Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾTQUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 53)

CỦA NGÂN HÀNG MHB – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.2.1 Điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng

4.2.1.1 Điểm mạnh

Vị trí: MHB Cần Thơ nằm tại trung tâm quận Ninh Kiều, là một quận lớn của thành phố Cần Thơ, tập trung nhiều công ty và doanh nghiệp lớn của thành phố, đây còn là nơi tập trung đông dân cư, có nhiều loại hình hoạt động phong phú và đa dạng khách hàng. Đây

là nhân tố giúp cho Ngân hàng có nhiều khách hàng đến giao dịch, có khả năng tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn và cho vay đối với các thành phần kinh tế.

Uy tín: MHB Cần Thơ là một Ngân hàng được thành lập khá lâu ở Cần Thơ, do đó Ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống lớn và ổn định. Sự hiểu biết của khách hàng đối với Ngân hàng và ngược lại ngày càng rõ ràng, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Đó là yếu tố thuận lợi của MHB Cần Thơ so với các Ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn, đặc biệt là đối với các Ngân hàng còn non trẻ, chỉ mới thành lập trong một vài năm gần đây. Việc hiểu biết rõ ràng đối với khách hàng là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, sẽ giúp Ngân hàng thuận lợi trong công tác thẩm định và quyết định cho vay.

Bên cạnh đó thương hiệu cũng chính là điểm mạnh của Ngân hàng. Thương hiệu của Ngân hàng không chỉ được các tổ chức tín dụng trong nước biết đến mà còn được các tổ chức tín dụng nước ngoài biết đến rất nhiều.

Một điểm mạnh khác nữa của Ngân hàng chính là mức lãi suất huy động vốn và cho vay của Ngân hàng rất linh hoạt và hấp dẫn. Linh hoạt ở chổ là tuỳ theo sự biến động của mức lãi suất thị trường hoặc theo thoả thuận của khách hàng cho từng món vay mà Ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho vay của mình cho phù hợp. Còn hấp dẫn ở chổ lãi suất của Ngân hàng tương đối thấp.

Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tiếp xúc, thu hút khách hàng và một số chuyên môn nghiệp vụ khác. Những cán bộ này thường xuyên được tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phù hợp với tình hình mới của thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có một đội ngũ cán bộ trẻ, rất năng động và sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý. Gần đây nhất là sự phân tách phòng nghiệp vụ kinh doanh thành 3 phòng: phòng quản lý rủi ro, phòng hỗ trợ khách hàng, phòng kinh doanh. Sự phân chia này giúp Ngân hàng quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của Ngân hàng và thu hút được ngày càng nhiều khách hàng nhờ sự quan tâm đến mức độ hài lòng của khách hàng và hỗ trợ những thông tin cần thiết cho khách hàng. Giữa các phòng ban luôn kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và đoàn kết nội bộ để hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Các nhân viên Ngân hàng luôn nhiệt tình và vui vẻ trong công việc. Do đó đã tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tạo cơ chế tốt nhất để nâng cao tính độc lập, khách quan trong hoạt động, nhằm không những kiểm soát rủi ro mà còn kiểm soát được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Khả năng thu hồi nợ, kiểm soát nợ xấu của Ngân hàng tốt, thấp hơn mức mà NHNN qui định là dưới 3%. Công tác huy động vốn và doanh số cho vay tăng dần qua các năm.

Là một trong số ít Ngân hàng được lựa chọn tiếp nhận các nguồn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế và là một trong những Ngân hàng hàng đầu trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án cho vay ủy thác của các nhà tài trợ quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World bank), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cơ quan phát triển Pháp (AFD)… Đây là nguồn vốn dài hạn có tính ổn định khá cao và phù hợp với trọng tâm của MHB là đầu tư cho lĩnh vực cho vay nhà ở và cơ sở hạ tầng.

4.2.1.2 Điểm yếu

Bên cạnh những thuân lợi trên, Ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn.

Tuy đã chuyển sang hướng đa dạng hóa khách hàng nhưng trong tiềm thức của khách hàng, Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL là Ngân hàng cho vay để xây dựng và sửa chữa nhà. Nên khi có như cầu vốn về hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thì họ nghĩ đến ngân hàng Nông Nghiệp; hay khi nghĩ đến các khoản vay lớn phục vụ mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh thì khách hàng thường nghĩ đến ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (BIDV). Do đó, hiện tại vẫn còn hạn chế số khách hàng mới đến giao dịch tại Ngân hàng.

Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vì vậy những biến động của thị trường trong thời gian vừa qua, chủ yếu do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008 đã khiến cho không ít doanh nghiệp, công ty kinh doanh phá sản. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ tuy nằm tại trung tâm của quận Ninh Kiều, nhưng Ngân hàng lại không nằm trên những trục đường chính của quận và cơ sở vật chất của Ngân hàng chưa được khang trang so với một số ngân hàng trên cùng địa bàn. Vì vậy, có nhiều khách hàng không biết đến Ngân hàng.

Hoạt động marketing chưa đủ mạnh. Kinh phí để thực hiện các hoạt động như: quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên tivi, trên các báo đài và các hình thức tiếp thị khác của Ngân hàng là rất hạn chế. Đó là những nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn

huy động tại chổ của Ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay và Ngân hàng phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở.

Nguồn nhân lực của Ngân hàng còn tương đối ít. Do đó một các bộ tín dụng có thể đảm nhận rất nhiều việc gây quá tải. Chính vì thế đôi khi có thể dẫn đến chất lượng và hiệu quả không được tốt.

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng còn tương đối mỏng. Hiện tại mạng lưới của Ngân hàng chỉ gồm một Chi nhánh và 3 phòng giao dịch, các phòng giao dịch này chỉ nằm ở những quận, huyện chính còn những tuyến xã, ấp thì chưa có. Chính vì vậy mà cũng làm cho hoạt động cho vay của Ngân hàng chưa thật triệt để.

Các sản phẩm của Ngân hàng khá đa dạng nhưng còn nhiều dịch vụ chưa có và hiệu quả ở một số sản phẩm còn chưa cao.

4.2.2 Cơ hội và thách thức

4.2.2.1 Cơ hội

Quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng cũng là một trong những cơ hội lớn đối với Ngân hàng. Chúng ta biết rằng kết quả của quá trình hội nhập quốc tế mang lại là rất lớn cụ thể như:

- Thứ nhất, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực Ngân hàng của Chi nhánh, có điều kiện khai thác các Ngân hàng nước ngoài về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo….

- Thứ hai, nhờ sự xuất hiện ngày càng nhiều Ngân hàng nước ngoài trên địa bàn buộc Chi nhánh Ngân hàng phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình bằng cách phải tự nâng cao trình độ quản lý, điều hành, phát triển và mở rộng các hoạt động, dịch vụ, sản phẩm... Từ đó, góp phần hạn chế rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Thứ ba là cũng chính quá trình mở cửa hội nhập mà chi nhánh Ngân hàng có điều kiện tiếp cận sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các Ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế.

Ngân hàng có một địa bàn hoạt động rộng lớn, bao gồm quận Ninh Kiều và một số quận lân cận như quận Cái Răng, quận Bình Thủy... Những khu vực này rất đông dân cư và tập trung đa phần các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh như: sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm; kinh doanh, mua bán xe; kinh doanh loại hình khách sạn... Cho nên nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch của Ngân hàng là rất lớn.

Dự án cầu Cần Thơ sắp hoàn thành, tình trạng giao thông được cải thiện rất nhiều. Đây là cơ hội giúp thu hút đầu tư, phát triển nền kinh tế của thành phố. Và là cơ hội cho hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng.

4.2.2.2 Thách thc

Trước những biến động bất thường của nền kinh tế về giá cả như: sự biến động về giá vàng, giá đất hay tỷ giá ngoại tệ... và về các dịch bệnh, thiên tai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Quá trình hội nhập cũng mang đến cho Ngân hàng rất nhiều thách thức, khi các qui định về các tổ chức tài chính được nới lỏng sẽ làm xuất hiện ngày một nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước trên địa bàn. Lúc này sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày một khốc liệt hơn bởi sự tranh giành thị phần. Từ đó, làm cho lợi nhuận của Ngân hàng sẽ bị giảm nếu như Ngân hàng không có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng đó.

Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là luôn là vấn đề nóng bỏng và thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà lãnh đạo. Và Ngân hàng MHB cũng không ngoại lệ, Ngân hàng phải luôn phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức từ các Ngân hàng đối thủ lớn trên cũng địa bàn như: Ngân hàng Vietcombank; Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn; ngân hàng Á Châu; ngân hàng BIDV...

