Kinh nghiệm quản lý thuế ngoài quốc doan hở một số nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp docx (Trang 34 - 37)

- ý nghĩa và đặc điểm của quản lý thu thuế NQD:

1.3.Kinh nghiệm quản lý thuế ngoài quốc doan hở một số nước

số nước

ở hầu hết các quốc gia, KTNQD là chủ yếu, do đó nguồn thu cho NSNN từ thuế cũng chủ yếu ở khu vực kinh tế này. Trên nhiều góc độ khác nhau, từ nhiều nguồn tài liệu và các báo cáo khảo sát của các nghiên cứu về quản lý thu thuế ở các nước, cả nước phát triển hoặc có điều kiện tương tự như Việt Nam, kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với KTNQD được khái quát gồm:

- Trước khi bắt đầu hoạt động cơ sở phải kê khai, đăng ký thuế và nhận một mã số riêng cho từng đơn vị, được ghi vào máy vi tính. Mọi hoạt động kinh doanh đều phải được thường xuyên bổ sung vào hồ sơ theo mã số hóa của đơn vị, thuận tiện cho việc tra cứu và xác định các căn cứ tính toán các loại thuế.

- Mọi đơn vị kinh doanh lớn và vừa phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, sổ sách kế toán. Trong hóa đơn ghi rõ mã số của đơn vị bán hàng để thuận tiện cho việc tra cứu khi cần thiết.

- Chính sách thuế được quy định rõ ràng đầy đủ. Có quá trình phổ biến kỹ cho cơ sở sản xuất kinh doanh. Từ đó cơ sở có thể tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế. Cán bộ thuế chỉ làm công tác kiểm tra các đơn vị nghi vấn và đề nghị xử lý khi có vi phạm. Một nguyên tắc có tính bất di, bất dịch là cán bộ thuế không trực tiếp thu tiền thuế để tránh tiêu cực.

- Khi một đơn vị kinh doanh không nộp thuế đúng quy định, bị cưỡng chế thuế qua hình thức trích tiền trong tài khoản ngân hàng, kê biên tài sản bán đấu giá... Trường hợp

vi phạm nặng, lập hồ sơ chuyển sang tòa án hành chính. Tòa án này có chức năng xử lý vi phạm nặng về thuế, vừa có chức năng làm trung gian giải quyết những vụ khiếu nại cán bộ thuế có những quyết định về thuế hoặc xử phạt thiếu khách quan, chưa đúng Luật. Mặt khác, cơ quan này còn áp dụng các biện pháp mềm dẻo, nhân đạo như: cho người nợ thuế nộp dần, có lưu ý chiếu cố đến những trường hợp khó khăn, tạo điều kiện về mặt tinh thần để họ yên tâm phấn đấu thực hiện tốt hơn. Với hoàn cảnh dân trí ở nước ta còn thấp, ý thức về nghĩa vụ nộp thuế chưa cao, đây cũng là vấn đề nước ta cần tham khảo.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ được tiến hành rộng rãi, thường xuyên thông qua việc đăng đầy đủ các văn bản về thuế trên các sách, báo, phát thanh, truyền hình và các tờ rơi tóm tắt văn bản đầy đủ, gọn những việc cơ sở sản xuất kinh doanh phải làm. Ngoài ra, cơ quan thuế các cấp có tổ chức bộ phận tư vấn, giải đáp, hướng dẫn đầy đủ những nội dung hiện hành về thuế cho các cơ sở nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý thu thuế có hiệu quả cao.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thu thuế là một vấn đề được các nước đặc biệt quan tâm. Phương thức đào tạo bồi dưỡng được tiến hành theo bốn cấp: cơ bản, nâng cao, chuyên gia, chuyên đề. Công tác quản lý thu thuế có những biện pháp thủ thuật riêng và những bí quyết để chống lại các hoạt động trốn, lậu thuế có hiệu quả. Vì vậy, sau khi tuyển chọn qua các kỳ thi, từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Tài chính, Kinh tế, Luật,... cơ quan thuế tổ chức bồi dưỡng thêm kiến thức về thuế theo chức danh, sau đó mới bố trí vào những vị trí công tác cụ thể. Các kỳ thi đánh giá chất lượng quyết định nâng ngạch, bậc cũng được tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, khách quan.

Đối với cán bộ quản lý thu thuế có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về thuế vẫn có sự tiếp tục bồi dưỡng qua các kỳ học chuyên đề, hoặc gởi vào các trường để bồi dưỡng thêm về lý luận. Xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng một cách thiết thực, kết hợp đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thuế để có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chế độ tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ thuế khá cao nhưng việc xử lý vi phạm cũng rất nghiêm minh để chống tiêu cực trong ngành.

- Cơ quan thuế được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc: trụ sở, phương tiện đi lại, mạng vi tính từ cơ quan thuế cấp cao nhất đến cấp cơ sở để cung cấp các thông tin về quản lý thu thuế một cách kịp thời lên cơ quan thuế cấp trên, tạo tiền đề cho quá trình quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao.

Để quản lý thu thuế NQD tốt, hiệu quả, kinh nghiệm trên đây đối với nước ta nói chung, với tỉnh Quảng Ngãi nói riêng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, lựa chọn cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể.

Tuy nhiên, những kinh nghiệm quản lý thu thuế nói chung, thu thuế NQD nói riêng của các quốc gia, dù vận dụng trong điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau trên mỗi địa bàn tỉnh, thành ở nước ta thì nội dung chủ yếu cần nghiên cứu, cần tập trung đổi mới hoàn thiện có thể gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế và hệ thống thuế suất phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ, tập quán khu vực cũng như thế giới.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý thu thuế nói chung, với KTNQD nói riêng trên cả ba mặt: hoạch định chính sách thuế; thu thuế; thanh tra, kiểm tra thu, nộp thuế.

- Nâng cao năng lực, hiệu lực bộ máy quản lý thuế và trình độ cán bộ quản lý thu thuế.

- Hiện đại hóa từng bước cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thuế nói chung, cho mỗi địa bàn tỉnh, thành nói riêng.

Chương 2

Thực Trạng Quản Lý THU Thuế

Ngoài quốc doanh TRÊN Địa Bàn Tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp docx (Trang 34 - 37)