Tiền gửi là nền tảng, là đầu vào vô cùng quan trọng, là nguốn vốn để ngân hàng hoạt động kinh doanh. Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản vay và do đó nó là nguốn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng.
Nhận thức rõ vai trò của huy động vốn, VPBank đã đa ra một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện hơn và đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng( cơ chế lãi suất luỹ tiến, an sinh tiết kiệm, cung cấp sản phẩm dịch vụ tại nơi khách hàng yêu cầu). Đông thời, bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, ngân hàng còn đa ra biểu lãi suất hợp lí để thu hút khách hàng, tạo hình ảnh của ngân hàng đối với công chúng và nâng cao mức độ cạnh tranh trên thị trờng. Sau đây là biểu lãi suất huy động của VPBank:
Bảng 1: Biểu lãi suất huy động tại các điểm giao dịch của VPBank .
Thành công trong việc huy động vốn thông qua việc tổ chức hiệu qua 3 ch- ơng trình khuyến mại huy động có xổ số trúng thởng. Chơng trình “ vui xuân năm mới cùng VPBank “ thực hiện vào tháng 1/2004, chơng trình “quà tặng vàng cùng VPBank “ thực hiện vào tháng 6/2004, chơng trình “VPBank gửi tài lộc đầu xuân” thực hiện vào tháng 11/2004. Đồng thời đa vào thực hiện một sản phẩm huy động vốn rất đợc ngời dân tán thởng đó là” huy động tiết kiệm bù đắp trợt giá đô la” thực hiện đầu tháng 12/2004. Sau hơn 1 tháng, số d huy động
tiết kiệm bù đắp trợt giá lên tới 80 tỷ đồng. Kết quả đạt đợc trong công tác huy động vốn của VPBank đợc cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2: Kết quả huy động vốn của VPBank
Bảng số liệu đã mô tả kết quả hoạt động huy động vốn của VPBank từ năm 2002 đến năm 2004. Tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động đợc tăng mạnh qua các năm : Năm 2003 so với năm 2002, về số tuyệt đối tăng 1.029.891 triệu đồng, tơng ứng với tỉ lệ tăng75%. Năm 2005, tổng nguồn vốn huyđộng tính đến cuối tháng 2 đạt 4.290 tỉ đồng, tăng 119 tỉ đồng so với tháng 1. Nh vậy, huy động vốn tăng mạnh về số tuyệt đối, đó là do lãi suất huy động của VPBank cao hơn so với các NHTM khác nhất là đối với NHTM Quốc doanh, đồng thời kết hợp với chất lợng phục vụ chăm sóc khách hàng nên nguồn vốn huy động tăng mạnh và đặc biệt là những tháng đầu năm 2005. Bên cạnh đó, một lí do góp phần làm tăng công tác huy động vốn là khuếch trơng quảng cáo và đa ra các sản phẩm đáp ứng đợc mong muốn của ngời dân. Đây là những biện pháp động lực lớn giúp ngân hàng phát triển mạnh trong những năm tiếp theo và khẳng đinh VPBank đợc thị trờng coi trọng.
Trong nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động trên thị trờng 2- thị trờng liên ngân hàng đã chiếm một tỉ trọng ngày càng lớn. Nếu năm 2002, nguồn vốn huy động trên thị trờng 2 chiếm tỉ trọng 21.2%, về số tuyệt đối tăng 198.535 triệu đồng, tơng ứng với tỉ lệ tăng 376.5%, năm 2003 con số tơng ứng là: tỉ trọng 43.8%, số tuyệt đối 718.819 triệu đồng, tỉ lệ 286.1%; năm 2004 con số này tăng vợt bậc: tỉ trọng chiếm 53% tổng nguồn vốn huy động, số tuyệt đối tăng 1.078.069 tơng ứng với tỉ lệ 112%. Đặc bịêt, quí I năm 2005, nguồn vốn
huy động trên thị trờng 2 là 1811.7 tỉ đồng, chiếm 45.3%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động từ dân c và tổ chức kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, ngân hàng phải đi vay một lợng vốn lớn trên thị trờng liên ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này không ổn định, chủ yếu là ngắn hạn và phụ thuộc vào huy động vốn của các ngân hàng khác, do đó ngân hàng sẽ ở thế bị động trong việc tạo nguồn vốn cho mình.
