Chương 2 CÁCH NHÌN V ỀNG ƯỜI TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN VÀ CÁC DẠNG NHÂN VẬ T TRÍ
2.1.4 nghĩa xã hội của hình tượng người trí thức tiểu tư
sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu một số truyện ngắn của Lỗ
Tấn , chúng ta nhận thấy Lỗ Tấn là một con người có nhân cách cao cả , một tinh thần yêu nước , suốt cuộc đời chiến đấu vì tổ quốc .
Điều này thật đúng với nhận xét của nhà văn Anh Đức khi viết về
Lỗ Tấn : “cái cảm nghĩ trước tiên của tôi bao trùm lên tất cả
truyện ngắn Lỗ Tấn ấy là tình yêu thương con người , tinh thần nhân đạo và nhân bản thấm đậm nơi ông ” [ 1 3 ;tr 3 5 6 ] . Chính tình yêu thương những con người bé nhỏ , nghèo khổ , mê muội , không lối thoát đã trở thành động lực giúp nhà văn sáng tác . Đọc “Truyện Lỗ Tấn ” của Lâm Chí Hào , chúng tôi thấy được bước chuyển biến
trong tư tưởng của Lỗ Tấn như đã trình bày ở chương một , trong thời gian từ phong trào Ngũ tứ đến năm 1 9 2 7 , tư tưởng của Lỗ Tấn đã ở
bước quá độ tiến hóa sang giai cấp luận , từ chủ nghĩa dân chủ sang chủ
nghĩa cộng sản . Những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong tác phẩm của ông chính là sự phản ánh bước quá độ về tư tưởng này của tác giả .
Trong hai tập truyện ngắn “Gào thét ” và “Bàng hoàng ” , Lỗ
Tấn đã đứng trên lập trường tư tưởng dân chủ Cách mạng để kịch liệt lên án chế độ phong kiến , phê phán Cách mạng tư sản Tân hợi cũng đồng thời là phủ nhận quyền lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc của giai cấp tư sản . Lỗ Tấn đã đứng hẳn về phía những số phận bất hạnh , vừa thương xót , thông cảm sâu sắc vừa mạnh dạn vạch ra những thói hư tật xấu của họ , đưa họ thoát khỏi cơn mộng mê muội , đưa họ về với Cách mạng . Nhà văn luôn suy tư tìm kiếm một lực lượng xã hội có thể đưa Cách mạng Trung quốc đến thắng lợi . Với động cơ như thế Lỗ Tấn đã tiếp cận với nhiều tầng lớp trong xã hội , tiêu biểu là người nông dân , đây là một lực lượng Cách mạng lý tưởng , có sức mạng tiềm tàng nhưng họ đang bị những gánh nặng lịch sử , tư tưởng phong kiến thống trị từ lâu đời vì thế
họ còn mê muội , chưa giác ngộ Cách mạng . Lỗ Tấn nhận ra rằng chỉ cần kiên trì phát động , lay tỉnh họ thì nhất định giai cấp nông dân sẽ trở thành một lực lượng Cách mạng có sức mạnh to lớn , có thể đặt hy vọng giải phóng dân tộc .
Bên cạnh đó , tầng lớp người trí thức tiểu tư sản cũng là một lực lượng đáng để cho Lỗ Tấn suy nghĩ , đây là một lực lượng đã tạo nên sự sôi nổi trên vũ đài chính trị trong phong trào Ngũ tứ . Dưới ngòi bút Lỗ Tấn lớp người này đều có chung đặc điểm căn bản là không có lập trường chính trị vững chắc , dễ dao động , sống cô độc nhu nhược lại quá xa rời quần chúng . Chính điều này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc thất bại của Cách mạng Tân hợi cho dù họ cũng có những ưu điểm đáng kể . Tuy nhiên mục
của nhà văn khi viết truyện ngắn về đề tài người trí thức không chỉ để chỉ trích chê cười họ mà Lỗ Tấn mong muốn họ hãy nhìn vào sự
thật , nhìn vào chính bản thân mình để thấy những thói hư tật xấu của bản thân , từ đó tự ý thức lại chính mình đề sống có ích hơn .
