0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

đồng Việc tăng lên của chi phí là do các nguyên nhân sau: khi nghiên cứu kế hoạch của dự án các con số về kĩ thuật cũng như các điều kiện mặt

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG INTRACOM (Trang 46 -51 )

II Chi phí khác bao gồm chi phí quản lý dự án và ch

87.763.191.000 đồng Việc tăng lên của chi phí là do các nguyên nhân sau: khi nghiên cứu kế hoạch của dự án các con số về kĩ thuật cũng như các điều kiện mặt

nghiên cứu kế hoạch của dự án các con số về kĩ thuật cũng như các điều kiện mặt bằng hay hạ tầng công trình cũng không phù hợp với các yêu cầu của công trình. Nên trong quá trình thi công một số thông số đã bị thay đổi so với kế hoạch đề ra, vì vậy các chi phí cũng phải điều chỉnh. Tuy nhiên, đây là dự án đa phần nguồn vốn là vốn nhà nước, công ty chỉ thực thi dự án vì vậy các thay đổi trong thiết kế so với thực tế của dự án do các nhà lập kế hoạch chịu trách nhiệm và có phương thức xử lý. Vì vậy công tác quản lý chi phí của dự án này, công ty chỉ thực hiện quản lý chi phí theo đúng kế hoạch dưới sự giám sát của các cơ quan tư vấn và giám sát công trình do nhà nước chỉ định thực hiện. Khi có thay đổi trong chi phí của dự án công

việc của ban quản lý dự án là đưa ra các nguyên nhân làm thay đổi chi phí so với kế hoạch đã đưa ra và trình các cơ quan có chức năng phê duyệt thay đổi đó. Nếu các thay đổi đó được phê duyệt công tác chuẩn bị nguồn vốn công ty cũng không phải thực hiện mà nhà nước sẽ thu xếp nguồn vốn để đảm bảo dự án không bị gián đoạn lâu ảnh hưởng tới tiến độ của dự án

♦ Công tác phân phối nguồn nhân lực cho dự án: vì dự án là dự án nhà nước công ty là chủ đầu tư tuy nhiên tất cả các hạng mục đều thuê nhà thầu làm, công ty chỉ nghiệm thu công trình khi hoàn thành và lựa chọn các nhà thầu cho các công việc tiếp theo, vì vậy công tác phân phối nguồn lực cho dự án của ban quản lý dự án chỉ là phân phối nhân sự trong ban quản lý của mình để thực hiện tốt các công việc lựa chọn nhà thầu giám sát thực hiện các nhà thầu và nghiệm thu các hạng mục công trình.

Bảng 9: Nguồn nhân lực của ban quản lý dự án nhà 11 tầng NOCT

TT Họ và tên Nghề nghiệp Chức danh

1 Nguyễn Thanh Việt Thạc sỹ thuỷ lợi Trưởng ban 2 Lê Thị Hường Kỹ sư thuỷ lợi Phó ban 3 Đoàn Anh Tuấn Cử nhân kinh tế Phó ban

4 Lê Văn Hoàng Kỹ sư kinh tế cơ khí Cán bộ kế hoạch kỹ thuật 5 Trần Thị Hương Kỹ sư kinh tế xây dựng Cán bộ kế hoạch kỹ thuật 6 Lương Thị Hải Huyền Kỹ sư kinh tế xây dựng Cán bộ kế hoạch kỹ thuật 7 Mai Vĩnh Hoàng Trung cấp xây dựng Cán bộ kế hoạch kỹ thuật 8 Lê Văn Huy Kỹ sư xây dựng Cán bộ kế hoạch kỹ thuật 9 Đoàn Thế Anh Kỹ sư xây dựng Cán bộ kế hoạch kỹ thuật 10 Nguyễn Thanh Hải Cử nhân kinh tế Cán bộ TCHC 11 Lê Thị Thuý Hằng Cử nhân kinh tế Cán bộ tài chính kế toán 12 Phạm Xuân Thuỷ Kỹ sư XD công trình Cán bộ giám sát 13 Lê Tuấn Nam Kiến trúc sư Cán bộ giám sát 14 Nguyễn Việt Hà Kiến trúc sư Cán bộ giám sát 15 Nguyễn Ngọc Duy Kỹ sư xây dựng Cán bộ giám sát 16 Trần Văn Tiếp Trung cấp xây dựng Cán bộ giám sát 17 Vũ Đức Vinh Kiến trúc sư Cán bộ giám sát 18 Tạ Tuấn Hoàn Kiến trúc sư Cán bộ giám sát 19 Tô Vĩnh Hoà Kiến trúc sư Cán bộ giám sát 20 Nguyễn Anh Tú Kiến trúc sư Cán bộ giám sát 21 Đinh Thanh Hải Kiến trúc sư Cán bộ giám sát 22 Đinh Quang Thành Kỹ sư xây dựng Cán bộ giám sát

( Nguồn: Ban quản lý dự án số 1)

Nhân sự của ban quản lý dự án được thành lập theo quyết định 180/QĐ – CT của công ty, mỗi thành viên trong ban quản lý dự án thực hiện giám sát và nghiệm thu từng hạng mục của công trình, tuy nhiên chi tiết công việc trong dự án người viết không được cung cấp và việc thực hiện các công việc trong ban quản lý, cũng như các quy định đối với nhân sự trong ban quản lý được làm rõ hơn phần nào trong quyết định hội đồng quản trị trong phụ lục của bài viết.

