

+ Đối với các trường hợp nợ thuế nhưng nay cơ sở đã nghỉ không kinh doanh phải lập danh sách, phối hợp với Hội đồng tư vấn và các bộ phận chức năng phân loại từng trường hợp cụ thể để xin ý kiến xử lý chung.

+ ở những địa bàn cán bộ thuế vẫn phải trực tiếp thu tiền thuế của đối tượng nộp thuế cần phải quy định cụ thể số tiền thuế được trực tiếp thu và thời hạn phải thanh toán số tiền thuế phải nộp vào ngân sách. Thực hiện nghiêm túc việc chấm bộ thuế để phát hiện các trường hợp nợ đọng hoặc cán bộ thuế đã thanh toán biên lai nhưng chưa nộp tiền vào ngân sách.

* Năm 2000:

Bảng 2.8: Kết quả thu ngân sách năm 2000 - phân theo sắc thuế

ĐVT: 1.000.000đ

hiện 1999 Trung ương Tỉnh hiện 2000 Dự toán trung ương Dự toán Tỉnh Thực hiện 99 1 2 3 4 5 6 = 5/3 7 = 5/4 8 = 5/2 Thuế môn bài 3.853 3.600 3.850 3.949 109,7 102,6 102,5 Thuế TTĐB 304 200 300 396 198 132 130,3 Thuế TGT (d./thu) Trong.đó: Thuế doanh thu thu nợ 15.658 2.358 12.200 14.39 0 18.74 3 592 153,6 130,3 119,7 Thuế TNDN Tr.đó: Thuế lợi tức thu nợ 12.310 809 10.900 13.10 0 14.89 7 622 136,7 113,7 121 Thuế tài nguyên 413 300 450 562 187,3 124,9 136,1 Thu khác 256 300 310 268 89,3 86,5 104,7 Tổng cộng 32.794 27.500 32.40 0 38.81 5 141,1 119,8 118,4 Nguồn: [16].

ĐVT: 1.000.000đ

TT Đơn vị Dự toán 2000 Thực hiện 2000 % so dự toán 2000 1 Phòng quản lý doanh nghiệp NQD 6.899 11.977 173,6 2 TX Quảng Ngãi 11.661,6 12.443 106,7 3 Huyện Bình sơn 2.419,8 2.081 96,8 4 Huyện Sơn Tịnh 2.200,7 2.390 108,6

5 Huyện Tư Nghĩa 2.499,5 2.502 100,1

6 Huyện Nghĩa Hành 649,95 804 123,7

7 Huyện Mộ Đức 1.949,95 2.104 107,9

8 Huyện Đức Phổ 2.940,1 2.896 98,5

9 Huyện Ba Tơ 259,94 255 98,1

10 Huyện Minh Long 90,02 74 82,2

11 Huyện Sơn Hà 470,11 464 98,7

12 Huyện Trà Bồng 359,97 491 136,4

13 Huyện Lý Sơn 250 284 113,6

14 Huyện Sơn Tây 90,022 120 133,3

Nguồn: [16].

Đối với công tác quản lý thu thuế khu vực KTNQD năm 2000 chúng ta nhận thấy rằng tất cả các sắc thuế ở khu vực kinh tế này đều đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra (kể cả chỉ tiêu của Trung ương và của tỉnh giao). Để đạt được kết quả nêu trên, quản lý tốt nguồn thu phát sinh trên địa bàn, toàn ngành thuế đã tập trung chỉ đạo công tác xây dựng và giao dự toán thu sát với thực tế, bảo đảm bao quát hết nguồn thu, hoàn thiện quy trình tách ba bộ phận trong quản lý thu thuế để thực hiện tốt việc quản lý đối tượng nộp thuế, kiểm tra

đôn đốc và thu nộp kịp thời mọi nguồn thu trên từng địa bàn, đảm bảo vừa thực hiện tốt các Luật thuế vừa hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh tháo gỡ kịp thời những khó khăn do thay đổi chính sách thuế.

Khu vực KTNQD (công thương nghiệp - dịch vụ NQD) năm 2000 tổng số thu 38,8 tỷ đồng, đạt 141,1% so với dự toán Trung ương, tương ứng với số tiền thuế vượt dự toán là 11.315 triệu đồng; đạt 119% so với dự toán tỉnh, tương ứng với số tiền thuế vượt dự toán là 6.415 triệu đồng và tăng 18% so với năm trước, tương ứng với số tiền thuế tăng 6.021 triệu đồng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp docx (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)