Nguồn vốn huy động chủ yếu là từ tiết kiệm của dân c và các tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn nhng có xu hớng ngày càng giảm qua các năm. Năm 2002 huy động đợc 931.812 triệu đồng, chiếm 78.8% và tăng 7.2%. Tiếp đến, năm 2003 lợng vốn huy động đợc từ thị trờng này là 1.242.884 triệu đồng, tăng 33,4% so với năm 2002. Đến năm 2004, lợng vốn huy động đợc là 1.824.539 triệu đồng, tăng 34.6%. Và tính đến cuối tháng 2 năm 2005, nguồn vốn huy động đợc từ dân c đạt trên 2000 tỉ đồng, tăng 119 tỉ đồng so với tháng trớc. Mặc dù tỉ trọng nguồn vốn huy động giảm qua các năm nhng tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng đều qua các năm, năm 2003 tăng 24.5%, năm 2004 tăng 508.828 triệu đồng tơng ứng 49.9%. Hai tháng đầu năm 2005, tiền gửi tiết kiệm tăng 130 tỉ đồng so với tháng 1. Điều này cũng dễ lí giải bởi vì hiện nay nhu cầu về sản phẩm tiền gửi trong dân c tăng mạnh, kinh tế xã hội phát triển ổn định, thu nhập và tích luỹ tăng. Tuy nhiên, năm 2002 NHNN ban hành lãi suất thoả thuận nên các ngân hàng cạnh tranh và chạy đua lãi suất huy động với nhau. Mà ngời khởi xớng là các NHTM Quốc doanh, trong đó bên gánh chịu hậu quả là các NHTM Cổ phần do có vốn điều lệ thấp hơn.
Nếu nguồn vốn của ngân hàng đợc phân theo yếu tố thời gian thì nguồn vốn huy động ngắn hạn( kì hạn nhỏ hơn 12 tháng) chiếm tỉ trọng tơng đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động: năm 2002 là 83.9%, năm 2003 là 83%, năm 2004 là 65.7%. Tỉ trọng này có xu hớng giảm dần, điều đó có nghĩa là tỉ trọng nguồn vốn huy động trung - dài hạn trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng. Nguồn vốn ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn mà nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn không ổn định và có tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó thì nguồn vốn trung- dài hạn tăng nhanh: năm 2003 so với 2002 tăng lên về số
tuyệt đối là 184.984 triệu đồng, tơng ứng với tỉ lệ tăng 97.1%; năm 2004 so với 2003 tăng lên về số tuyệt đối là 954.159 triệu đồng, tơng ứng với tỉ lệ là 254%, đây là một xu thế tốt đối với ngân hàng bởi vì nguồn vốn ngân hàng sẽ ổn định hơn và chi phí huy động sẽ thấp hơn.
Nếu nguồn vốn huy động đợc phân theo yếu tố tiền tệ thì cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng tơng đối hợp lí, đảm bảo đợc nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng. Tỉ lệ nguồn vốn huy động từ hai loại tiền VND và USD phù hợp vơí hoạt động của VPBank và không có sự biến động nhiều giữa các năm.
Nhìn chung, công tác huyđộng vốn trong năm 2003 và 2004 là một thắng lợi, tăng mạnh về số lợng, tăng nhanh về tốc độ và hợp lí hơn về cơ cấu.VPBank gặt hái đợc những kết quả to lớn này là do :
• Mạng lới huy động tiền gửi đợc mở rộng hơn, nhiều phòng giao dịch đợc thành lập. Riêng trong năm 2004, VPBank mở rộng thêm mạng lới với 6 phòng giao dịch chính thức đi vào hoạt động, trong đó 4 phòng giao dịch tại Hà Nội, một tại Đà Nẵng, một tại Hải Phòng và nhận đợc giấy cấp phép mở thêm 3 chi nhánh cấp I là : chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn.
• Công tác quản lí tiền gửi đợc thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra bằng nhiều hình thức, từ đó khắc phục đợc những sai sót, đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng, làm cho khách hàng yên tâm gửi tiền vào ngân hàng và ngày càng nâng cao uy tín của ngân hàng đối với ngời gửi tiền.
• Đội ngũ nhân viên giao dịch trẻ đẹp, nhanh nhẹn, có năng lực, trung thực nhiệt tình với công việc và phục vụ khách hàng, chu đáo tận tình. Đây là yếu tố rất quan trọng ngân hàng nên quan tâm.
• Ngân hàng xây dựng đợc biểu lãi suất hợp lí, phù hợp với từng thời kì, ngân hàng cũng đa ra các sản phẩm tiền gửi rất phù hợp nh: sản phẩm “tiết kiệm VNĐ bù đắp trợt giá USD”, “ bảo đảm tiết kiệm VNĐ bằng USD” sản phẩm này đáp ứng đợc mong muốn và tâm lí của dân c muốn bảo toàn tiền gửi qui USD của mình nên đã đợc ngời dân hởng ứng và gửi tiền vào VPBank khá đông. Đồng thời, ngân hàng cũng đa ra các chơng trình khuyến mại huy động có xổ số trúng thởng nh” vui xuân năm mới cùng VPBank “.