Thị trường và đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 30 - 31)

Công ty tổ chức tiêu thụ sản phẩm trên cả 3 miền của tổ quốc. Song thị trương tiêu thụ chính là miền Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.Ngoài thị trường trong nước công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài như Nga, Đức, Các nước Đông Nam Á. Hiện tại với việc đầu tư thêm dây chuyền công nghệ mới, sản xuất sản phẩm cao cấp với chủng loại đa dạng, công ty đang thực hiện chiến lược hướng ra xuất khẩu.

Tham gia thị trường bánh kẹo hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi. HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu việt nam. Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như BiBiCa, Kinh Đô miền Bắc với quy mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ. HAIHACO chiếm khoảng 6.5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu, thị phần Kinh Đô chiếm khoảng 20%, BiBiCa chiếm khoảng 7%, Hải Châu chiếm khoảng 3%. Tổng số thị phần của các cơ sở sản xuất nhỏ chiếm khoảng 30%-40% thị phần.

Cùng với việc nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện với nền kinh tế thế giới là sản phẩm của các quốc gia khác dễ dàng hơn với việc đi vào thị trường nước ta trong đó bánh kẹo là mặt hàng thể hiện khá rõ điều này. Tại các siêu thị thì kệ bày bán bánh kẹo có một số lượng khá lớn về kiểu dáng mẫu mã của các nước. Trong đó chủ yếu là sản phẩm đến từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia cùng với đó là các sản phẩm cao cấp đến từ Trung Quốc và các dòng bánh cao cấp đến từ Châu Âu. Bánh kẹo ngoại chủ yếu được tiêu thụ qua các kênh phân phối hiện đại như các siêu thị và các cửa hàng lớn. Khối lượng tiêu thụ bánh kẹo nhập ngoại ngày càng tăng lên mặc dù giá cả cao hơn bánh kẹo trong nước. Nhưng do thu nhập của nhân dân ta đã được nâng cao nên khả năng thanh toán cho bánh kẹo ngoại là trong tầm tay cùng với nó là tâm lý tiền nào của nấy cũng tác động tới khách

hàng tiêu dùng dòng sản phẩm nhập ngoại. Không phải các sản phẩm nhập ngoại đều có chất lượng cao vượt trội so với sản phẩm trong nước nhưng chúng được đầu tư vào bao gói và thiết kế kiểu dáng sản phẩm rất bắt mắt. Từ đây thu hút hơn sự chú ý của khách hàng trong khi khâu bao gói sản phẩm của các hãng trong nước còn có những hạn chế.

Với việc xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh, việc sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới. Đặc biệt các sản phẩm giá cả rất cạnh tranh từ Trung Quốc vào thị trường nước ta. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty trên thị trường nội địa ngày càng lớn mạnh và đầu tư lớn cho việc phát triển thương hiệu để thu hút khách hàng. Không những thế các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Kinh Đô và BiBiCa đã hợp tác với các đối tác nước ngoài để tăng cường sức mạnh cạnh tranh và vị thế thương hiệu. Trong đó Kinh Đô hợp tác với hãng Cadbury (Nước Anh) để phân phối các sản phẩm của tập đoàn này tại nước ta, còn BiBiCa đã ký kết hợp tác chiến lược với Lotte là hãng bánh kẹo lớn nhất Hàn Quốc. Đây là một đe dọa lớn với công ty trong việc giữ vững thị trường miền Bắc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w