Các ph−ơng pháp sử dụng chế phẩm VSV trong trồng trọt và bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp pot (Trang 30 - 32)

bảo vệ thực vật

Tuỳ theo mục đích, đối t−ợng sử dụng và đặc điểm của từng loại chế phẩm mà ph−ơng pháp sử dụng khác nhau. Đối với các chế phẩm vi sinh vật phục vụ trong trồng trọt và bảo vệ thực vật th−ờng sử dụng các ph−ơng pháp sau:

1. Ph−ơng pháp nhiễm vào hạt giống

ở một số n−ớc trên thế giới có nền nông nghiệp phát triển, thì chế phẩm vi sinh vật làm phân bón hoặc phòng bệnh hại đ−ợc nhiễm trực tiếp vào hạt thông qua quá trình xử lý hạt giống ở quy mô công nghiệp. Nghĩa là ngay sau khi xử lý hạt giống, ng−ời ta bọc luôn một lớp chế phẩm VSV bên ngoài hạt. Công việc này đ−ợc thực hiện trong các nhà máy, xí nghiệp xử lý hạt giống, sau đó hạt giống đã nhiễm vi sinh vật đ−ợc giao cho cho các nông tr−ờng hoặc trang trại để gieo trồng.

ở một số n−ớc, trong đó có Việt Nam, chế phẩm VSV đ−ợc hoà vào n−ớc sạch (nếu chế phẩm dạng khô hoặc dạng chất mang) tạo thành dung dịch, sau đó trộn đều với hạt giống tr−ớc khi gieo. Để tăng độ bám dính của vi sinh vật vào bề mặt hạt giống có thể bổ sung các chất keo vào dung dịch tr−ớc khi trộn với hạt giống; hoặc trộn hỗn hợp hạt giống + vi sinh + bột mịn (đất, phân chuồng hoai mục, bột đá vôi..) để tạo ra lớp vỏ bọc kín hạt giống. Công việc trộn có thể thực hiện ngay tại ngoài đồng, khi đó nơi trộn phải là chỗ râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Trộn xong đem gieo ngay trong thời gian ngắn nhất.

Ph−ơng pháp nhiễm trực tiếp vào hạt giống cho hiệu quả cao nhất, nh−ng đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh làm hạt giống bị sây sát và mất sức nảy mầm. Đối với hạt giống đã đ−ợc xử lý thuốc trừ sâu, diệt nấm hoá học không nên sử dụng ph−ơng pháp này, vì hoá chất độc hại sẽ tiêu diệt vi sinh vật chuyên tính.

2. Ph−ơng pháp hồ rễ cây

Ngâm rễ cây còn non vào dung dịch chế phẩm VSV (nếu chế phẩm dạng chất mang, thì phải hoà vào n−ớc sạch) trong thời gian 6 - 24 giờ tuỳ loại chế phẩm và loại cây trồng. Cần tiến hành ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Chú ý: Chỉ ngâm bộ rễ vào chế phẩm để VSV hữu ích nhiễm vào rễ cây.

Ph−ơng pháp này cho hiệu quả rất cao, nh−ng mất nhiều thời gian và không tiện lợi cho ng−ời sử dụng. Ph−ơng pháp này không áp dụng đối với các loại cây rễ cọc, cây ăn quả.

Theo ph−ơng pháp này có nhiều cách bón chế phẩm VSV:

+ Có thể trộn đều chế phẩm với đất nhỏ tơi, sau đó đem rắc đều vào luống tr−ớc khi gieo, trồng (nếu là ruộng cạn); hoặc rải đều ra mặt ruộng (nếu là ruộng n−ớc).

+ Có thể đem chế phẩm ủ hoặc trộn với phân chuồng hoai, sau đó rải đều nh− bón phân.

+ Trộn chế phẩm VSV với đất hoặc với phân chuồng hoai, sau đó đem bón thúc sớm cho cây (càng bón sớm càng tốt).

4. Phun, t−ới chế phẩm VSV lên cây hoặc vào đất

Theo ph−ơng pháp này, dùng chế phẩm hoà vào n−ớc sạch, t−ới hoặc phun trực tiếp vào cây hay vào đất. Đối với chế phẩm phân bón vi sinh vật cố định nitơ cộng sinh nên t−ới phủ sớm ngay khi cây còn non vì vi khuẩn nốt sần cần xâm nhiễm vào rễ non để hình thành nốt sần. Các chế phẩm vi sinh vật bảo vệ thực vật đ−ợc dùng chủ yếu bằng ph−ơng pháp này. Tuy nhiên khi sử dụng ph−ơng pháp t−ới phun phải cần l−ợng chế phẩm lớn hơn so với các ph−ơng pháp khác.

Ch−ơng năm

chế phẩm vi sinh vật làm phân bón và cải tạo đất

A. chế phẩm vi sinh vật cố định nitơ phân tử (Phân vi sinh vật cố định đạm, phân đạm sinh học) (Phân vi sinh vật cố định đạm, phân đạm sinh học)

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp pot (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)