Đọc truyện ngắn mà Lỗ Tấn viết về những người trí thức tiểu tư sản , độc giả thấy họ đáng thương nhiều hơn đáng trách . Nhà văn
đã không ngần ngại vạch ra nguyên nhân đã đưa đến bị kịch tinh thần của cuộc đời những văn sĩ này không ai khác chính là cái xã hội nhiễu nhương , quái quăm lúc bất giờ đã tạo ra họ , họ chính là nạn nhân , là sản phẩm của xã hội . Khổng Ất Kỷ cũng là một trong số đó . Ông ta là nạn nhân của chế độ khoa cử hủ bại , ông là nho sĩ
còn sót lại của chế độ cũ đang lạc lõng giữa chế độ mới . Tư tưởng “trăm nghề đều hèn hạ , chỉ đọc sách là cao quý ” đã đầu độc con người này , suốt cuộc đời ôm mộng công danh để rồi trở thành một con mọt sách , một gã hề để mọi người bỡn cợt . Hay gã nhà giáo Lã Vi Phủ đã từng có một quá khứ sôi nổi của một thời oanh liệt trong Cách mạng Tân Hợi , nhưng rõ ràng trước thực tế của cuộc Cách mạng và cuộc sống thự tại lúc bấy giờ thì ông ta trở nên chán chường hiện tại , chẳng khác nào quả bóng xẹp hơi . Sự đổ vỡ của Cách mạng đã kéo theo sự đổ vỡ trong tâm hồn ông . Tất cả bọn họ
từ Khổng Ất Kỷ , Lã Vi Phủ , Ngụy Liên Phù cho đến hai nhân vật người điên trong “Nhật ký người điên ” và “Cây trường minh đăng ”
đều là nạn nhân của một xã hội “ăn thịt người ” có độ dày lịch sử
bốn nghìn năm . Xã hội đó chính là chế độ phong kiến nửa thuộc
địa tàn bạo , bất công , phi lý . Chúng đã cấu kết lẫn nhau , dùng mọi thứ thủ đoạn để bóc lột nhân nhân một cách dã man từ thể xác đến tinh thần biến họ trở nên vô dụng , sống ích kỷ , mất ý thức , không biết phản kháng . Vì lẽ đó , khi xây dựng nhân vật người trí thức tiểu tư sản , Lỗ Tấn đã gởi gắm biết bao tâm huyết của ông qua từng trang viết , cũng vì vậy mà hình tượng nhân vật này mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc .
Như đã nói ở phần trên , khi viết về loại người này , Lỗ Tấn không chỉ muốn mổ xẻ căn bệnh tinh thần mà còn mong muốn chữa khỏi căn bệnh ấy . Phải chăng Lỗ Tấn đã đặt niềm tin vào họ ? Nhà văn tin rằng họ sẽ tự thay đổi bản thân , chỉnh đốn nhân cách để
nhanh chóng quay về với quần chúng nhân dân , đứng vào đội ngũ
tham gia cách mạng giải phóng dân tộc . Đây rất có thể là một lực lượng cách mạng đông đảo , có đủ năng lực tham gia Cách mạng vì bản chất của họ là thông minh chính trực có ý chí và nhiệt tình Cách mạng , chỉ vì chưa có con đường đi đúng đắn nên họ còn đang lầm đường lạc lối .
Ngoài ra , thông qua việc xây dựng nhân vật người trí thức tiểu tư sản , Lỗ Tấn muốn gởi đến đồng bào một thông điệp là mọi người cũng có trách nhiệm thức tỉnh và chữa căn bệnh tinh thần cho họ , đem họ về với cuộc sống thực tại , sống có ích cho xã hội , phấn đấu cho tương lai , đừng đối xử với họ như với hai nhân vật người điên trong “Nhật ký người điên ” và “Cây trường minh đăng ” với Khổng Ất Kỷ trong tác phẩm cùng tên , với Hạ Du trong tác phẩm “Thuốc ” … Vì chính mọi người là liều thuốc bổ ích để cứu lấy cuộc đời đang lạc lối của họ vì những người này không phải mắc căn bệnh nan y nên chỉ cần chữa hết căn bệnh tinh thần này thì sẽ trở về với chính mình , trở thành lực lượng có ích cho Cách mạng Trung quốc , góp phần cải tạo cho xã hội tốt đẹp hơn .
Mặt khác , để làm được điều đó , nhân dân Trung quốc phải ý thức được nguyên nhân sâu xa đã gây ra bi kịch cho tầng lớp trí thức này là xã hội phong kiến nửa thực dân . Từ đó , chẳng những họ
chữa được căn bệnh tinh thần cho bản thân mà cho cả xã hội , tập hợp thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc có chung một kẻ thù , một kẻ
thù sâu sắc với bọn phong kiến thực dân . Có lẽ đây cũng là điều mà Lỗ
Tấn mong muốn nhất .
Với tấm lòng yêu nước , Lỗ Tấn muốn thông qua những sáng tác văn chương nói chung và những truyện ngắn viết về người trí
thức nói riêng để mạnh dạn bày tỏ thái độ lên án , phê phán gây gắt đối với một chế độ xã hội bất công lúc bấy giờ . Đọc giả cảm thấy có phần khâm phục trước Lỗ Tấn , một ngòi bút lạnh lùng , khách quan , bình tĩnh , kể cả trong vấn đề diễn tả những cảnh đau lòng , gay mắt trái tai , những sự thật mà không mấy nhà văn đương thời dám lên tiếng .
Với những thông điệp sâu sắc khi viết về nhân vật người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của mình , Lỗ Tấn xứng đáng là người đứng đầu của trào lưu thời đại , “là chủ tướng của Cách mạng văn hóa Trung quốc , ông không chỉ là nhà văn học vĩ đại mà còn là nhà tư tưởng , nhà cách mạng vĩ đại ” (Mao Trạch Đông ) . Lỗ Tấn là người có công lớn trong vấn đề tìm kiếm lực lượng lãnh đạo Cách mạng , cải tạo con người , góp phần hình thành khối đại đoàn kết toàn dân làm nền tảng để giải phóng dân tộc .