Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 35 - 36)

Bảng 8:Cơ cấu vốn kinh doanh của HAIHACO từ năm 2003- 2007.

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Vốn lưu động 50088 35.55 53086 35.3 57086 36.3 58128 34.8 70310 36.1 Vốn cố định 90807 64.45 97285 64.7 100114 63.7 108844 65.2 124454 63.9 Tổng vốn 140895 100.0 150371 100.0 157200 100.0 166938 100.0 194764 100.0 Nguồn: Phòng tài vụ.

Qua bảng cơ cấu vốn ta thấy vốn cố định luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn qua các năm các năm ở trên ( Chiếm hơn 63%). Sở dĩ như vậy là vì HAIHACO là một doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định luôn chiếm phần lớn trong tổng tài sản.

Vốn lưu động của công ty chiếm khoảng 35% và khá ổn định. Đây là một lượng vốn đủ lớn để công ty linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồn nguyên vật liệu đầu vào khâu tiêu thụ sản phẩm. Với lượng vốn này thì công ty cũng đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền hàng cho các đối tác kinh doanh. Từ đây giữ vững uy tín của công ty với nhà cung cấp tạo mối quan hệ lâu dài.

Từ bảng cơ cấu trên ta cũng thấy tổng vốn tăng khá nhanh từ năm 2003 đến năm 2006. Năm 2007 mới chỉ có số liệu tới tháng 6 song ta có thể kết luận tổng vốn năm 2007 sẽ cao hơn so với năm 2006 vì hoạt động kinh doanh của công ty tập trung chủ yếu vào sáu tháng cuối năm.Tổng vốn tăng nhanh và ổn định tạo tiền đề cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sản lượng giúp cho nhà máy ngày càng lớn mạnh.

Phát triển thương hiệu cần có nguồn lực vể tài chính. Nguồn vốn của Công ty còn thấp cho nên việc đầu tư vào phát triển thương hiệu còn hạn chế. Bởi lẽ đi đôi với phát triển thương hiệu là hiệu quả kinh doanh. Nguồn lực giành cho quảng bá thương hiệu của Công ty còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh như Kinh Đô và Bibica. Vì vậy các hoạt động quảng bá của Công ty tại các hội chợ làm với quy mô nhỏ không để lại ấn tượng sâu sắc với khách hàng. Trong khi đó Kinh Đô và Bibica thể hiện sức mạnh của mình bằng hình ảnh nổi bật của gian hàng từ khâu thiết kế đến

độ chuyên nghiệp. Chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi, song các công ty cạnh tranh đều làm tốt được điều này thì hình tượng và sự thỏa mãn khi tiêu dùng nhãn hiệu hàng hóa lại là một yếu tố quyết định mạnh đến tiêu thụ hàng hóa.

Như vậy, nguồn vốn quyết định khá lớn đến hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Bởi kinh phí để đầu tư vào thương hiệu không phải là nhỏ và gặp không ít khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên không phải là hạn chế về nguồn lực là Công ty không phát triển được thương hiệu của mình. Công ty vẫn có thể làm tốt công tác này khi làm tốt những điểm tiếp xúc giữa thương hiệu của mình với khách hàng mục tiêu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 35 - 36)