Chương 2 CÁCH NHÌN V ỀNG ƯỜI TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN VÀ CÁC DẠNG NHÂN VẬ T TRÍ
2.1.2 Vài nét về đề tài người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn :
truyện ngắn của Lỗ Tấn :
Đề tài người nông dân và người trí thức tiểu tư sản là hai đề
tài lớn trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . Là một người trí thức , Lỗ
Tấn có ưu thế rất lớn trong việc khai thác đề tài về người trí thức tiểu tư sản . Ông viết rất nhiều về đề tài này , nhất là trong tập truyện ngắn “Bàng hoàng ” (1924- 1 9 2 5 ) . Đây không phải là sự
ngẫu nhiên . Trí thức được xem là tầng lớp rất nhạy bén với thời cuộc . Trong cơn biến động dữ dội của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ
, tầng lớp trí thức đóng vai trò nhất định trên vũ đài lịch sử . Họ là
động lực góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên . Tuy nhiên họ cũng là tầng lớp chứa đựng không ít mâu thuẩn , tư tưởng phức tạp . Họ
thường nặng về chủ nghĩa cá nhân , sống tách rời quần chúng , dễ trở
nên cô độc . Trong con người quân tử ấy vẫn có chất tiểu nhân . Cụ thể
là qua cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt , bản chất dao động , thỏa hiệp của họ cũng thể hiện khá rõ . Song nhìn chung họ cũng là đối tượng
được xã hội trân trọng và là đề tài được nhiều nhà văn đặc biệt quan tâm , trong đó có Lỗ Tấn .
Khi viết về người trí thức tiểu tư sản , tức là Lỗ Tấn đang viết về chính mình nên nhà văn đã viết với tinh thần tự phê phán rất nghiêm túc . Cũng chính vì thế mà trong sáng tác của ông , người trí thức hiện lên rất cụ thể , chân thưc , sống động đầy sức hấp dẫn , nó đã chinh phục trái tim của bao thế hệ người đọc .
Nếu các nhà văn đương thời khai thác đề tài người trí thức
để nói lên những vui buồn hờn giận , những tình cảm riêng tư hay
để ca ngợi cuộc sống tư do , tự tại , thi vị hóa tâm hồn con người tiểu tư sản bên cạnh những nét tiêu cực bi lụy hoặc lí tưởng hóa cuộc đời làm cho những cảnh sống tầm thường càng trở nên chứa
chan thi vị thậm chí có người còn nuôi ảo tưởng giao sứ mệnh lịch sử
là giải phóng nhân dân , cải cách xã hội cho tầng lớp trí thức …thì với Lỗ Tấn , nhà văn viết về người trí thức để chủ yếu tìm xem trong họ có những tiềm năng gì , họ có thể tham gia Cách mạng được chừng nào , để buộc họ phải đứng vào dàn đồng ca của quần chúng Cách mạng .
Với động cơ tìm hiểu các lực lượng xã hội , tìm kiếm một lực lượng tiên phong để gánh vác sứ mệnh giải phóng dân tộc , Lỗ Tấn
đã đặt trí thức trong bối cảnh cuộc đấu tranh xã hội để miêu tả . Ông đã nhìn nhận , suy nghĩ rất nhiều về thái độ của tầng lớp trí thức thông minh chính trực , nhưng lập trường nhận thức của họ đối với hiện thực xã hội còn chưa rõ ràng , họ lại nặng đầu óc bảo thủ , hay dao động ngã nghiêng , thiếu dũng khí đấu tranh …cho nên họ cũng chưa làm nên một sự nghiệp lớn lao nào . Chính trong lúc này , Lỗ Tấn đã tìm đến họ , với tâm huyết của một nhà văn Cách mạng , Lỗ Tấn đã thức tỉnh họ chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường đi tới tương lai . Ông không ngần ngại đấu tranh phê phán thói hư tật xấu của họ . Dưới ngòi bút của Lỗ Tấn , người trí thức hiện lên với đầy đủ bản chất của con người vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu .
Đối với Lỗ Tấn , nhân vật người trí thức tiểu tư sản trong tác phẩm của ông được phân làm nhiều loại và ông lần lượt cho độc giả thấy được những loại trí thức đó qua nhiều hình tượng như
người trí thức lạc lối , sống thừa trong xã hội , qua đó Lỗ Tấn muốn chỉ ra nguyên nhân xã hội và đặc biệt là nguyên nhân tính cách trong bi kịch cuộc đời của họ . Ta có thể tìm thấy một Khổng Ất Kỷ
lạc hậu cổ hủ , một Lã Vi Phủ hoang mang , dao động , không có một lập trường tư tưởng vững chắc , hay Tử Quân , Quyên Sinh mang lý tưởng tự do , đấu tranh giải phóng cá nhân nhưng hành động cao cả đó lại xuất phát từ lợi ích của bản thân …Rõ ràng Lỗ Tấn đã đạt hiệu quả cao trong sự miêu tả những con người bất đắc chí này .
Ông vừa xót thương lại vừa phê phán họ và cố gắng đưa họ thoát ra vùng bùn lầy tăm tối .
