Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Răng-Hàm giả của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nha Khoa DETEC-NSK (Trang 67 - 69)

I. CÁC GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH

3. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

3.1 Phương hướng hạ giá thành

Ngày nay, đôi khi người ta định giá sản phẩm không căn cứ trên cơ sở giá thành sản phẩm mà dựa trên thời cơ, cơ hội trên thị trường… Nhưng về cơ bản giá thành vẫn là một cơ sở quan trọng để định giá. Nếu như sản phẩm muốn có giá bán trên thị trường phải hấp dẫn khách hàng đảm bảo cho việc cạnh tranh về giá thì hạ giá thành sản phẩm là điều hết sức cần thiết và phải tìm mọi biện pháp để thực hiện.

Giá thành của sản phẩm bao gồm các chi phí trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp; các chi phí gián tiếp như chi phí phân xưởng, chi phí quản lý bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định… Do vậy muốn hạ giá thành sản phẩm cần phải tiết kiệm các khoản chi phí bộ phận đó như giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm các chi phí về khấu hao máy móc thiết bị, giảm chi phí gián tiếp.

3.2 Biện pháp thực hiện hạ giá thành

 Giảm chi phí nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm của Công ty đa phần được nhập từ nước ngoài thông qua các nhà cung cấp trong nước do vậy đây là một bất lợi cho Công ty vì phải lệ thuộc vào giá nguyên vật liệu, lệ thuộc vào nhà cung cấp.

Các biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu bao gồm:

Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, đây là việc làm tất yếu đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào. Tương ứng với mỗi điều kiện sản xuất nhất định sẽ có một hệ thống định mức sử dụng nguyên vật liệu phù hợp, khi điều kiện sản xuất thay đổi thì định mức cũng phải thay đổi theo. Để các bộ phận sản xuất quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu trước hết Công

ty phải rà soát lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với từng loại sản phẩm và điều chỉnh lại các chỉ tiêu này cho phù hợp. Nhưng trong thực tế các bộ phận sản xuất trong quá trình thực hịên còn dễ dãi và định mức chưa sát với thực tế.

Trong quá trình sản xuất, những tiêu hao lãng phí về nguyên vật liệu thường xảy ra là: rơi vãi, làm sai màu răng sứ nên làm lại sẽ tốn bột sứ, sản phẩm đúc xong hỏng không thu hồi được buộc phải làm lại sáp để đúc lại… Do đó cần nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong Công ty, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu... Ngoài ra, từng thành viên trong Công ty, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra sản phẩm cần tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề.

Với hiện trạng công nghệ và một số thiết bị lạc hậu tại Công ty hiện nay, đã dẫn tới tình trạng định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sửa chữa bảo dưỡng. Do đó trước mắt cần đẩy mạnh đầu tư thay thế một số loại thiết bị, máy móc được coi là lạc hậu cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng. Điều này còn tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính và chiến lược của Công ty. Mặt khác máy móc công nghệ hiện đại đòi hỏi đội ngũ lao động trực tiếp cũng như cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao hơn nên Công ty cần thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để họ có thể làm chủ được công nghệ từ đó sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao giá hợp lý đáp ứng thị hiếu khách hàng.

Theo lý thuyết chung, chi phí cố định bao gồm: chi phí sử dụng máy móc thiết bị, chi phí khấu hao tài sản cố định… Để giảm các khoản chi phí này Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

Tận dụng tối đa công suất của các lò nung sáp thành kim loại và lò nướng sứ tức là nung (nướng) cùng một lúc nhiều bán thành phẩm, không nên nung (nướng) ít đơn vị lẻ tẻ, tránh được hao mòn máy móc và tiết kiệm được thời gian. Điều chỉnh thời gian nung,nướng cho hợp lý cho từng sản phẩm. Không nên để máy mài (tỉa nguội) chạy liên tục vì chạy liên tục dẫn tới nóng máy. Sử dụng máy DEMCO tại bộ phận nguội nhựa thì sau khi công việc kết thúc cần lau chùi sạch sẽ tránh bụi bẩn khô dầu. Cần có lịch bảo dưỡng định kỳ tất cảc các máy móc thiết bị tại Công ty…

Đối với những loại tài sản cố định thừa, không cần dùng Công ty cần có chính sách chuyển nhượng hay bán. Thanh lý tài sản đã khấu hao hết, không dùng nữa để thu hồi… Bảo quản tốt tài sản cố định để giảm chi phí cho sửa chữa.

Như vậy biện pháp hạ giá thành sản phẩm thông qua giảm chi phí sản xuất bao gồm giảm chi phí nguyên vật liệu và giảm chi phí cố định áp dụng cho Công ty hiện nay là phương án hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Răng-Hàm giả của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nha Khoa DETEC-NSK (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w