Những rủi ro trong hoạt động cho vay cũng là một trong những thách thức lớn đối với Ngân hàng.

Ngân hàng hiện tại cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính Ngân hàng như: - Hạ tầng công nghệ Ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu, có nguy cơ tụt hậu so với các NHTM cổ phần, Ngân hàng nước ngoài, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ.

- Thiếu tương thích giữa trình độ công nghệ thông tin và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng.

- Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao

Mặc dù trình độ chuyên môn và trình độ quản lý được nâng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của Ngân hàng trong địa bàn thành phố chưa cao. Ngân hàng chưa thực sự hoạt động hết công suất vốn có của mình.

Những điểm mạnh (S)

1. Uy tín, thương hiệu, vị thế kinh doanh tương đối lớn. 2. Đội ngũ nhân viên tín dụng có năng lực cao

3. Lãi suất cho vay của Ngân hàng khá thấp và linh hoạt so với đối thủ

4. Cơ cấu tổ chức hợp lý, tương đối chặt chẽ

5. Khả năng thu hồi nợ tốt 6. Nhận được nguồn tài trợ ưu đãi

Những điểm yếu (W)

1. Giới hạn đối tượng khách hàng

2. Cơ sở vật chất chưa được khang trang, hiện đại

3. Mạng lưới phân phối mỏng

4. Hoạt động marketing còn yếu

5. Sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, đa dạng

Những cơ hội (O)

1. Những cơ hội từ quá trình hội nhập

2. Địa bàn hoạt động rộng 3. Dự án xây cầu Cần Thơ sắp hoàn thành, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn và cho vay của Ngân hàng

Phát triển thị trường cho vay (S2 + S3 + S5 + S6 + O3)

Giải pháp về hoạt động huy động vốn (O1 + O2 + O3 +W1)

Những thách thức (T)

1.Cạnh tranh giữa các Ngân hàng về tình hình huy động vốn và cho vay

2. Những rủi ro trong hoạt động cho vay

3. Những biến động của nền kinh tế

Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay (S2 + T2 + T3)

NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB

CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

Mặc dù vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng MHB Cần Thơ trong 3 năm qua có sự tăng trưởng, nhưng xét về tỷ trọng thì vốn huy động chiếm một tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn. Sau đây là một số giải pháp đề ra cho Ngân hàng:

- Phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng. Trang bị, mở rộng hệ thống ATM trên địa bàn thành phố, chủ yếu là tại các trung tâm lớn như chợ, siêu thị, trường học… đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ tạo ra nguồn vốn có chi phí thấp, thời gian dài để đầu tư trung và dài hạn.

- Tăng cường mở rộng quan hệ, nắm bắt thông tin về doanh nghiệp như: tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn... Đồng thời chuyển tải thông tin hoạt động của Ngân hàng, tạo mối quan hệ thường xuyên giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.

- Mở rộng mạng lưới trên địa bàn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch.

- Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng như: treo băng gon, áp phích, phát tờ rơi…

- Tạo niềm tin nơi khách hàng: Lòng tin là một trong những vấn đề sống còn của ngân hàng. Ngân hàng có huy động được vốn hay không là nhờ vào lòng tin của dân chúng. Tạo lòng tin nơi khách hàng là một biện pháp tổng hợp nhiều khía cạnh về cơ sở vật chất của Ngân hàng, về mức độ an toàn, hay phong cách phục vụ và trình độ của nhân viên...

5.2 GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY

Bên cạnh việc vận dụng những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn để huy động vốn ngày càng nhiều thì ngân hàng cũng phải nổ lực tìm những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị. Để làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

- Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng truyền thống, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm.

- Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Xét duyệt cho vay khách hàng trên cơ sở phân tích kỹ tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng.

- Đối với những khách hàng vay những khoản vay lớn và những khách hàng mới đến ngân hàng giao dịch lần đầu, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác thẩm định; xem xét kỹ và đánh giá chính xác phương án sản xuất, kinh doanh của họ. Trong suốt quá trình cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của họ.

- Cán bộ tín dụng phải vừa là nhân viên tín dụng vừa là người tiếp thị cho ngân hàng.

5.3 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO 5.3.1 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾTQUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)