Khi viết về loại trí thức cổ hủ lạc hậu như Khổng Ất Kỷ , Lỗ
Tấn đã miêu tả Khổng Ất Kỷ là một người nho sĩ nghèo túng , bất đắc chí và gàn dỡ , luôn bị cái xã hội thu nhỏ _quán rượu Hàm Hạnh rẻ rúng , thường đem ông ra làm trò cười , nhất là khi ông túng quẫn đi ăn trộm bị đánh què chân , Lỗ Tấn đã cười ra nước mắt trước số phận của một con người là nạn nhân của một nền giáo dục phong kiến đầu độc . Nhưng với tấm lòng nhân văn cao cả , đằng sau con người bị giấc mộng công danh phú quí không thành do dốt nát , do sự lạc hậu gàn dỡ
bảo thủ ấy , Lỗ Tấn vẫn tìm thấy một Khổng Ất Kỷ có tấm lòng đôn hậu với trẻ con , ông có nhiều phẩm chất tốt đẹp của một con người mà điều này rất khó tìm thấy trong xã hội nhiễu nhương lúc bấy giờ .
Để thực thi sứ mệnh lịch sử của mình : chữa căn bệnh tinh thần cho dân tộc , thức tỉnh con người , thúc đẩy xã hội phát triển , Lỗ Tấn đã vạch trần bản chất bọn trí thức so vai nịt cổ , an phận thủ thường như Ngụy Liên Phù (Con người cô độc ) , Phương Huyền Xước (Tết Đoan Ngọ ) . Họ là những người biết bất bình với xã hội cũ , biết bực với những chuyện chướng tai gay mắt nhưng không dám đấu tranh chỉ vì quá nghĩ đến quyền lợi bản thân , không nghĩ đến lợi ích tập thể để rồi cuối cùng đâm ra tiêu cực đồi bại . Ngụy Liên Phù nói chuyện cũng không dám nói lớn , hút thuốc thì sợ
khói bay ra ngoài , hắn thấy việc xấu thì bất bình nhưng không có dũng khí đấu tranh chống lại cái xã hội xấu xa đó nên đi tìm cho mình một triết lý sống tiêu cực làm nguồn an ủi , thứ triết lý của kẻ
vô tâm không phân biệt phải trái . Phương Huyền Xước cũng không hơn không kém , và như Anh Đức trong “Lỗ Tấn _bậc thầy truyện ngắn ” đã viết về loại tri thức này : “Theo Lỗ Tấn thì kẻ thù có khi cũng không đáng sợ bằng hạng người này . Trong một tình huống ngang ngửa nào đó , chính hạng người này làm cho kẻ địch mạnh
lên và thắng thế ” [ 1 3 ;tr 3 6 1 ] . Và đặc biệt có một loại trí thức mà Lỗ Tấn rất căm ghét , đó là bọn trí thức phản động về tư tưởng và
đồi bại về đạo đức như Tứ Minh trong “Miếng xà phòng ” , Cao Cán
Đình trong “Cao Phu Tử ” …Mặt khác , Lỗ Tấn đặc biệt yêu mến những trí thức yêu nước , dũng cảm sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như Hạ Du (Thuốc ) hay hình tượng nhân vật
điên trong “Nhật ký người điên ” và “Cây trường minh đăng ” . Họ
là những con người đáng kính và đáng yêu , họ là những người mở đường cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc nhưng vì chưa có đường lối đúng đắn nên cuối cùng thất bại và đâm ra bế tắc .
Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn , loại trí thức hiện đại , có lý tưởng và biết đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân như : Tử Quân , Quyên Sinh cũng được Lỗ Tấn đề cập đến . Dù có lí tưởng nhưng họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân , không quan tâm đến lợi ích cộng
đồng họ không có tầm nhìn rộng lớn bởi chưa thấy được mối quan hệ
giữa tập thể và cá nhân , hôn nhân tự do không thể tách rời vấn đề giải phóng xã hội , con người không thể tự do yêu đương một khi họ còn là nô lệ , bị áp bức bóc lột .
Và cuối cùng là những người trí thức tiểu tư sản biết tự ý thức về bi kich của chính mình như Lã Vi Phủ , Ngụy Liên Phù …Họ là những con người lương thiện , ôm ấp những hoài bão lớn lao , luôn muốn sống sao cho cuộc đời có ý nghĩa hơn . Nhưng
đồng thời trong họ vẫn chứa đựng những nhược điểm vốn có như : hay do dự , thỏa hiệp , dễ dao động và buông xuôi . Họ dần dần mất niềm tin vào cuộc sống và cuộc đời của họ trở thành những tấn bi kịch .
Như vậy , qua một số tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người trí thức , chúng ta thấy rằng Lỗ Tấn đã quan tâm , bỏ ra nhiều tâm huyết để xây dựng hình tượng nhân vật trí thức với nhiều loại trí thức khác nhau . Ông đã khắc họa rất thành công hình tượng nhân vật này , họ có nhiều mối quân hệ xã hội phức tạp và đời sống nội
tâm vô cùng phong phú , mỗi nhân vật có một hoàn cảnh riêng , nghề nghiệp riêng , nhưng điều có chung một số phận bất hạnh , họ
có một kẻ thù chung , đó là xã hội phong kiến bất công . Đây cũng chính là lĩnh vực góp phần nên thành công trong sáng tạo nghệ
thuật của Lỗ Tấn . Chính cách khai thác hay nói đúng hơn là nghệ
thuật xây dựng nhân vật người trí thức , quan niệm về nghệ thuật của nhà văn đã làm nên tên tuổi của văn hào Lỗ Tấn .Và điều này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể hơn ở phần sau .