♦ Công tác quản lý thời gian tiến độ của dự án: Tiến độ của dự án được lập trong kế hoạch tiến độ công việc của ban quản lý dự án là thực hiện quản lý tiến độ sao cho dự án hoàn thành đúng như kế hoạch đã lập tuy nhiên dự án đã không hoàn thành vào tháng 7/2007 đúng như kế hoạch mà tới tận tháng 5/2008 dự án mới hoàn thành cơ bản cụ thể các giai đoạn thực hiện dự án như sau

-Giai đoạn chuẩn bị dự án thực hiện từ đầu năm 2005 tới quý II năm 2005

-Tuy nhiên giai đoạn thực hiện dự án không được thực hiện ngay khi giai đoạn chuẩn bị hoàn thành tới tận tháng 1/2006 dự án mới đi vào thi công

Giai đoạn khởi công xây xong móng từ tháng 01/2006 – 02/2007 Giai đoạn hoàn thiện phần thô từ 02/2007 – 10/2007

Giai đoạn cơ bản hoàn thiện dự án 10/2007 – 05/2008

- Giai đoạn nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động từ 05/2008 – 06/2008

Sở dĩ có sự chậm trễ của tiến độ dự án so với kế hoạch như vậy là do các quy định của nhà nước có sự thay đổi trong thời gian thực hiện dự án so với thời gian xây dựng kế hoạch cho dự án, những quy định của nhà nước làm thay đổi chi phí của dự án vì vậy cần có thời gian dự án điều chỉnh lại chi phí và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt

Chậm tiến độ của dự án một phần là nguyên nhân thuộc về ban quản lý dự án khi nhân sự của ban quản lý còn mỏng một số thời điểm của dự án không đáp ứng được khi cùng một lúc nhiều hạng mục thực hiện điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi tiến độ của dự án, tuy nhiên việc thiếu nhân lực chỉ xảy ra cục bộ trong một khoảng thời gian ngắn khi tiến hành dự án vì vậy cũng không gây khó khăn nhiều cho dự án.

Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ của dự án đó là đây là dự án nguồn vốn nhà nước công ty không hoàn toàn chủ động trong công tác quản lý tiến độ hay chi phí mọi sự thay đổi dù lớn hay nhỏ cũng đều phải trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt, sau đó mới thực hiện được, các thủ tục rườm rà liên quan tới dự án phần nào làm chậm tiến độ của dự án và xử lý không được kịp thời.

Việc quản lý tiến độ của ban quản lý dự án trong dự án này đa phần chỉ là công tác thực hiện các hạng mục, thuê nhà thầu, đôn đốc việc thực hiện giám sát nhà thầu sao cho các hạng mục diễn ra theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, các tác động tới dự án làm cho chi phí và tiến độ dự án không hoàn thành được mục tiêu, việc ban quản lý cần làm ở đây đó là thực hiện phân tích các tác động đo lường ảnh hưởng của các tác động tới dự án đưa ra các phương hướng giải quyết cho dự án trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tiếp tục thực hiện quản lý dự án theo các thông số đã điều chỉnh.

♦Quản lý chất lượng: Chất lượng của dự án được thể hiện trên các con số về các căn hộ mà dự án thực hiện. Các căn hộ được xây dựng là khu tái định cư đền bù giải phóng mặt bằng vì vậy chất lượng của dự án phải đảm bảo các yêu cầu đề ra không chỉ về chất lượng theo các quy định của công ty mà còn của nhà nước, cũng như các yêu cầu của các hộ gia đình được đáp ứng đầy đủ. Vì đây là dự án xây dựng các khu nhà cho theo các yêu cầu để là khu nhà ở cho đối tượng chính sách vì vậy chất lượng dự án luôn được đạt lên hàng đầu

♦An toàn lao động và môi trường của công trường thi công: Các tiêu chuẩn an toàn dự án được thực hiện theo các quy định của công ty và nhà nước cũng như những quy định mà công ty đưa ra cho dự án, các quy chuẩn an toàn. Tuy nhiên dự án nhà 11 tầng NOCT là dự án vốn nhà nước các công tác thi công xây dựng các hạng mục hoàn toàn thuê các nhà thầu bên ngoài vì vậy công tác quản lý an toàn của ban quản lý dự án chỉ là giám sát các nhà thầu có thực hiện đúng các tiêu chuẩn mà nhà nước và công ty đã quy định đối với dự án đó không? Và có các biện pháp phạt nhà thầu nếu không chấp hành, hay thưởng với các nhà thầu làm tốt công tác này.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG INTRACOM (Trang 46 -51 )

×