Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾTQUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 33 - 35)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả. Vì thế, việc tìm hiểu đánh giá, xác định cơ cấu nguồn vốn giúp ngân hàng chủ động và kịp thời đưa ra những chiến lược huy động vốn tốt nhất cho từng thời kỳ.

Bảng 3: Tình hình cơ cấu nguồn vốn của MHB qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

So sánh 07/06 So sánh 08/07 Khoản mục 2006 2007 2008

Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 254.814 345.050 424.404 90.236 35,41 79.354 22,99

Vốn điều chuyển từ hội sở 389.659 529.186 659.234 139.527 35,8 130.048 24,57

Tài sản nợ khác 10.107 25.622 40.709 15.515 153,5 15.087 58,88

Tổng 654.580 899.858 1.124.347 245.278 37,47 224.489 24,94

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ)

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2006, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 654.580 triệu đồng, sang năm 2007 tổng nguồn vốn đạt

39% 59% 2% 38% 59% 3% 38% 58% 4%

899.858 triệu đồng, tăng 245.278 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 37,47% so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 1.124.347 triệu đồng, tăng 224.489 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 24,94% so với cùng kỳ năm trước. Ta xem xét tỷ trọng từng khoản mục vốn của chi nhánh qua biểu đồ sau:

Vốn huy động

Vốn điều chuyển

Vốn khác

Hình 2: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ từ 2006-2008

Từ biểu đồ trên ta thấy, khoản mục chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ địa phương và vốn điều chuyển. Trong đó, vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 55%) và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2006, vốn điều chuyển từ hội sở là 389.659 triệu đồng, sang năm 2007, nguồn vốn này tăng 35,8% (tương đương tăng 139.527 triệu đồng) so với năm 2006. Đến năm 2008, vốn điều chuyển tiếp tục tăng 24,57% (tương đương tăng 130.048 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Ta thấy, Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Điều này làm giảm tính chủ động của Ngân hàng trong hoạt động đầu tư và cho vay. Thêm vào đó, việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn điều chuyển còn khiến Ngân hàng phải gánh chịu thêm một khoản chi phí, do sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất từ việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Sự gia tăng chi phí gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả hoạt động của Ngân hàng.

Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là vốn huy động được tại địa phương (chiếm trên 35%) và khoản mục này có sự gia tăng qua 3 năm. Năm 2006, nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 254.814 triệu đồng. Sang năm 2007, vốn

Năm 2006

Năm 2007

huy động đạt 345.050 triệu đồng, tăng 35,41% (tăng 90.236 triệu đồng) so với năm 2006. Đến năm 2008, nguồn vốn này đạt 424.404 triệu đồng, tăng 22,99% (tăng 79.354 triệu đồng). Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh có sự gia tăng qua các năm do Ngân hàng đa dạng các hình thức huy động như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, gởi tiền tặng tiền... bên cạnh đó mức lãi suất huy động cũng rất hấp dẫn. Điều này chứng tỏ Ngân hàng vẫn luôn quan tâm, có định hướng và những chính sách huy động vốn kịp thời nhằm duy trì được khách hàng cũ, đồng thời mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng vẫn còn khá hạn chế do áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng thương mại khác trong cùng thành phố.

Khoản mục sau cùng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là các khoản vốn khác, bao gồm: thu nhập giữ lại, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, các khoản phải trả, hao mòn tài sản cố định... Các khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (dưới 4%) nhưng có xu hướng tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2006, nguồn vốn này là 10.107 triệu đồng. Sang năm 2007, nguồn vốn này tăng 15.515 triệu đồng so với năm 2006. Và đến năm 2008, tiếp tục tăng 15.087 triệu đồng so với năm 2007.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾTQUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)